Nạn mổ cướp tạng sống học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc
Lạm dụng cấy ghép tạng diễn ra ở khắp Trung Quốc
Quan hệ song phương giữa Canada và Trung Quốc đã rớt xuống tận đáy. Một cuộc khảo sát ý kiến do Nanos thực hiện trên khắp lãnh thổ Canada vào tháng trước cho thấy chín trên mười người dân Canada có cái nhìn “tiêu cực” đối với chính quyền Trung Quốc.
Cũng không có gì ngạc nhiên bởi có lẽ đó là hệ quả của một chuỗi các vấn đề vừa diễn ra như: “chính sách ngoại giao con tin” của Bắc Kinh về việc chính quyền này đã bắt giữ hai người Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor, hiện vẫn còn bị giam giữ trong hoàn cảnh nhà tù đầy khắc nghiệt nhiều tháng trời, hay như việc Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu dầu hoa cải, đậu và thịt heo từ Canada, và sự kiện Canada bắt giữ giám đốc của Huawei – bà Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu hiệp ước dẫn độ của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.
Về vấn đề Hồng Kông, chính phủ Trung Quốc đồng ý trao cho Hồng Kông vị thế đặc biệt theo Hiệp ước chung với Anh quốc vào năm 1984. Theo đó, Trung Quốc đã cam kết Hồng Kông có quyền “tự trị cao”; và tuyên bố rằng nền dân chủ, nền pháp trị, và nhân quyền cơ bản của Hồng Kông sẽ được giữ nguyên theo hình thức “một quốc gia, hai chế độ” trong suốt 50 năm sau đó.
Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh đã vi phạm một cách có hệ thống các cam kết của mình từ sau năm 1997 khi Hong Kong được trả về cho Trung Quốc. Chính quyền Hông Kông được Bắc Kinh chỉ định đã không trao cho Hong Kong quyền tự trị và nền pháp trị của hòn đảo đã không được đảm bảo. Điều này đã gây hại cho thành phố này, khiến một lượng lớn đầu tư nước ngoài và giao dịch thương mại lại rót vào Trung Quốc thông qua cửa ngõ Hong Kong nhờ hệ thống pháp lý đánh tin cậy (được biết là độc lập) của mình. Sách Trắng của Bắc Kinh xuất bản 2014 đề cập vấn đề Hong Kong thậm chí còn bác bỏ Hiệp ước chung.
Isaac Fish – một thành viên cấp cao của Trung tâm Xã hội Châu Á về quan hệ Mỹ – Trung cho biết: “Bắc Kinh tiếp tục khăng khăng đó chính là “dân chủ”, dù nó thiếu các cơ sở như bầu cử công bằng và tự do, truyền thông không kiểm duyệt hay nền tư pháp độc lập… Một trong những câu nói được ông Tập yêu thích nhất là “12 giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội” – vốn định nghĩa dân chủ chỉ đứng thứ hai xếp sau thịnh vượng quốc gia”.
Hệ thống pháp lý
Clive Ansley là một người Canada hành nghề luật tại Thượng Hải trong suốt 14 năm (cho đến năm 2004) cho biết: “Trung Quốc không hề có một hệ thống pháp lý theo đúng bất kỳ ý nghĩa nào. Nó là một hệ thống hoàn toàn không có thật, được đưa ra vào năm 1979 vì nhiều lý do nhưng không hề có mong muốn thực thi nền pháp trị… Trung Quốc là chính quyền cảnh sát tàn bạo. Quan điểm của chúng ta (về nạn cướp tạng) là dựa trên bằng chứng không thể chối cãi về những gì đang thực sự diễn ra… chúng ta có thể chứng minh các số liệu về số ca cấy ghép được thực hiện; chúng ta có thể chứng minh những con số này là không khớp với các nguồn được công bố, chưa kể đến cuộc tàn sát hàng loạt đàn áp những tù nhân lương tâm”.
Anh Cao Chí Sinh, một luật sư nhân quyền độc lập đã bị bỏ tù chỉ vì anh bảo vệ thân chủ của mình là những nạn nhân cần bảo hộ nhân quyền. Anh được đề cử giải Nobel hòa bình hai lần. Năm 2015, trong một cuộc phỏng vấn, anh Cao đã chia sẻ với AP rằng anh đã bị tra tấn và bị biệt giam ba năm từ 2010 đến 2013. Anh Cao cho biết: “Mỗi khi chúng tôi ra khỏi tù, chính là đối thủ của chúng tôi đã thất bại”.
Anh cho biết sở dĩ anh sống sót là nhờ anh đã luôn hy vọng vào đất nước Trung Quốc đổi thay và niềm tin vào Thần. Sự ủng hộ của anh đối với cộng đồng học viên Pháp Luân Công thể hiện qua việc anh đã cung cấp bằng chứng cho Tiến sĩ Manfred Nowak, một Báo cáo viên về tra tấn thuộc Liên hiệp Quốc vào năm 2006. Liên quan đến vấn đề nạn tham nhũng, anh Cao khẳng định: “Có gia đình nào của thành viên Uỷ ban Thường vụ Bộ chính trị xưa nay lại không giàu bằng cả một tiểu quốc gia không? Cuối cùng, dù là Mao, Đặng hay Tập, thì về khía cạnh logic chính trị, động cơ hay cách thức hoạt động thì họ đều là những chú chim khoác cùng một bộ lông, kết quả là sẽ tiếp dẫn các thảm họa lịch sử”.
Nạn lạm dụng cấy ghép
Trong suốt hai thập kỷ qua kể từ năm 2001, chính quyền Bắc Kinh đã chỉ đạo một mạng lưới mổ cướp nội tạng rộng lớn từ những tù nhân lương tâm – phần lớn là học viên Pháp Luân Công, một số khác là những người thuộc Tây Tạng, Thiên Chúa giáo, và Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Một số thống kê cho biết, có khoảng hai triệu người Duy Ngô Nhĩ bị bắt vào các trại giam, bị đem đi thử máu – yêu cầu chính cho mục đích cấy ghép tạng.
Vào giữa năm 2006, Liên minh điều tra về Đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc (gọi tắt là CIPFG) kêu gọi David Matas và tôi tham gia làm tình nguyện viên để điều tra những cáo buộc liên tục về nạn buôn nội tạng từ Pháp Luân Công. Chúng tôi đã phát hành hai báo cáo và một quyển sách có tên “Thu hoạch đẫm máu” và vẫn đang tiếp tục điều tra. Chúng tôi đã đưa ra kết luận: Có khoảng 41.500 ca cấy ghép thực hiện trong khoảng từ năm 2000 – 2005 tại Trung Quốc, và nguồn cung tạng không nghi ngờ gì là từ các tù nhân lương tâm học viên Pháp Luân Công là chủ yếu.
Kết luận của chúng tôi là “Cho đến hôm nay, vẫn còn tiếp diễn việc bắt bớ các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn để lấy tạng. Những nội tạng thiết yếu bị mổ cướp bao gồm gan, thận, giác mạc và tim, bị cưỡng đoạt để bán với giá cao. Nhưng với những người ngoại quốc ở các nước khác, họ thường phải chờ theo danh sách rất lâu mới có nội tạng được hiến tự nguyện”.
Các bằng chứng
Đây là 2 trong số 18 các loại bằng chứng dẫn đến các kết luận của chúng tôi:
- Các điều tra viên đã thiết lập các cuộc gọi đến các bệnh viên, trung tâm giam giữ, và các cơ sở khác ở khắp Trung Quốc, tự xưng là người thân của các bệnh nhân cần cấy ghép tạng và yêu cầu phải có nguồn tạng của học viên Pháp Luân Công. Chúng tôi đã thu thập được các băng thu âm, phiên âm và dịch thuật cho thấy phần lớn các cơ sở này đều đang buôn bán tạng từ học viên Pháp Luân Công.
- Các tù nhân Pháp Luân Công, sau này thoát ra được khỏi Trung Quốc, cho biết họ được tiến hành thử máu một cách hệ thống cùng các xét nghiệm nội tạng trong khi bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức ở khắp lãnh thổ. Chắc chắn những xét nghiệm này không thể được thực thi vì lợi ích sức khoẻ cho họ trong khi đang bị tra tấn, mà nó thực chất là những xét nghiệm cần thiết để thực hiện cấy ghép thành công và để xây dựng thành một ngân hàng của những người “hiến tạng” sống.
“Đại thảm sát” (The Slaughter)
Ethan Gutmann là tác giả của quyển sách xuất bản năm 2014 tựa đề: Đại Thảm Sát – “The Slaughter: Mass Killings, Organ Harvesting, and China’s Secret Solution to Its Dissident Problem,” (tạm dịch Đại thảm sát: Giết người hàng loạt, Thu hoạch nội tạng, và Giải pháp bí mật của chính quyền Trung Quốc xử lý các bất đồng quan điểm”) đặt rõ hoàn cảnh xảy ra của cuộc bức hại đối với các cộng đồng tu luyện Pháp Luân Công, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, và Thiên chúa giáo. Tác giả giải thích cách thức nào ông có thể ước tính chính xác nhất số lượng nội tạng bị thu hoạch từ tổng cộng 65.000 học viên Pháp Luân Công, 2.000 – 4.000 từ Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, và Thiên chúa giáo, trong giai đoạn từ 2000-2008.
Đại thảm sát – Bản cập nhật
Ông Matas, Gutmann và tôi đã có những thông tin cập nhật cho hai quyển sách chúng tôi đã xuất bản vào năm 2016 tại Washington, Ottowa và Brussels (truy cập thêm tại trang web của Tổ chức Chống cấy ghép tạng tại Trung Quốc – ETAC www.endorganpillaging.org)
- Cung cấp một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng về các chương trình cấy ghép tại hàng trăm bệnh viên khắp Trung Quốc, dựa trên các tạp chí y khoa, website bệnh viện, và những website đã bị xoá sổ trên dữ liệu lưu trữ.
- Chúng tôi rút ra kết luận một cách thận trọng là có ít nhất 60.000 ca cấy ghép mỗi năm được thực hiện tại Trung Quốc ở thời điểm thống kê giữa năm 2016, không phải 10.000 ca như chính quyền công bố.
- Chúng tôi cung cấp nhiều bằng chứng về hệ thống cấy ghép tạng do nhà nước chỉ đạo.
Ông Gutmann cho biết thêm: “Đối với chính quyền và truyền thông, bản cập nhật của chúng tôi đã chỉ ra một điểm rất rõ: Điều tra của chúng tôi được báo chí toàn cầu đưa tin, từ New York Times đến Daily Mail (Anh), trong lúc Quốc hội Hoa Kỳ và Nghị viện Châu Âu đã thông qua các nghị quyết gần như đều giống nhau vào mùa hè năm 2016 lên án việc nhà nước Trung Quốc đã thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm. Nói tóm lại, các cơ sở về y khoa của Trung Quốc không thể biện luận cho lập luận của mình”.
Các nhà lập pháp và chính phủ các quốc gia có thể làm gì?
Bỉ, Ý, Israel, Na-Uy, Tây Ban Nha, Đài Loan và các quốc gia khác hiện nay đã nghiêm cấm “du lịch cấy tạng” (tới Trung Quốc ghép tạng) tại các quốc gia của họ . Bác sĩ Jacob Lavee, một thành viên đã nghỉ hưu của Uỷ ban Đạo đức của Hiệp hội Cấy ghép (TTS), đã có phần trình bày với nhà báo Didi Kristen Tatlow của tờ New York Times, ông nói: “Tôi chỉ đơn giản là một bác sĩ mổ ghép tim người Do Thái, và là người sống sót sau thảm hoạ Holocaust. Nguyên nhân tôi dành nhiều thời gian như vậy cho sự việc này là vì tôi không thể im lặng khi chứng kiến một loại tội ác mới vô nhân đạo thế này… Tôi đã cố gắng nhưng cũng thất bại trong việc thuyết phục lãnh đạo TTS kiềm lại kế hoạch di chuyển của Đại hội TTS năm 2016, ban đầu theo kế hoạch sẽ được tổ chức tại Bangkok, Hongkong…”
Tháng 5 năm nay, Tổ chức theo dõi Nhân Quyền đã khuyến nghị chính quyền sử dụng luật Magnitsky và các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Bắc Kinh liên quan đến nạn mổ cướp tạng. Canada đã thống kê danh sách các quan chức bị cáo buộc có liên can đến các hành vi vi phạm nhân quyền và tham nhũng từ Nga, Venezuela, Nam Sudan, Myanmar, và Saudi Arabia, nhưng không quan chức nào trong danh sách từ Trung Quốc cả. Nếu người Mỹ, người Canada và nước khác thể hiện sự cam kết nhiều hơn với những giá trị của chúng ta, thì các thương vụ đáng sợ này sẽ có thể kết thúc nhanh.
Trung Quốc hiện nay
Phóng viên Joe Nocera đã viết cách đây vài năm trong tờ New York Times bản quốc tế rằng Trung Quốc hiện đang nợ 28 nghìn tỉ đô la”. Tờ Financial Times cũng có báo cáo các quỹ đầu tư và các tổ chức do nhà nước quản lý đã chi tiêu 200 tỉ đô la Mỹ để nỗ lực chống đỡ cho thị trường chứng khoán Thượng Hải. Tin tức của hãng Bloomberg đã báo cáo “tiếng đồn vang xa” nhất của ĐCSTQ là sự giàu có không tưởng của chính quyền này, và gia sản gia đình ông Tập được ước tính trị giá hàng chục triệu đô (2012).
Một nghiên cứu của Ngân hàng Quốc tế cách đây vài năm kết luận nạn ô nhiễm của Trung Quốc đã gây ra cái chết “có thể tránh” cho 750.000 người/năm. Khí thải nhà kính từ than công nghiệp bị đốt ở khắp cả nước. Gần nửa tỷ người dân Đại lục không có nước sạch để uống.
Ông David Schambaugh, Giáo sư thuộc Đại học George Washington, được Đại học Ngoại giao Trung Quốc bầu chọn là một trong 20 người theo dõi các vấn đề về Trung Quốc hàng đầu Hoa Kỳ. Ông tin rằng chúng ta đang chứng kiến “cái kết của chế độ cộng sản Trung Quốc”. Ông đã viết như sau: “Vào năm 2014, Viện nghiên cứu Hurun của Thượng Hải đã phát hiện 64% những cá nhân có tổng tài sản giá trị nhất (khoảng 393 triệu phú và tỉ phú) đang di cư và có kế hoạch di cư ra khỏi Trung Quốc. Những người Trung Quốc giàu có đang gửi con họ ra nước ngoài học với số lượng kỷ lục”.
Toà án Luân Đôn
ETAC đã công bố năm 2018 sẽ thành lập một toà án nhân dân độc lập để kiểm soát vấn đề thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm và để xác định tội phạm hình sự nếu có tham gia vào thu hoạch nội tạng cưỡng bức. Vào tháng 6/2018, toà án này, do Ngài Geoffrey Nice QC đứng đầu, ông là công tố viên tại toà án hình sự quốc tế thuộc Nam Tư cũ, đã phát biểu với thái độ nhất trí sau các phiên điều trần rằng “chắc chắn Pháp Luân Công là một nguồn – có thể là nguồn chính yếu – bị thu hoạch nội tạng cưỡng bức. Không có bằng chứng nào cho thấy là việc này đã chấm dứt và toà án bị thuyết phục rằng nó vẫn đang tiếp diễn”
Toà án này đã lấy được bằng chứng của hơn 50 nhân chứng, chuyên gia y tế, các nhà điều tra nhân quyền… Những người bị giết để lấy nội tạng là thành viên của các nhóm tôn giáo, ví dụ như Pháp Luân Công. Toà án này cũng được nghe qua các bài báo cáo về việc lấy thận từ những tử tù từ những năm 1970. Phần lớn các chứng cứ lại chỉ có từ năm 2000 trở đi.
Toà án cũng đưa ra đánh giá cuối cùng: “Kết luận cho thấy rất nhiều người đã chết một cách khó giải thích mà không có lý do bởi những kẻ mà hiện nay điều hành một đất nước có nền văn minh lâu đời nhất của nhân loại”.
Một số các khuyến nghị của Toà án:
- Uỷ ban chống Tra tấn Liên Hiệp Quốc cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trước đó: Trung Quốc nên uỷ thác một cuộc điều tra độc lập để chứng minh cho các cáo buộc một số học viên Pháp Luân Công (và Duy Ngô Nhĩ hiện nay) có thể đã bị lấy nội tạng cưỡng bức.
- Các liên bang khác, bao gồm Canada và Anh Quốc…, cần tạo ra và thực thi nghiêm khắc lệnh cấm du lịch qua Trung Quốc để cấy ghép tạng. Việc áp dụng luật pháp quốc gia nghiêm cấm du lịch cấy ghép tạng là rất cấp thiết, bởi vì các luật đơn lẻ của một số bang không thể giúp tội ác này kết thúc hoàn toàn.
Xin phép được mời tất cả các bạn tham gia Liên minh Quốc tế chống Lạm dụng cấy ghép tạng tại Trung Quốc tại đây: www.endorganpillaging.org
Xin cảm ơn các bạn!
Bạch Như (biên dịch)