Mê mờ trên con đường hồng trần
Mỗi người có hơn 30,000 ý nghĩ mỗi ngày, 70% trong số đó là vô nghĩa. Phật gia giảng rằng chỉ trong nháy mắt con người sẽ sinh ra 320 nghìn tỷ ý nghĩ. Làm thế nào mà có nhiều ý nghĩ đến vậy được sinh ra? Chẳng lẽ có nhiều cái tôi đến vậy?
Phật giáo giảng rằng ý nghĩ (ý niệm) là một loại quả báo. Khoa học lượng tử khi phân tích vật chất đến tận cùng thì dường như không còn thấy gì nữa. Vật lý học khi nghiên cứu các vật chất nhỏ nhất, cực vi quan của vi quan thì khám phá ra rằng: Vật chất là hiện tượng sóng điện của ý nghĩ, và tất cả vật chất đều được tạo ra từ ý nghĩ. Các khoa học gia về cơ học lượng tử đề xuất quan điểm “dĩ tâm khống vật” (lấy tâm khống chế vật chất). Một ý nghĩ chính là một vũ trụ.
Tại sao máy dò nói dối có thể phát hiện ra tư duy của con người? Mỗi ý nghĩ đều là vật chất, những ý nghĩ như hút thuốc, uống rượu, ma túy, cờ bạc, cáu kỉnh, lo lắng, bồn chồn, chơi trò chơi điện tử, hoài nghi, oán hận… một khi xuất ra, sẽ chiêu mời những vật chất tương ứng. Ví dụ, một khi ý nghĩ về việc hút thuốc xuất hiện thì đồng thời xuất hiện vật chất hút thuốc, mỗi một chủng vật chất đều có linh tính, đều sẽ phát xuất tín tức khiến người ta muốn hút thuốc, và người hút sẽ cấp năng lượng cho vật chất hút thuốc đó.
Từ vi quan mà nhìn thì cấu trúc nhân thể là những lạp tử rời rạc tổ hợp thành hình thể con người, vật chất cũng là đạo lý đó. Một người hút thuốc càng nhiều thì vật chất hút thuốc càng ngày càng lớn mạnh, thậm chí lớn đến mức có cùng hình dạng giống với bản thân người ấy, giống như bóng với hình vậy, khiến người ta rất khó thoát ra khỏi nó. Những ý nghĩ khác cũng giống như vậy.
Vật chất ý nghĩ hình thành càng nhiều thì cái tôi hình thành càng nhiều, vật chất và cái tôi trộn lẫn và dính chặt với nhau, từng mảng đang bao vây tự kỷ người ta. Một khi tư tưởng bị ô nhiễm, bị can nhiễu, hỏi cái nào mới là tự ngã? Cái tôi thật sự là ở đâu? Vì vậy, cái khó của việc cai thuốc, cai rượu và cai nghiện chính là khó ở những vật chất đó, giống như con rắn quấn chặt vào thân, từ đó thao túng tư duy của con người. Con người còn tưởng rằng đó là những gì chính bản thân họ muốn, biến thành chiếc vòng kim cô mà họ tự tạo ra, rất khó để thoát ra được.
Những ý nghĩ tích cực như từ bi, thiện lương, khoan dung, cần mẫn, giúp đỡ người khác, lạc quan, kiên nhẫn, yêu thích vận động… cũng sẽ sản sinh ra vật chất tương đồng, sản sinh ra năng lượng tích cực, tích lũy thành hình, chính là có thể khiến cho hệ thống miễn dịch ở trạng thái hoạt động tốt nhất. Trong lúc khởi niệm động tâm, tập trung vào đó cũng là đang trong trạng thái “không tu Đạo mà ở trong Đạo” rồi. Những ý nghĩ ngẫu nhiên xuất hiện thì không lâu sẽ biến mất, vật chất này cũng không đủ để thành hình được. Những chủng ý nghĩ lệch lạc sau một thời gian dài sẽ trở thành cá tính hậu thiên. Đây chính là “Nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi” (Cái tâm của người thì nguy, cái tâm của Đạo thì vi tế). (Nguyên gốc: “Nhân tâm duy nguy, Đạo tâm duy vi, Duy tinh duy nhất, Doãn chấp quyết trung” – Kinh Thư III, Đại Vũ mô).
Những ý nghĩ tiêu cực sinh ra nhiều thì các chủng vật chất bất thiện hình thành càng nhiều, lấp đầy trường không gian của người ta, không chỉ cản trở hoạt động của hệ thống miễn dịch mà còn khiến con người hồn mê phách lạc. Những ý nghĩ tích cực và tiêu cực trộn lẫn với nhau càng nhiều thì càng khuấy động cao trào, lúc nổi lên lúc chìm xuống, khiến cuộc sống đầy màu sắc.
Vì vậy, có thật sự là chính bạn muốn hút thuốc, uống rượu, hay chơi trò chơi điện tử không? Lo lắng, trầm cảm, điên cuồng, tức giận… có phải là chính bạn không? Rất có thể bản ngã thực sự của bạn là bất động. Con người là anh linh của vạn vật, vậy mà lại bị thao túng một cách đáng thương bởi vật chất vi quan, đó cũng là lựa chọn của tự thân mỗi người. Chỉ có phân biệt giữa chân ngã và giả ngã, thanh lý đi những thứ rác rưởi, từ đó mà giác ngộ, thường xuyên thanh tỉnh cảnh giác, lấy lại quyền tự chủ bản thân, thoát khỏi những vật chất tiêu cực, tìm lại chân ngã mà thiên thượng đã cấp cho, mới có thể siêu phàm thoát tục.
Một thương nhân 71 tuổi sở hữu nhà máy sản xuất nọ. Từ nhỏ vì gia cảnh bần cùng, ông đã phải bỏ học đi chăn thả gia súc và làm việc trên đồng, vừa làm việc vừa cõng em, đôi lúc còn bị đứa em nhỏ đi tiểu trên lưng. Tuổi thơ ông gắn liền với mồ hôi hòa cùng nước tiểu. Đi qua tất cả những phong sương đó, bắt đầu từ con số không, ông đã sở hữu được ba công xưởng trong và ngoài nước. Đã là bậc tiền bối phong độ và sự nghiệp thành công mỹ mãn, nhưng ông vẫn chăm lo cho các anh chị em. Ngoài ra ông cũng biết quan tâm đến cuộc sống của các nhân viên, ông quyết định cung cấp miễn phí cho nhân viên loại gạo hữu cơ sản xuất trong trang trại của mình.
70 tuổi bắt đầu cuộc sống, thì nói bắt đầu cái gì đây? Sau khi kinh qua những gian nan và khốn khổ, đạt được thành công huy hoàng, nhưng một ý nghĩ bất cẩn lại có thể khiến người ta rơi xuống vực thẳm.
Người đàn ông đáng kính ấy mắc căn bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt và đi tiểu kém, tạo thành khó khăn rất lớn cho ông. Sau khi được gia đình và bạn bè giới thiệu, ông mới đi gặp bác sĩ chẩn đoán, mỗi lần đi trị bệnh đều có xe chuyên dụng đưa đón. Lần đầu tiên điều trị bằng châm cứu, việc tiểu tiện có vẻ tốt hơn một chút, sau đó rất nhanh lại không ổn nữa. Ông mới chỉ châm cứu một lần, chưa lập tức thấy được hiệu quả, liền chê cách trị liệu quá kém. Mặc dù người nhà tận lực khuyên rằng bệnh mãn tính thì không thể điều trị một lần là khỏi, nên ông mới quay lại tiếp tục trị liệu. Ông nói rằng kỳ thực tinh thần của ông đúng là tốt hơn, nhưng điều trị bằng châm cứu cần rất nhiều thời gian, và hỏi liệu uống thuốc thì có nhanh hơn không?
Sau khi tôi kê đơn, ông lập tức nhờ người đi kiểm nghiệm xem liệu trong đó có trộn lẫn thuốc tây nào khác không, và liệu có vấn đề về kim loại nặng vượt quá mức không? Mặc dù kết quả kiểm nghiệm rất tốt, vào lần kê đơn thuốc tiếp theo, ông vẫn gửi đi xét nghiệm. Sau đó, tôi ngừng kê đơn. Bệnh nhân cần tin tưởng và có thái độ thành khẩn với bác sĩ của mình! Châm cứu tự nó là vật chất, và nó cũng có linh tính. Càng nghi ngờ thì càng sản sinh lực cản trở, thuốc sẽ càng khó phát huy tác dụng, đối ứng với tần số xung động thì ý nghĩ và vật chất cũng sẽ sản sinh ra những dao động xung đột với nhau.
Ông đi trị liệu không đều, sau khoảng 3 tháng điều trị tôi không còn thấy ông nữa. Sau nửa năm, ông phải đi cấp cứu nhiều lần trong ngày, rồi bỗng nhiên đến lúc thở không ra hơi và tứ chi vô lực, ông không dám ở một mình và nóng nảy dị thường. Bác sĩ chẩn đoán ông bị chứng rối loạn hoảng sợ, ngay cả người nhà cũng bị quấy rầy bởi sự hoảng loạn của ông. Cuối cùng ông phải tiêm thuốc an thần, truyền dinh dưỡng qua khí quản, cả ngày nằm mê man trên giường, hơi thở yếu ớt, bị vật chất hoảng sợ nhấn chìm. Tôi tự hỏi: Thành công trong cuộc sống là gì đây? Phải đi đến cuối cùng mới biết được.
Có một vị bác sĩ ngoại khoa 42 tuổi có kinh nghiệm dồi dào và thể lực xung mãn. Anh là một danh y được cả bệnh viện và các bệnh nhân tôn trọng. Một thời gian dài anh phải thường xuyên đối diện với những cảnh tượng máu me trong phòng phẫu thuật, chịu áp lực nặng nề, đôi khi đã tận lực rồi nhưng vẫn bị người nhà bệnh nhân trách mắng. Các bệnh nhân được đưa đến và đưa đi, có người sống có người chết. Trời sinh trời diệt, cũng là Thiên đạo, bác sĩ làm được gì đây? Sau khi nhìn thấu được cảnh tượng thế gian, sinh tử ly biệt của con người, liệu anh có thức tỉnh, nhận ra được ý nghĩa nhân sinh hay vẫn đang trong lạc lối?
Vị danh y này mỗi ngày lê lết cơ thể mệt mỏi của mình về nhà, thường giống như lũ lụt vỡ đê, động một chút là nổi trận lôi đình, ném đồ, đêm đêm mất ngủ… Bác sĩ cũng chẳng hơn gì bệnh nhân! Sau nhiều lần nghe vợ khuyên giải thì anh mới đồng ý đến gặp tôi để trị bệnh. Vị danh y từ một người thân thể cao lớn, đẹp trai, giờ mang sắc diện hốc hác tiều tụy, giống như ông lão 60 tuổi. Vợ anh là một kiều nữ, cành vàng lá ngọc, đôi mắt mỹ lệ động lòng người, lại toát ra một nỗi lo sợ, giống như con chim sợ phải bị cung bắn.
Khi châm cứu, tôi nhấc ống quần và tay áo của anh lên và vô cùng ngạc nhiên khi thấy từng mảng chấm màu nâu, có một số gần như đen, hầu như không tìm thấy chỗ nào còn nguyên vẹn, một số thậm chí còn mưng mủ. Vị danh y tự cười nói đó là vì anh tự tiêm thuốc an thần đến mức không còn chỗ để tiêm nữa. Có lần anh vì quá bận rộn đã nhờ em trai đến lấy thuốc, người em trai đứng trước quầy lẩm bẩm: “Bác sĩ Tây y không thể tự chữa trị cho mình, phải chạy đi uống Trung y. Quái lạ thật! Làm sao có việc như thế?”. Từ đó trở đi, tôi không thấy vị danh y kia đến nữa.
Bệnh tình của anh diễn biến xấu đi, cuối cùng, do trầm cảm nặng không thể thực hiện phẫu thuật, cô vợ xinh đẹp cũng chia tay. Sau đó anh đổi nghề sang ngành thẩm mỹ, làm các tiểu thủ thuật, các kỹ năng y thuật vẫn được khách hàng tán thành. Nhưng anh vẫn không thể thoát khỏi chứng trầm cảm, trầm cảm càng ngày càng trầm trọng. Do dùng thuốc an thần liều cao trong một thời gian dài đã dẫn đến suy tim và phổi tích nước, nên dù đang ở tuổi 49, cái tuổi sung sức nhất thì anh lại từ biệt hồng trần. Lại một bi kịch xảy ra vì bị vật chất trầm cảm thấm đẫm và nuốt trọn.
Mỗi người đều có những “góc chết” trong suy nghĩ, tự mình không thể thoát ra được và những người khác cũng không thể tiến vào được, phải đợi đến khi chính họ tự thay đổi quan niệm mới có thể có chuyển biến tốt hơn. Có người giống như con nhím vậy, trên thân toàn gai dựng đứng, không chỉ tự đâm vào mình mà còn làm thương những người khác.
Mê mờ mãi trên đường hồng trần, ai có thể vượt thoát ra khỏi những tầng tầng ý nghĩ đầy quấy nhiễu như thế?
Thầy thuốc Trung y Ôn Tần Dong
Năng Nhẫn biên dịch
Xem thêm: