Ngân hàng Dự trữ Liên bang vùng New York: Chỉ số giá bán của nhà sản xuất chạm mức cao kỷ lục ngay cả khi hoạt động kinh doanh xấu đi
Hoạt động kinh doanh tại Tiểu bang New York trong tháng Tám đã mở rộng với tốc độ chậm hơn đáng kể so với tháng trước, ngay cả khi giá đầu vào tăng mạnh và tốc độ tăng giá bán lập mức cao kỷ lục, thể hiện một bức tranh về điều kiện kinh doanh xấu đi kết hợp với áp lực lạm phát cao.
Khảo sát Sản xuất của Tiểu bang New York (Empire State Manufacturing Survey) hàng tháng của Ngân hàng Dự trữ Liên bang vùng New York, công bố hôm thứ Hai (16/08), cho thấy chỉ số điều kiện kinh doanh chung giảm 25 điểm xuống 18.3, cho thấy mức tăng trưởng nhưng chậm hơn đáng kể so với tốc độ thiết lập kỷ lục của tháng trước.
Các chỉ số trên mức 0 trong bất kỳ chỉ số nào của cuộc khảo sát – bao gồm các lĩnh vực như đơn đặt hàng mới, số lượng nhân viên và giá cả – cho thấy sự tăng trưởng.
Kết quả dựa trên một cuộc khảo sát hàng tháng với khoảng 200 nhà điều hành hàng đầu trong các ngành sản xuất khác nhau, điển hình là chủ tịch hoặc giám đốc điều hành. Chỉ hơn 1/3 số người được hỏi cho biết các điều kiện kinh doanh tổng thể đã được cải thiện trong tháng, trong khi 16% báo cáo rằng các điều kiện đã trở nên tồi tệ hơn.
Nhưng trong khi hoạt động kinh doanh tăng trưởng chậm lại trong tháng, giá đầu vào tiếp tục tăng mạnh, và tốc độ tăng giá bán đã lập kỷ lục mới.
Sau khi chạm mức cao nhất mọi thời đại là 76.8 vào tháng Bảy, chỉ số giá cả phải trả (mua) đã giảm ít hơn một điểm xuống 76.1 trong tháng Tám, vẫn tăng trong lịch sử. Chỉ số giá nhận được (bán) đã tăng 6.6 điểm lên 46 điểm trong tháng Tám, đạt mức cao nhất mọi thời đại.
Cả hai thước đo giá cả trước sáu tháng vẫn ở gần mức cao lịch sử của chúng. Thước đo giá đầu vào hướng tới tương lai tăng 1.8 điểm lên 66.4, trong khi thước đo giá bán 6 tháng trước giảm 5.4 điểm xuống mức vẫn còn cao 52.2.
Chỉ số đơn đặt hàng mới giảm 18 điểm xuống 14.8 trong tháng Tám, cho thấy mức tăng tương đối mạnh, trong khi chỉ số lượng hàng xuất xưởng giảm gần 40 điểm trong tháng xuống còn 4.4, cho thấy mức tăng trưởng là nhẹ.
Bình luận về cuộc khảo sát trong một bài đăng trên mạng xã hội là nhà kinh tế học Mohamed El-Erian, chủ tịch Trường Queens, Đại học Cambridge, người đã gọi những kết quả này đáng ngạc nhiên hơn so với những dữ liệu tệ hơn dự kiến trước đó.”
Ông viết: “Các đợt giao hàng, đơn đặt hàng và công việc yếu hơn cộng lại đã khiến chỉ số sản xuất của tiểu bang giảm xuống 18.3 trong tháng Tám (từ mức 43.0 cho tháng Bảy và mức đồng thuận là 28.5). Không rõ liệu đó là một số liệu cá biệt chỉ xảy ra một lần hay là dấu hiệu cảnh báo sớm về việc bị mất đà nói chung.”
Chỉ số số lượng nhân viên giảm 7.8 điểm xuống 12.8 trong tháng Tám, trong khi chỉ số nhân viên trung bình trong tuần giảm 5.1 điểm xuống 8.9, cho thấy sự gia tăng khiêm tốn về việc làm và số giờ làm việc.
Ông Jeroen Blokland, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của True Insights, một nền tảng nghiên cứu đầu tư, cho biết trong một tweet rằng, sự gia tăng đột biến trong thước đo giá bán phản ánh rằng “các công ty có sức mạnh định giá dồi dào, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.”
Cuộc khảo sát của Fed vùng New York được đưa ra trong bối cảnh lo ngại rộng rãi hơn về áp lực lạm phát trong nền kinh tế Mỹ, với các thước đo lạm phát như chỉ số giá của nhà sản xuất (PPI) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng mạnh trong những tháng gần đây.
Chỉ số PPI đã tăng cao hơn kỳ vọng trong tháng Bảy lên mức 7.8% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức tăng kỷ lục trong 12 tháng qua và củng cố thêm lo ngại về lạm phát giá tiêu dùng khi chi phí sản xuất cao hơn có xu hướng chuyển sang cho người tiêu dùng.
Lạm phát giá tiêu dùng theo năm, được đo bằng chỉ số CPI, ở mức 5.4% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng Bảy, giống với con số của tháng Sáu, là mức tăng đột biến cao nhất trong 12 tháng kể từ năm 2008.
Trong khi duy trì quan điểm cho rằng áp lực lạm phát sẽ giảm dần khi tình trạng rối loạn chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch ở mức trung bình, các quan chức Fed đã thừa nhận mối đe dọa của lạm phát và đang thảo luận về thời điểm bắt đầu rút lại các biện pháp kích thích (nền kinh tế) bất thường của ngân hàng trung ương.
Năm ngoái, Fed đã cắt giảm lãi suất chuẩn qua đêm xuống gần 0 và bắt đầu mua vào 120 tỷ USD mỗi tháng các Trái phiếu Kho bạc và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp để củng cố nền kinh tế.
Trong khi các nhà hoạch định chính sách của Fed đang thảo luận về cách thức và thời điểm bắt đầu quay trở lại các biện pháp trong thời kỳ khủng hoảng, họ đã coi việc phục hồi của thị trường việc làm là một điều kiện để có một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn. Sản lượng kinh tế đã hoàn toàn phục hồi trở lại mức trước đại dịch, nhưng sự phục hồi của thị trường lao động đang kéo dài.
Nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn có khoảng 5 triệu việc làm giảm so với trước khi bùng phát. Sau khi loại bỏ hơn 22 triệu việc làm trong hai tháng đầu tiên của đại dịch, nền kinh tế Hoa Kỳ kể từ đó đã phục hồi gần 17 triệu việc làm.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: