Nếu có một cuộc Chiến tranh Lạnh mới thì đó là chỉ thị của Bắc Kinh
Thượng nghị sĩ nhóm Độc Lập Hồ Nguyên Báo (Yuen Pau Woo) đã có bài diễn văn trước Hiệp hội Hữu nghị Canada – Trung Quốc hồi tháng 03/2021, trong đó ông than thở về tình trạng bang giao giữa hai nước này. Điều khiến ông ấy rất khổ tâm là một số người lập luận rằng đây là một cuộc chiến tranh lạnh có thể buộc Canada phải lựa chọn giữa Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ.
Ông nói, “Chính xác là chúng ta không ở trong tình trạng chiến tranh lạnh, thời kỳ mà dễ dàng đứng về phe khiến chính sách Trung Quốc trở nên quá thách thức.”
Nhưng cũng giống như trong Chiến tranh Lạnh với Liên Xô, một cuộc chiến tranh lạnh đã được tuyên bố – và không phải bởi Hoa Thịnh Đốn. Chế độ ở Bắc Kinh từ khá lâu đã đang bày tỏ mong muốn đi con đường này.
Phần lớn trong bài diễn thuyết mà ông Tập Cận Bình đọc hôm 01/07 để kỷ niệm một trăm năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông ấy đã ca ngợi di sản của “cuộc cách mạng dân chủ mới” của Đảng này và nói Trung Quốc phải “thực hiện một cuộc đấu tranh vĩ đại với nhiều đặc điểm đương đại.” Ông ấy tuyên bố rằng những thế lực ngoại bang mà cố gắng “bắt nạt” Trung Quốc sẽ “thấy chính mình đang trên đà đụng phải một bức tường thép vĩ đại.” Đây là lời hăm dọa thực sự đối với Hoa Kỳ và các đồng minh của nước này vì những nỗ lực buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm.
Bài diễn thuyết của ông Tập trước Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Trung Cộng hồi tháng 10/2017 cũng thể hiện quan điểm tương tự, nhưng có lẽ ít ngôn từ hiếu chiến hơn một chút. Tiên đoán về một kỷ nguyên mới của sức mạnh Trung Quốc, ông ấy cho rằng đó sẽ là “một kỷ nguyên chứng kiến Trung Quốc tiến gần hơn đến vũ đài trung tâm và có những đóng góp lớn hơn cho nhân loại” trên con đường tiến tới sự cách tân vĩ đại của đất nước. Ông ấy cũng đưa ra lời kêu gọi yêu cầu người dân Trung Quốc phải hành động, bảo họ ủng hộ “sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đảng và tham gia vào một cuộc đấu tranh ngoan cường.”
Những mục tiêu của cuộc đấu tranh kiểu này là phương Tây và những thành phần trong xã hội mà Đảng cho là hủ bại. Các khía cạnh của cuộc đấu tranh này bao gồm việc xây dựng quân đội Trung Quốc nhanh chóng và những chiến dịch “đồng hóa sắc tộc” chống lại người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng để bảo vệ Đảng khỏi các nhóm người “tìm cách lật đổ.” Chúng ta hẳn biết rõ rằng đây là một chế độ đã có lúc thực hiện các chính sách như là đặt ra các hạn ngạch tàn sát đối với “những người phản cách mạng,” như nhà sử học Frank Dikötter dẫn chứng tài liệu một cách không thương xót trong bộ ba cuốn sách của ông về sự thành lập của nước Trung Quốc cộng sản. Trung Cộng là một tổ chức mà về mặt lịch sử không biết giới hạn.
Trung Cộng đã trơ tráo thế này trong nhiều năm, thế nhưng người phương Tây có xu hướng phủ định cái hình thái tư tưởng mà đã là cốt lõi của chế độ này. Trong một bài viết gần đây cho The Hub, nhà nghiên cứu chính sách Sean Speer lập luận rằng thật sai lầm khi mô tả sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một cuộc chiến tranh lạnh vì nó “ít xung đột ý thức hệ hơn mà là cạnh tranh công nghệ nhiều hơn trong các lĩnh vực chiến lược như trí tuệ nhân tạo, sinh học, và chất bán dẫn.” Điều mà sự giải thích này bỏ sót là những gì ngay từ đầu khơi dậy các hành động của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ hiện tại: hệ tư tưởng Marx của Trung Cộng. Coi nhẹ yếu tố ý thức hệ là một sai lầm.
Trung Cộng chính trị hóa mọi khía cạnh của xã hội để liên tục duy trì tính hợp pháp của mình. Bị ám ảnh bởi sự sụp đổ của Liên Xô, ông Tập đã nhấn mạnh việc đổi mới hệ tư tưởng của Đảng và tẩy não các quan chức và dân chúng. Khi nói chuyện với các đồng chí của mình vào năm 2012, ông ấy đổ lỗi cho sự sụp đổ của Liên Xô là do “các lý tưởng và niềm tin của họ đã bị lung lay.” Để tránh chịu chung số phận như vậy, ông ấy một lần nữa khiến Đảng nắm quyền lực trung tâm, với việc không có sự tách biệt giữa đảng này và các công ty công nghệ hay quân đội của nó.
Cho nên, việc nhấn mạnh vào sự cam kết ý thức hệ truyền cảm hứng trong giới lãnh đạo Đảng về một cách tiếp cận tổng bằng không nghiêm khắc và thường là hoang tưởng đối với các vấn đề đối ngoại. Một trong những yếu tố mấu chốt bắt đầu Chiến tranh Lạnh là việc ông Joseph Stalin từ chối Kế hoạch Marshall, một hành động được truyền cảm hứng từ cam kết củng cố khối cộng sản và sự hoang tưởng của ông ta về việc nước Mỹ tư bản chủ nghĩa đang “nô dịch” Âu Châu. Những gì diễn ra tiếp theo sẽ leo thang chiều hướng đó sang Chiến tranh Lạnh.
Nhà sử học Robert Gellately giải thích trong cuốn sách “Lời nguyền của Stalin” của ông rằng, “Nếu Hoa Kỳ sẽ hưởng lợi theo cách nào đó ở Âu Châu, thì khi đó Liên Xô sẽ phải thua thiệt.”
Logic kiểu như vậy cũng khai trí cho sự tính toán của ông Tập. Bất chấp việc ông ta nói về nền hòa bình và sự hòa thuận, thì mục tiêu của mỗi bước đi ngoại giao mà Bắc Kinh thực hiện là cô lập Hoa Kỳ và đặt bản thân mình vào vị trí trung tâm. Bất cứ điều gì có lợi cho Hoa Thịnh Đốn và phương Tây theo bất kỳ cách nào sẽ được xem là đáng ngờ và là một cuộc tấn công vào “sự phát triển” của Trung Quốc.
Một cuộc chiến tranh lạnh rõ ràng là không ai thích, nhưng đó là điều đang diễn ra. Và không phải những người có thái độ hiếu chiến với Trung Quốc ở phương Tây đã theo đuổi cuộc chiến này – chính Trung Cộng đang đặt ra các điều khoản giao chiến. Ý định của họ [Trung Cộng] đã rõ ràng. Cuối cùng thì đã đến lúc chúng ta bắt đầu chú ý và chuẩn bị cho những gì sắp tới.
Quan điểm của tác giả trong bài viết này không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Shane Miller là một nhà nghiên cứu của Probe International.
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: