Năm 2021 đấu đá nội bộ Trung Cộng sẽ lên đến cực điểm
Năm 2021 cuộc đấu đá nội bộ Trung Cộng có điểm đặc biệt là ‘3 liên hoàn’. Thứ nhất, quan chức địa phương các cấp sẽ tiến vào ‘cao trào của cuộc thay nhiệm kỳ (thay cán bộ)’. Thứ 2, thế lực các phái ra sức chống lại việc ‘thay đổi nhiệm kỳ’, vì chỗ ghế của ‘Đại hội đảng [Trung Cộng] toàn quốc lần thứ 20’ diễn ra vào năm 2022. Thứ 3, ‘Đại hội Trung Cộng toàn quốc lần thứ 20’ sẽ quyết định Tập đi hay ở. Do đó cuộc đấu tranh nội bộ năm 2021 sẽ hiển lộ ra những đặc điểm như tính toàn thể, tính cơ cấu, tính hệ thống. Đối với thế lực các phái của Trung Cộng mà nói, đây không phải cuộc chiến trong ngày một ngày hai mà là cuộc chiến cho cục diện 5 năm tới, làm sao có thể không dốc sức cho ván cờ này?
Đối với những chuyện này trong bụng Tập Cận Bình đã rất rõ, năm 2020 đã bắt đầu bố trí, mới bước vào tháng 1 năm 2021, đã phát đi 3 tín hiệu để cảnh cáo thế lực các phái.
Tín hiệu thứ nhất: Trong một tháng 3 lần đề ra năng lực ‘phán đoán chính trị, lĩnh hội chính trị, chấp hành chính trị’ Lần thứ nhất là tại Hội nghị đời sống dân chủ của Bộ Chính trị Trung ương vào tháng 12 năm ngoái, lần thứ hai là Hội thảo đặc biệt dành cho các lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, bộ vào ngày 11/01 năm nay, và lần thứ ba là Hội nghị toàn thể lần thứ 5 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương thứ 19 vào ngày 22/01 năm nay. Ba bài phát biểu này đều nhắm vào “thiểu số chủ chốt” trong đảng, tức là những người thực sự quyền lực. Tại sao ông Tập lại cấp thiết nhắc đến “ba năng lực chính trị”? Sở dĩ như vậy là bởi vì mặc dù mấy năm qua không ngừng hô hào “hai duy hộ” [1], nhưng trạng thái bình thường của quan trường đều là lá mặt lá trái, đâu đâu cũng là “người hai mặt”, ông Tập không còn cách nào khác, đành phải dùng 2 lá bài “rao giảng chính trị” và “chống tham nhũng” ra trận vậy.
Tín hiệu thứ 2: Hãy để mắt đến những “lãnh đạo cao nhất” [2]. Bản thân Trung Cộng là một tổ chức băng đảng, và các “lãnh đạo cao nhất” ở mọi cấp độ và mọi lĩnh vực hầu như đều là “vua của một vùng”: ra quyết định bằng một lời nói, sử dụng người bằng một câu, tiêu tiền bằng một chữ ký, và làm dự án bằng một tay. Các “lãnh đạo cao nhất” có thực quyền và dễ dàng đối phó chính quyền Trung ương. Cho nên mới có câu là “trên có chính sách, dưới có đối sách” và dẫn đến “các chính lệnh không ra khỏi Trung Nam Hải.” Đây là căn bệnh khó chữa của Trung Cộng, nhà cầm quyền tuy không thể diệt trừ tận gốc, nhưng cũng muốn “giết gà, dọa khỉ”.
Ngày 02/02, thông tin trên trang web của Ủy ban Giám sát Nhà nước thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Cộng cho thấy, năm 2020, các cơ quan kiểm tra, giám sát kỷ luật quốc gia đã lập hồ sơ để xem xét và điều tra 5,836 vị “lãnh đạo cao nhất” ở cấp quận trở lên. Nhìn rộng ra cả nước, sau Đại hội Trung Cộng lần thứ 19, trong số các cán bộ quản lý cấp trung bị bãi nhiệm, có hơn 100 người đang ở vị trí “lãnh đạo cao nhất”. Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường giám sát đối với một số ít quan chức chủ chốt các cấp, đặc biệt là các “lãnh đạo cao nhất”.
Tín hiệu thứ ba: “nghiêm túc thực hiện kỷ luật về thay đổi nhiệm kỳ ”. Vào tháng 1 năm nay, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Vụ Tổ chức của Ủy ban Trung ương Trung Cộng và Ủy ban Giám sát Quốc gia đã cùng ban hành “Thông báo về việc nghiêm túc thực hiện kỷ luật về thay đổi nhiệm kỳ và tăng cường giám sát việc thay đổi nhiệm kỳ”, thiết lập “mười điều cấm.” Tuy nhiên, việc “thay đổi nhiệm kỳ” có ảnh hưởng đến quyền lợi và tiền đồ của một bộ phận lớn cán bộ và là một “cuộc chiến đen” trong giới quan chức, không từ thủ đoạn nào thì làm sao “cấm” được. Ví dụ, trong vụ án hối lộ bầu cử đình đám một thời năm 2013 ở Liêu Ninh, trong số 619 đại biểu của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ XII của tỉnh Liêu Ninh thì đã có 523 đại biểu dính líu đến vụ nào đó. “Mười điều cấm” cũng chỉ là cái cớ để các phe phái Trung Cộng công kích lẫn nhau mà thôi.
Tập Cận Bình đã đưa ra ba tín hiệu này, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu nó có hiệu quả không?
Lợi ích là trên hết. Bản thân Trung Cộng đã nói: động chạm đến lợi ích còn khó hơn động chạm đến tâm hồn. Các phe phái của Trung Cộng vẫn phải tranh giành những gì cần tranh giành, như vị trí, quyền lực và lợi ích là đều không thể thiếu trong việc tranh giành. Điều này luôn xảy ra trong lịch sử Trung Cộng. Những người có thể leo lên các vị trí cao trong thể chế của Trung Cộng đều đã được kinh qua “khảo nghiệm” lâu rồi. Chữ “đấu” đã trở thành gen của Trung Cộng và các đảng viên của Trung Cộng.
Do đó, việc Tập Cận Bình phát đi ba tín hiệu này không phải là để ngăn chặn hoặc trừ bỏ được cuộc đấu đá nội bộ của Trung Cộng, mà là để khiến tất cả các phe phái tự kiềm chế, không đi quá giới hạn và lật úp bàn cờ. Nếu lật úp bàn cờ, mọi người không còn gì để chơi, đây là điều mà ông Tập lo lắng nhất.
Một biểu hiện rõ ràng nhất của những lo lắng của ông Tập là việc xử tử nhanh chóng Lại Tiểu Dân, cựu chủ tịch Hoa Dung Trung Quốc (từ khi kết án đến khi thi hành án chỉ có 24 ngày).
Kể từ khi ông Tập lên nắm quyền, đã làm rất nhiều quan tham bị ‘ngã ngựa’, trên thì đến cấp chính quốc gia, nhỏ thì đến trưởng thôn, nhưng số người bị kết án tử hình rất ít, vì sao Lại Tiểu Dân lại khó thoát? Điều này tất nhiên không phải vì ông Lại bị phát hiện nhận hối lộ và tham nhũng với số tiền hơn 1.813 tỷ NDT và sở hữu “hơn 100 ngôi nhà, với hơn 100 người quan hệ và có hơn 100 người tình”; mà đó là vì ông Tập muốn sử dụng Lại Tiểu Dân để răn đe các nhà tài phiệt Trung Quốc và gia tộc Tăng Khánh Hồng ở sau chống lưng cho ông Lại. v.v…
Về vấn đề này, một bài báo quan trọng trên kênh truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã đã viết ‘Tập Cận Bình trong một tháng đã 3 lần đề cập đến” ba thế năng lực chính trị”’ là có một thông điệp rõ ràng. Bài báo cho rằng ông Tập đã phân tích sâu sắc tình hình đấu tranh chống tham nhũng hiện nay và sử dụng một số vụ “móc ngoặc” để hình dung đặc điểm và tác hại của vấn đề tham nhũng. Vụ “móc ngoặc” đầu tiên là “các vấn đề chính trị và các vấn đề kinh tế đan xen vào nhau, đe dọa an ninh chính trị của Đảng, của đất nước. “Vì vậy, trước hết phải quán triệt nghiêm túc kỷ luật chính trị, tập trung điều tra, xử lý những vụ án tham nhũng đan xen lẫn cả vấn đề chính trị và kinh tế, kịp thời xác định và loại bỏ những “phái hai mặt “,” kẻ hai mặt” để loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn chính trị lớn.
Điều này cho thấy ông Tập đã cảm nhận rõ ràng mức độ nghiêm trọng của tình hình chính trị, nên đã kiên quyết xử lý Lại Tiểu Dân, chính là ông ta đã tranh ra tay trước, thể hiện rõ ràng lập trường và nỗ lực loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn chính trị, và đảm bảo rằng “ba liên hoàn” của năm 2021 sẽ tuân theo ý muốn của mình.
Tuy nhiên, ở đâu có lực, ở đó có phản lực. Bây giờ tình hình chính trị nghiêm trọng đến mức ông Tập sẽ không ngần ngại khai đao, thì sự phản pháo của các phe phái chống lại ông Tập đương nhiên sẽ cực kỳ mạnh mẽ. Mô hình “các ông trùm cùng thống trị” của Trung Cộng (cái gọi là 500 gia đình quyết định sự sống của Trung Quốc) cũng không thể cho phép cá nhân ông Tập chiếm hết lợi thế. Do đó, xung quanh vấn đề liệu ông Tập có được bầu lại trong “Đại hội đại biểu toàn quốc của Trung Cộng lần thứ 20” hay không, thì các phe phái cũng nhất định phải chơi một ván cờ với ông Tập. Lùi một bước mà nói, cho dù không thể ngăn cản việc tái đắc cử của ông Tập, thì cũng có thể dùng điều này để mặc cả với ông Tập, thậm chí tranh nhau từng bước để có được miếng ngon. Theo quan điểm này, việc cuộc đấu đá nội bộ của Trung Cộng ngày càng gia tăng vào năm 2021 là không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, vào năm 2021, có một nhân tố bất ổn lớn khác, đó là liệu dịch bệnh ở Trung Quốc có bùng phát trở lại hay không. Nếu trận dịch thứ hai bùng phát khắp nơi thì cái thể chế giống như thây ma của Trung Cộng khó mà giữ nổi, như vậy cuộc chiến nội bộ của Trung Cộng sẽ không có ý nghĩa gì khác ngoài việc tự thiêu.
[1] Duy trì và bảo vệ cho việc Tập Cận Bình là hạch tâm của Trung ương Trung Cộng, mang địa vị hạch tâm trong Trung Cộng; duy trì và bảo vệ cho quyền lực lãnh đạo thống nhất tập trung của Trung ương Trung Cộng
[2] Chỉ lãnh đạo cao nhất của các tổ chức, đơn vị…
Gao Yi
Sương Sương biên dịch
Xem thêm: