“N” lý do khiến ĐCSTQ không thể đại diện cho người dân Trung Quốc
Một năm trở lại đây, nhận thức và thái độ của chính phủ Mỹ đối với Trung Cộng phát sinh những chuyển biến rõ rệt, trong đó một dấu hiệu nổi bật và quan trọng nhất đó là việc tiến hành phân tích chính trị đối với Trung Cộng, nghiêm khắc tách khai [hai khái niệm] Trung Cộng và người dân Trung Quốc, từ đó chỉ ra một cách minh xác rằng Trung Cộng không thể đại biểu cho người dân Trung Quốc.
Ngày 23 tháng 7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ – ngài Mike Pompeo trong buổi diễn thuyết tại thư viện Nixon bang California đã biểu thị rõ thái độ của Hoa Kỳ, ông Pompeo phát biểu rằng: “Người dân Trung Quốc không phải đồng đẳng với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sự dối trá lớn nhất của ĐCSTQ là tự cho rằng nó là đại diện phát ngôn của 1.4 tỷ người dân nước này, sự sợ hãi của Trung Cộng đối với những ý kiến thành thật của người dân Trung Quốc còn hơn cả thù địch.”
Sự phân tách chính trị này của Chính phủ Mỹ hiển nhiên đã đánh trúng vào tim của “con rắn độc Trung Cộng” (vị trí 7 tấc chính là vị trí tim rắn – đây là một câu thành ngữ Trung Quốc: “Đánh rắn phải đánh vào tấc thứ 7”). Cơ quan phát ngôn của Trung Cộng – tờ Nhân dân nhật báo đã vội vàng đăng ba bài ngôn luận dài đáp trả lại 25 quan điểm của Mike Pompeo, trong đó đầu tiên tập trung công kích vào luận điểm “Sự dối trá lớn nhất của ĐCSTQ là tự cho rằng nó là đại diện phát ngôn của 1.4 tỷ người dân Trung Quốc”. Chính vì điều này mà bài viết này trên Nhân dân nhật báo chiếm một dung lượng rất dài, một lần nữa nêu ra luận điệu rằng ĐCSTQ “mãi mãi đại diện cho lợi ích căn bản của quảng đại quần chúng nhân dân Trung Quốc”.
Vậy rút cục thì Trung Cộng có thể đại biểu cho người dân Trung Quốc được không? Đối với vấn đề này, bản thân tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Mike Pompeo, Trung Cộng không thể đại biểu cho nhân dân Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng, phàm là người có hiểu biết về lịch sử của Trung Cộng và lịch sử Trung Quốc hiện đại thì đều sẽ đồng ý như vậy.
Sở dĩ Trung Cộng không thể đại diện cho nhân dân Trung Quốc, có thể dẫn ra N lý do cho việc này, trong đó lý do quan trọng nhất đó là sự thành lập của chính đảng Trung Cộng không phải là nguyện vọng xuất phát từ tự thân của người dân Trung Quốc, mà nó chỉ là “một đảng con” được cộng sản Liên Xô lập ra nhằm lật đổ chính phủ hợp pháp của Trung Quốc, thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới của Xô Cộng (Cộng sản Liên Xô).
Để nói rõ về vấn đề này, chúng ta hãy cùng điểm lại sơ qua về lịch sử hình thành của ĐCSTQ
Mao Trạch Đông từng nói: “Cách mạng tháng Mười như một tiếng pháo nổ đã đem chủ nghĩa Mác đến cho chúng ta.” Trên thực tế, điều được đem đến không chỉ có chủ nghĩa Mác, mà còn có cả đảng cộng sản.
Cũng giống như cựu Sa Hoàng trước đó, cộng sản Liên Xô cũng có dã tâm mãnh liệt bành trướng thế lực ra nước ngoài. Đối với Liên Xô mà nói, Trung Quốc không chỉ là một nước lớn có lịch sử lâu đời ở phương Đông mà còn là láng giềng quan trọng nhất của nó, đương nhiên sẽ trở thành đối tượng mà nó nhòm ngó tới. Vì vậy, sau khi thành lập không lâu, Liên Xô liền tích cực tiến hành việc thâm nhập vào Trung Quốc. Phương thức chính của nó là tìm người đại diện ở Trung Quốc để thành lập đảng cộng sản, lợi dụng đảng này để truyền bá tư tưởng “cách mạng của giai cấp vô sản”, từ đó đạt được mục đích tối hậu là sát nhập Trung Quốc vào phạm vi thế lực của nó. Mà cụ thể thực hiện kế hoạch này chính là tổ chức Quốc tế cộng sản – vốn là tổ chức bị Liên Xô khống chế.
Từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 3 năm 1919 tại Matxcova, Đại hội đại biểu cộng sản lần thứ nhất được Lênin triệu tập , thành lập nên tổ chức mang tên “Quốc tế cộng sản”, còn gọi là Quốc tế thứ ba. Thực chất tổ chức này là cơ quan chỉ huy của Liên Xô nhằm thực hiện việc bành trướng ra nước ngoài. Nó đứng trên và có quyền chỉ huy các tổ chức cộng sản ở các nước khác.
Tổ chức cộng sản các nước nằm dưới nó, phải tuân theo những mệnh lệnh của nó mà hành sự. Sứ mệnh của Quốc tế cộng sản là thành lập các cơ cấu chi nhánh của nó trên toàn thế giới, truyền bá và cổ động toàn thế giới tiến hành cách mạng vô sản, từ sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản tại từng nước mà lan đạt tới thắng lợi trên toàn cầu.
Tháng 3 năm 1920, Bộ chỉ huy trung ương cộng sản Liên Xô phê chuẩn thành lập “Nga Cộng (Bolshevik) Viễn Đông cục”, tại Vladivostok lại thành lập “Nga Cộng (Bolshevik) Vladivostok phân cục” do Voitinsky phụ trách, nhiệm vụ của cục này là chuyên môn tiến hành các công tác thâm nhập vào Trung Quốc. Không lâu sau đó, Trung ương Xô cộng thông qua bàn bạc với Quốc tế cộng sản, đã đạt được phê chuẩn của tổ chức này mà phát đi một điện báo tới phân cục Vladivostok thuộc cục Viễn đông Soviet, chỉ thị cho tổ chức này phái đi một đoàn đại biểu tới Trung Quốc.
Căn cứ theo những nghiên cứu của một học giả người Nhật và các đồng sự của ông này cho biết, đoàn đại biểu này của Soviet cử đi có 3 nhiệm vụ chính: một là, liên hệ với các đoàn thể chủ nghĩa xã hội đang ở tại Trung Quốc, chính thức tổ chức ra đảng cộng sản và thanh niên đoàn cho Trung Quốc; hai là, chỉ đạo công nhân Trung Quốc tiến hành vận động, thành lập ra các tổ chức công hội; ba là, tìm ra một số thanh niên tiến bộ Trung Quốc đưa đến Đại học Đông phương tại Matxcova để học tập, đồng thời tìm ra một số phần tử tri thức sang châu Âu học tập. Voitinsky năm đó 27 tuổi đã được lựa chọn làm người phụ trách đoàn đại biểu này. Trước khi khởi hành sang Trung Quốc, tổ chức này còn được giao một sứ mệnh nữa đó là: “Khảo sát khả năng về việc thành lập ban thư ký Đông Á của Quốc tế cộng sản tại Thượng Hải”.
Rất nhanh sau đó, những người này đã cải trang thành đoàn đại biểu ký giả đến Trung Quốc. Thông qua giới thiệu, đoàn đại biểu do Voitinsky phụ trách đã đến Bắc Kinh làm quen được với Lý Đại Chiêu – là người truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản đầu tiên tại Trung Quốc. Trong khi tiếp xúc với Lý Đại Chiêu, Voitinsky đã đề xuất rằng: “Trung Quốc nên thành lập một tổ chức cộng sản giống như Liên Xô”. Sau đó, Lý Đại Chiêu lại giới thiệu Voitinsky tới Thượng Hải để tìm gặp Trần Độc Tú – người dẫn đầu trong phong trào vận động văn hóa mới của Trung Quốc lúc bấy giờ. Tại Thượng Hải, Voitinsky đã cùng Trần Độc Tú thảo luận về vấn đề thành lập đảng cộng sản tại Trung Quốc. Tại đây, Voitinsky còn quen biết thêm được tổng biên tập báo Tinh kỳ bình luận – Đới Quý Đào, Thẩm Huyền Lư, Lý Hán Tuấn; chủ biên tờ Thời sự tân báo – Trương Đông Tôn. Voitinsky thường xuyên có những buổi bàn bạc bí mật với những người này tại nhà riêng của Trần Độc Tú và cũng thường hay gặp mặt họ tại chỗ của Đới Quý Đào.
Trong quá trình tiếp xúc với những nhân sỹ này, Voitinsky nảy ra ý định: “Cần đem các đầu báo như Tân Thanh Niên, Tinh kỳ bình luận và Thời sự tân báo kết hợp lại với nhau trở thành một đồng minh cách mạng cho cao trào vận động Ngũ Tứ, hơn nữa để cho người phụ trách những đầu báo này hợp tác với nhau, phát động việc thành lập ĐCSTQ hoặc là đảng xã hội Trung Quốc” (Theo Bao Huệ Tăng trích trong “Trước và sau đại hội lần thứ nhất của đảng). Sau khi tổ chức vài buổi tọa đàm, sau một thời gian ấp ủ, cuối cùng Voitinsky cũng đem ý tưởng thành lập đảng đem ra nói với mấy người đứng đầu các tòa soạn báo này. Hồi tưởng lại năm đó từng tham gia các hoạt động này – Viên Chấn Anh khi đó còn là sinh viên Văn khoa trường đại học Bắc Kinh cho biết thêm: “Tháng 5 năm 1920 Trần Độc Tú có hẹn tôi cùng Đới Quý Đào, Thí Tồn Thống, Trầm Huyền Lư, Trần Vọng Đạo, Lý Hán Tuấn, Kim Gia Phong, Du Tú Tùng, Diệp Thiên Đê, Lý Quý, Châu Phật Hải, Dương Minh Trai, Lý Đạt, Lưu Thiếu Kỳ cùng những người theo chủ nghĩa xã hội khác cùng nhau bàn thảo với đại diện phía Liên Xô về việc cách thức tổ chức ra đảng cộng sản”.
Châu Phật Hải nhớ lại cho biết: “Lúc đó có đại diện cục Viễn Đông của Quốc tế thứ ba là Voitinsky có mặt trong cuộc họp. Voitinsky nói: “Mặc dù trào lưu tư tưởng mới ở Trung Quốc đang lúc sục sôi, tuy nhiên thứ nhất: nó vô cùng phức tạp, có nào là chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa công đoàn, chủ nghĩa xã hội dân chủ, chủ nghĩa phường hội xã hội tuy nhưng không có cái nào đóng vai trò chủ lưu khiến cho cục diện trở nên rất hỗn loạn. Thứ hai là việc không có tổ chức. Người viết lách, nói lời suông thì nhiều nhưng người có hành động thực tế thì không có một ai. Tình thế này tuyệt đối không thể thúc đẩy việc tiến hành cách mạng ở Trung Quốc.” Kết luận của Voitinsky là muốn cho chúng tôi tổ chức ra một tổ chức mang tên “Đảng Cộng Sản Trung Quốc”. Thông qua mấy lần hội bàn sau đó, tổ chức cộng sản này đã được thành lập. Phía nam do Trọng Phủ phụ trách, phía bắc do Lý Thủ Thưởng (Lý Đại Chiêu) phụ trách, vốn dĩ gọi là “nam Trần bắc Lý” (dẫn theo “Vãng Hỹ Tập” của Chu Phật Hải).
Người từng đảm nhiệm chức vụ thư ký cho nhóm cộng sản ở Thượng Hải năm đó là Lý Đạt cho biết: “Vào lúc này, những sự vụ của “Đảng Cộng Sản Trung Quốc” bắt đầu đi vào quy củ. Voitinsky được cử đến Trung Quốc với nhiệm vụ liên lạc vốn dĩ không nắm được bất cứ lý luận nào, sau khi xem qua sự tình Trung Quốc liền nói tại Trung Quốc có thể tổ chức ra được đảng cộng sản bởi vậy những người gồm Trần Độc Tú, Lý Hán Tuấn, Trần Vọng Đạo, Trầm Huyền Lư, Đới Quý Đào mới chuẩn bị cho việc tổ chức ra ĐCSTQ.” (Dựa theo tư liệu của trong cuốn “Hồi ký về sự khởi đầu của ĐCSTQ và đại hội lần thứ nhất và thứ hai” của Lý Đạt).
Để tiến hành bước đi đầu tiên thành lập đảng, tháng 5 năm 1920 Trần Độc Tú thành lập ra hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác tại Thượng Hải. Tháng 8 năm đó, trên cơ sở của hội nghiên cứu này, Trần Độc Tú tiếp tục thành lập nên nhóm chủ nghĩa cộng sản. Học tập theo cách gọi tên của Liên Xô: người phụ trách nên được gọi là “Thư ký”, vậy nên Trần Độc Tú đã trở thành thư ký đầu tiên của nhóm “Cộng sản chủ nghĩa” tại Thượng Hải. Giờ đây khi đã có được được một “tiểu tổ” (nhóm nhỏ), lại có được một người thư ký cho “tiểu tổ” này, tổ chức đầu tiên của Trung Cộng đã hình thành tại Thượng Hải như vậy, đồng thời đây cũng là tổ chức đầu tiên khởi đầu cho sự thành lập của ĐCSTQ sau này.
Chỉ trong vòng nửa năm sau đó, tám tổ chức cộng sản liên tiếp được thành lập, bao gồm: Thượng Hải, Bắc Kinh, Vũ Hán, Trường Sa, Tế Nam, Quảng Châu, Pháp và Nhật Bản. Tuy rằng tên gọi của nó có sự khác nhau như: “Cộng sản đảng”, “Tiểu tổ cộng sản đảng”, “Cộng sản đảng chi bộ”, thậm chí có những tổ chức còn không có tên gọi tuy nhiên những tổ chức này đều thành lập trên hình mẫu của Liên Xô, đây đều là những tổ chức đầu tiên của ĐCSTQ.
Đầu năm 1921, Voitinsky nhận được mật lệnh về nước để đảm nhiệm vị trí mới. Trước khi trở về, Voitinsky đến Bắc Kinh thăm Lý Đại Chiêu và các thành viên của nhóm cộng sản Bắc Kinh. Có mặt trong cuộc gặp này năm đó có Trương Quốc Thọ, sau này đã hồi tưởng nhớ lại rằng: “Nhìn chung, Voitinsky khá bằng lòng với những hoạt động ban đầu của những người cộng sản Trung Quốc. Lần này, trên đường về nước Voitinsky đi ngang qua Bắc Kinh thu thập thông tin để báo cáo tình hình với Quốc tế cộng sản, trước khi lên đường Voitinsky biểu thị thái độ hy vọng những người cộng sản Trung Quốc nhanh chóng kết hợp với các tổ chức mà họ đã thành lập ở các nơi tiến hành đại hội toàn quốc đầu tiên của đảng cộng sản, chính thức thành lập đản cộng sản của Trung Quốc, đồng thời nhanh chóng gia nhập vào Quốc tế cộng sản, trở thành một chi bộ của tổ chức này.”
Tháng 1 năm 1921, khi Voitinsky còn đang ở Trung Quốc, để tăng cường sự lãnh đạo với phong trào cách mạng của các nước Viễn Đông, ban điều hành Quốc tế cộng sản quyết định thiết lập ban thư ký Viễn Đông. Bên dưới ban thư ký Viễn Đông có 4 bộ chính: Trung Quốc bộ, Triều Tiên bộ, Nhật Bản bộ, Mông Tàng bộ. Mỗi bộ này đều có sự tham gia của thành viên cộng sản của nước đó. Trong đó, nhiệm vụ của Trung Quốc bộ là giải quyết mối quan hệ giữa Cộng sản Trung Quốc và Quốc tế cộng sản, cập nhật và báo cáo tình hình với Cộng sản Trung Quốc và Liên Xô, đồng thời truyền đạt những chỉ thị của Quốc tế cộng sản đến Trung Quốc.
Trung Quốc bộ có hai người nhận lệnh Quốc tế cộng sản thuộc ban bí thư Viễn Đông đó là Voitinsky và một người cùng chung chí hướng phục vụ Liên Xô với Voitinsky tên là Trương Thái Lôi. Trương Thái Lôi là ủy phái viên được tổ chức tiền thân của ĐCSTQ phái đi làm việc tại Quốc tế cộng sản, trở thành đại biểu đầu tiên của tổ chức này làm việc tại Quốc tế cộng sản. Mặc dù lúc đó ĐCSTQ vẫn chỉ mới thành lập nên các nhóm nhỏ ở một số địa phương, vẫn chưa tiến hành đại hội toàn quốc, chưa chọn ra được ban điều hành trung ương, nhưng Trương Thái Lôi lúc đó lại không chỉ mang danh là đại biểu của ĐCSTQ mà còn dựa vào danh nghĩa là người thuộc trung ương ĐCSTQ mà tiến hành phát ngôn tại đại hội thành lập đảng cộng sản Triều Tiên.
Từ ngày 22 tháng 6 đến ngày 7 tháng 12 năm 1921, Quốc tế cộng sản triệu tập hội nghị lần thứ ba tại cung điện Kremlin, Trương Thái Lôi được cử làm đại biểu cho ĐCSTQ tham dự đại hội này. Trước khi bế mạc hội nghị, Trương Thái Lôi đại diện cho ĐCSTQ đã có bài phát biểu. Ở cuối bài phát biểu của mình, Trương Thái Lôi nói: “Trong phong trào cách mạng tất yếu của thế giới, Trung Quốc với tài nguyên phong phú và nguồn nhân lực khổng lồ sẽ trở thành công cụ của các nhà tư bản dùng để đấu tranh với giai cấp vô sản hay ngược lại sẽ trở thành công cụ của giai cấp vô sản đấu tranh chống lại giai cấp tư bản, điều này cần phải trông cậy vào ĐCSTQ, mà chủ yếu lại dựa vào sự ủng hộ của Cộng sản quốc tế mà định đoạt.” Tiếp đó Trương Thái Lôi cao giọng hô to: “Cách mạng thế giới vạn tuế!”, “Cộng sản quốc tế vạn tuế!”. Đây là lần đầu tiên một đại diện của ĐCSTQ chính thức phát biểu tại đại hội đại biểu của tổ chức Quốc tế cộng sản.
Lê Nin nhận định rằng điều kiện để chính thức thành lập đảng cộng sản tại Trung Quốc đã đi tới thời điểm chín muồi. Để tiếp tục thúc đẩy công tác thành lập đảng mà Voitinsky chưa hoàn thành, vào tháng 6 năm 1921 Mã Lâm (một người cộng sản Hà Lan thuộc ban điều hành của Quốc tế cộng sản) – người được Lênin trực tiếp giới thiệu đã đến Thượng Hải. Không giống với Voitinsky trước đó chỉ là đại diện của cộng sản Liên Xô, Mã Lâm là đại diện chính thức của tổ chức Quốc tế cộng sản – chức vụ cũng vì thế mà cao hơn Voitinsky rất nhiều. Hơn nữa Mã Lâm lại là người được Lênin đề cử trực tiếp.
Sau khi đến Trung Quốc, Mã Lâm đã nhanh chóng kết hợp với một người là đại diện của Ban thư ký Viễn Đông Quốc tế cộng sản cũng được cử đến cùng thời điểm đó – Nicolsky. Sau đó Mã Lâm còn tiến hành gặp gỡ bí mật với hai người là thư ký đại diện của nhóm cộng sản Thượng Hải lúc đó là Lý Đạt và Lý Hán Tuấn. Sau khi nghe báo cáo của hai người này, Mã Lâm kiến nghị cần nhanh chóng tiến hành đại hội đại biểu toàn quốc đảng cộng sản Trung Quốc, tuyên bố thành lập đảng cộng sản. Vậy nên, Lý Đạt đã gửi thư tới các nhóm cộng sản các nơi, yêu cầu mỗi nơi cử hai đại diện đến Thượng Hải tham dự hội nghị. Mã Lâm còn lấy ra lộ phí mình đem tới: phát cho mỗi thành viên đến tham dự 100 nhân dân tệ, khi trở về còn phát cho mỗi người 50 tệ.
Ngày 23 tháng 7 năm 1921, đại hội đại biểu đầu tiên của ĐCSTQ được khai mạc tại Thượng Hải, thành phần tham dự đều là phần tử tri thức, tuy nhiên lại không hề có một người công nhân nào.
Trong nghi thức khai mạc đại hội, Trương Quốc Đào tiến hành báo cáo tình tình trù bị trước đại hội và đề ra các vấn đề cần bàn thảo, đồng thời đọc thư mà Trần Độc Tú gửi đến. Tiếp đó, Mã Lâm có bài diễn văn thay mặt Quốc tế cộng sản. Mở đầu diễn văn, Mã Lâm liền nói: “Việc ĐCSTQ chính thức thành lập có ý nghĩa trọng đại với thế giới. Quốc tế cộng sản từ nay sẽ có thêm một chi bộ tại Đông Phương, Bolshevik Soviet có thêm một chiến hữu tại phương đông.” Là một thành viên của ban chấp hành Quốc tế cộng sản, Mã Lâm giới thiệu tới các thành viên tham dự đại hội về tính chất, bộ máy tổ chức và sứ mệnh của tổ chức Quốc tế cộng sản. Mã Lâm nhấn mạnh: “Tổ chức Quốc tế cộng sản không chỉ là liên minh của đảng cộng sản các nước, mà còn duy trì sự chỉ đạo và “được chỉ đạo” thống nhất cao độ trong mối quan hệ trên dưới đối với các tổ chức cộng sản các nước. Quốc tế cộng sản dựa vào tình hình cộng sản thế giới mà thống nhất chỉ đạo việc tiến hành đấu tranh của giai cấp vô sản các nước. Đảng cộng sản các nước là chi bộ của Quốc tế cộng sản.”
Sau khi Mã Lâm phát biểu xong, Nicolsky cũng có bài phát biểu. Sau khi gửi lời chúc mừng đến đại hội đại biểu lần đầu tiên này của Trung Cộng, Nicolsky giới thiệu về ban thư ký Quốc tế cộng sản Viễn đông vừa được thành lập, đồng thời kiến nghị về việc gửi điện báo về tiến trình hội nghị lần này của ĐCSTQ đến Quốc tế cộng sản.
Sau đó, đại hội bầu ra Trần Độc Tú là thư ký trung ương cục của Trung Cộng. Trần Độc Tú sau này đã tiết lộ rằng: “Trong đại hội đại biểu đầu tiên của Trung Cộng (gồm tất cả 13 đại biểu), vì khi đó bản thân tôi còn đang có việc tại Quảng Đông nên không tham gia được. Vì vậy việc đưa tôi ra làm tổng thư ký là căn cứ theo ý kiến chỉ đạo của Lê Nin từ Quốc tế thứ ba, Voitinsky được phái đến Trung Quốc để truyền đạt điều này. Liên Xô cho rằng vì giai cấp vô sản Trung Quốc vẫn chưa bước lên vũ đài chính trị nên chức vụ tổng bí thư đảng là cần tìm một người có tiếng tăm, có sức hiệu triệu lớn, vì vậy đã tìm đến tôi”. Căn cứ theo tài liệu “Cuộc sống trong ngục của Trần Độc Tú”, mãi đến ngày 21 tháng 11 năm 1989 khi tờ Thế giới nhật báo thông qua “Cương lĩnh đảng cộng sản Trung Quốc” thì văn kiện này cũng là do Moscow gửi đến Trung Quốc dưới dạng văn bản tiếng Nga và tiếng Anh, sau này mới được phiên dịch sang tiếng Trung.
Cương lĩnh đảng mà Trung Cộng thông qua trong đại hội đại biểu lần thứ nhất đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng phải “liên hợp với Quốc tế thứ ba”. Nghị quyết đại hội cũng quy định mỗi tháng cần phải gửi một bản báo cáo đến Quốc tế thứ ba; vào những thời điểm cần thiết, cần phải phái người đến sở thư ký Viễn Đông tại Irkutsk (Nga) để thương thảo với đại biểu cộng sản các nước về những sự việc liên quan đến liên hợp đấu tranh giai cấp. Một năm sau đó, đại hội lần thứ hai của Trung Cộng thông qua “Nghị quyết gia nhập Quốc tế cộng sản” càng chỉ ra rõ ràng rằng ĐCSTQ là một chi bộ của Quốc tế cộng sản. Một lần khi Trần Độc Tú và Mã Lâm phát sinh bất đồng ý kiến, Mã Lâm đã gửi một bức thư cho Trần Độc Tú nói rằng, nếu như ông là một đảng viên cộng sản chân chính thì nhất định phải nghe theo mệnh lệnh của Quốc tế thứ ba. Tuy rằng Trần Độc Tú có thể coi như là “cha đỡ đầu” của Trung Cộng khi đó nhưng vẫn phải luồn cúi và phụ thuộc vào mệnh lệnh từ “giáo đường” Quốc tế cộng sản.
Tổng kết lại phần trình bày phía trên có thể thấy rằng, không những cơ sở lý luận của ĐCSTQ là đến từ Liên Xô, mà ngay cả ý tưởng thành lập ĐCSTQ cũng là do Liên Xô và Quốc tế cộng sản căn cứ vào mong muốn của Lê Nin mà thúc đẩy thực hiện. Quá trình trù bị và thành lập chính thức của ĐCSTQ cũng là đặt dưới dưới bàn tay chỉ đạo của của các thế lực bên ngoài Trung Quốc mà tiến hành và hoàn thành từng bước, đến ngay cả tổng thư ký đầu tiên của đảng cũng là do Liên Xô và Quốc tế cộng sản chọn ra. Trong toàn bộ quá trình này, cho dù những công việc cụ thể đều do các “tín đồ” đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc thực hiện, tuy nhiên từ đầu đến cuối vẫn là do hai tổ chức vốn sẵn có dã tâm chính trị rất lớn với Trung Quốc là cộng sản Liên Xô và Quốc tế cộng sản chỉ đạo và dẫn dắt thực hiện.
Có thể thấy, ĐCSTQ quyết không phải do người dân Trung Quốc tự mình thành lập mà là được thành lập dưới sự can thiệp và chỉ huy trực tiếp của cộng sản Liên Xô và tổ chức Quốc tế cộng sản. Không hề khoa trương khi nói rằng: chính là người Soviet đã dùng tiền để trực tiếp hoạch định và chỉ huy những phần tử trí thức cấp tiến cánh tả thành lập nên ĐCSTQ. Trung Cộng khi vừa mới ra đời kỳ thực có thể coi nó như một chi bộ tại Á Châu của Quốc tế cộng sản, dựa dẫm vào cộng sản Liên Xô, điều nó tiến hành chính là mở ra con đường của chủ nghĩa đế quốc đỏ Liên Xô tiến về phía đông, điều nó nương nhờ vào là kinh nghiệm cướp chính quyền bằng bạo lực và kinh nghiệm chuyên chính vô sản; trên rất nhiều phương diện từ chính trị, tư tưởng cho đến đường lối tổ chức đều nghe theo mệnh lệnh từ phía cộng sản Liên Xô. Nó không chỉ là cầm tiền của Quốc tế cộng sản mà điều nó thực hiện cũng là làm việc cho Quốc tế cộng sản.
Thiết nghĩ, đích thị là một “đảng con” của Xô cộng như thế thì Trung Cộng làm sao có thể đại biểu cho người dân Trung Quốc được đây?!
(còn tiếp)