Năng suất lao động của Hoa Kỳ giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ cuối những năm 1940
Cục Thống kê Lao động (BLS) đã công bố báo cáo “Năng suất và Chi phí” hàng quý hôm 05/05, cho thấy năng suất lao động phi nông nghiệp giảm 7.5% -mức giảm nhanh nhất kể từ quý 3 năm 1947.
Báo cáo BLS chứng minh hai xu hướng đồng thời đã trở nên rõ ràng trong quý tài chính gần đây nhất. Một mặt, tổng số giờ làm việc đã tăng 5.5% kể từ quý 4 năm 2021. Tổng số giờ làm việc đã vượt qua mức của quý 4 năm 2019, lần đầu tiên kể từ khi virus Trung Cộng xuất hiện và các đợt phong tỏa tiếp theo trong quý 1 năm 2020.
Đồng thời, chỉ số sản lượng đã giảm 2.4% kể từ quý 4 năm 2021. Mặc dù mức này vẫn cao hơn 3.5% so với mức của quý 4 năm 2019, nhưng sự sụt giảm đáng kể sản lượng theo quý này kết hợp với mẫu số giờ làm việc nhiều hơn dẫn đến kết quả suy giảm hiệu quả được đo lường của lao động.
Theo BLS, năng suất phi nông nghiệp là thước đo giá trị lao động được tính “bằng cách chia chỉ số sản lượng thực tế cho chỉ số giờ làm việc của tất cả mọi người”. Do đó, tác động tổng hợp của việc làm nhiều giờ hơn và sản lượng ít hơn dẫn đến năng suất lao động giảm mạnh.
Mức sụt giảm 7.5% này trong năng suất phi nông nghiệp là mức giảm hàng quý nhanh nhất của chỉ số này kể từ sự sụt giảm của quý 3 năm 1947, thời điểm cuối năm đó trùng với việc thông qua Đạo luật Quan hệ Quản lý Lao động năm 1947. Luật này, hay còn được gọi là Đạo luật Taft-Hartley, đã hạn chế quyền lực của các nghiệp đoàn ở Hoa Kỳ, và có khả năng là đạo luật này là một phần lý do dẫn đến năng suất phi nông nghiệp cao hơn trong các quý tiếp theo.
Một điểm bất thường đối với kết quả về năng suất phi nông nghiệp của BLS là lĩnh vực sản xuất, nơi đã báo cáo năng suất lao động cao hơn trong quý gần đây nhất. Nguyên nhân là do tổng sản lượng tăng 5.7% hàng quý, đủ để bù đắp cho mức tăng 5.1% về số giờ làm việc.
Báo cáo này cũng đã ghi nhận mức tăng 11.6% hàng quý về chi phí lao động, khiến mức tăng hàng năm là 7.2%—mức tăng hàng năm cao nhất kể từ quý 3 năm 1982.
Bối cảnh cho những kết quả này là tổng sản lượng kinh tế sụt giảm hàng quý: Trong quý tài chính đầu tiên của năm 2022, sản lượng kinh tế giảm 1.4%, sau một năm tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Nếu mô hình này tiếp tục đến quý 2 năm 2022, nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ chính thức rơi vào trạng thái suy thoái. Các xu hướng bất thường trên thị trường lao động, chuỗi cung ứng, và lạm phát đều cho thấy một nền kinh tế vẫn chưa điều chỉnh về trạng thái bình thường kể từ sự choáng váng do virus Trung Cộng, với thị trường lao động phản ánh sự phục hồi phức tạp và [còn] lâu dài sau một thử thách chưa từng có về thất nghiệp hàng loạt khi bắt đầu đầu các đợt phong tỏa hơn hai năm trước.
Ông Nicholas Dolinger là một phóng viên kinh doanh của The Epoch Times và là người dẫn chương trình podcast “The Beautiful Toilet”.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: