Một tổng kết nhỏ về mô hình trải nghiệm cận tử
Hàng ngàn ghi chép về những trải nghiệm cận tử đã khẳng định một số niềm tin sâu sắc nhất của nhân loại.
Hàng năm, có hàng ngàn người (“những người trải nghiệm”) sống sót sau gang tấc cận kề cái chết do bệnh tật hoặc do tai nạn hay do thương tích tự gây ra. Hầu hết trong số họ nhớ lại không có gì bất thường từ khoảnh khắc đó, nhưng một số ít khoảng 10-20 phần trăm ghi nhớ một trải nghiệm cận tử (TNCT). Kể từ năm 1975, khi sinh viên y khoa lúc bấy giờ, và giờ đây là bác sĩ tâm thần Raymond Moody đặt ra thuật ngữ TNCT trong cuốn sách mang tính đột phá của mình “Life After Life/ Cuộc sống Thế giới bên kia,” hàng trăm nghiên cứu đã tiết lộ các đặc điểm của trải nghiệm cũng như hệ quả của nó.
Trong TNCT, người trải nghiệm thấy họ — ý thức của họ — hoạt động ngoài cơ thể vật lý của họ. Trải nghiệm thường cho cảm giác thực, nếu không nói là siêu thực – tức là thực hơn thực tế khi tỉnh dậy thông thường. Một người trải nghiệm có thể nhận thức thế giới vật chất, thường là từ một vị trí phía bên trên cơ thể vật lý.
Nhận thức ở trạng thái đó là “siêu thường/ hơn mức bình thường” — nghĩa là mọi vật, con người, hình dạng và màu sắc xuất hiện như chúng ta thấy khi trong cơ thể vật lý, nhưng người đó có thêm các khả năng khác. Chúng bao gồm khả năng nhìn và nhìn xuyên qua các vật thể, biết những suy nghĩ chưa nói của những người ở gần, di chuyển tức thời với tốc độ của suy nghĩ, và di chuyển đến những nơi sxa khỏi cơ thể.
Những người khác nhận thức môi trường và các sinh vật có bản chất xuyên vật chất: nghĩa là, không phải thế giới vật chất. Môi trường bao gồm những cảnh vật siêu thường tương tự như trên Trái đất, ngoại trừ những đặc điểm khác thường, chẳng hạn như màu sắc không nhìn thấy được trên Trái đất và thực vật phát ra ý thức. Những sinh mệnh bao gồm những người thân yêu đã qua đời và những con người khác, cũng như các nhân vật tâm linh hoặc tôn giáo — một số có thể nhận dạng được, những người khác thì không — và họ giao tiếp bằng tư tưởng với người trải nghiệm.
Một sinh mệnh thường gặp là một sinh mệnh ánh sáng, người toát ra một tình yêu mà những người trải nghiệm nói rằng không có người tương tự trên Trái đất. Thường khi có sự hiện diện của sinh mệnh này, người trải nghiệm có một sự nhìn nhận lại toàn bộ cuộc đời của họ (đồng thời xem xét và trải nghiệm lại mọi khoảnh khắc trong cuộc đời của một người), đồng thời với tất cả những người mà người trải nghiệm đã tương tác — nghĩa đen là tận mắt biết được hành động của họ ảnh hưởng đến từng người như thế nào.
Hoặc họ có thể nhận thức được cả hai — thường là thế giới vật chất trước, sau đó là xuyên vật chất — nhưng có thể theo bất kỳ thứ tự nào hoặc thậm chí cả hai cùng một lúc, chẳng hạn như một phụ nữ có TNCT xảy ra khi tim cô ngừng đập trong khi phẫu thuật và, từ một vị trí bên ngoài cơ thể vật lý của mình, cô đã hoàn toàn ý thức và nhìn thấy các linh hồn trong phòng phẫu thuật.
TNCT có phạm vi từ tương đối đơn giản, chỉ với một hoặc hai đặc điểm không phức tạp, đến phức tạp, với nhiều đặc điểm phong phú và chi tiết. TNCT càng phức tạp, người trải nghiệm càng có nhiều khả năng báo cáo những hệ quả về sau.
Về mặt tâm lý, các giá trị nhân sinh quan của người trải nghiệm có thể bị thay đổi, chẳng hạn như hoàn toàn mất đi nỗi sợ hãi về cái chết hoặc trở nên ít chủ nghĩa duy vật hơn và quan tâm hơn đến người khác và hành tinh của chúng ta. Về mặt tinh thần, những người trải nghiệm thường trở nên quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề tâm linh và có cảm giác liên tục kết nối với phạm vi xuyên vật chất. Về mặt thể chất, những người trải nghiệm có thể biểu hiện những thay đổi trong chế độ ăn uống và giấc ngủ của họ cũng như các thiết bị điện gần họ. Bóng đèn, điện thoại di động và máy tính có thể bị trục trặc thường xuyên hơn nhiều so với trường hợp của những người chưa trải qua TNCT.
Và về mặt xã hội, những người trải nghiệm thường thay đổi mối quan hệ với mọi người và tổ chức, cũng như với nghề nghiệp, hướng về công việc liên quan đến việc phục vụ người khác. Bởi vì, đối với hầu hết mọi người, TNCT là một sự chìm đắm đột ngột vào một hiện thực khác, quá trình dung hòa trải nghiệm với việc quay trở lại cuộc sống vật chất có thể là một thách thức và quá trình hòa nhập có thể mất nhiều năm.
Bản thân các đặc điểm của trải nghiệm — cũng như hệ quả về sau của nó — hiện đã được thiết lập rõ ràng thông qua hàng trăm nghiên cứu và vô số các báo cáo cá nhân.
Ngoài các đặc điểm và hệ quả là những tác động của những trải nghiệm này. Thông điệp “mang đi” nhất quán nhất từ những người trải nghiệm là cuộc sống của mỗi người đều có mục đích và mục đích chung là phát triển tình yêu thương và học hỏi kiến thức của con người. Một cuộc sống trải nghiệm khác trên Trái đất sẽ là gì nếu những nguyên tắc này hướng dẫn mọi thứ, từ các tương tác cá nhân trong từng thời điểm đến các chính sách của chính phủ.
Trong số các lý do mà các nguyên tắc đó chưa được “phổ biến” rộng rãi là câu hỏi về “thực tế” của những người TNCT. Ngoài cảm giác chủ quan điển hình của người trải nghiệm rằng trải nghiệm của họ là hoàn toàn có thật, bằng chứng nào tồn tại cho thực tế khách quan của họ?
Các nhà nghiên cứu đã giải quyết chủ đề này thông qua nghiên cứu một hiện tượng được gọi là “nhận thức sự thực.” Trong nhận thức sự thực, người trải nghiệm báo cáo rằng họ đã nhận thức được điều gì đó trong TNCT mà không thể nhận thức được thông qua các phương tiện thông thường, khi xem xét tình trạng và vị trí cơ thể vật lý của họ và điều đó không thể suy ra từ những gì người trải nghiệm biết tại thời điểm TNCT của họ. Hơn 100 trường hợp kiểu này đã được Titus Rivas, Anny Dirven và Rudolf Smit biên soạn trong một cuốn sách xuất bản năm 2016 có tựa đề “Bản thân không chết: Hiện tượng huyền bí đã được xác minh từ những trải nghiệm cận tử.” Dưới đây là ba trường hợp minh họa.
Trường hợp 3.1 Quan sát một trường hợp bị Cắt cụt chi
Jean-Jacques Charbonier, bác sĩ gây mê người Pháp của Đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) tại Phòng khám Capio vùng Saint-Jean Languedoc, ở Toulouse, Pháp, được biết đến với công trình nghiên cứu về TNCT và cuộc sống sau khi chết. Trong bộ phim tài liệu “Khởi hành không đúng lúc: Trải nghiệm cận tử” (bản dịch của bộ phim tài liệu tiếng Pháp “Faux Départ — Enquète sur les EMI/ NDE),” ông đề cập đến một trường hợp liên quan đến một bệnh nhân của ông: “Tôi đã phẫu thuật một người phụ nữ được gây mê toàn thân. Và khi tỉnh dậy, cô ấy mô tả ca mổ của mình như thể cô ấy đang ở trên trần nhà. Không chỉ vậy, cô còn mô tả ca phẫu thuật diễn ra ở phòng mổ bên cạnh, một trường hợp cắt cụt một chân. Cô đã thấy cái chân; cô thấy họ bỏ cái chân vào một cái túi màu vàng. Cô ấy không thể nào phát minh ra điều đó, và cô đã mô tả nó ngay khi tỉnh dậy. Tôi đã kiểm tra sau đó, và cuộc phẫu thuật đã thực sự diễn ra ở phòng mổ kế bên. Một chân đã bị cắt cùng lúc với cô được gây mê và khi đó, cô ấy hoàn toàn đã bị ngắt kết nối với thế giới.” (Rivas và cộng sự, trang 58-59)
Trường hợp 6.5 Bệnh nhân trẻ tuổi của Elisabeth Kübler-Ross
Nhà tâm thần học và giải phẫu học nổi tiếng người Thụy Sĩ, Elisabeth Kübler-Ross, đã viết về quá trình hấp hối của trẻ nhỏ. Một trong những ví dụ mà cô trích dẫn liên quan đến một cậu bé bị hôn mê sau một vụ tai nạn xe hơi cùng với mẹ và anh trai Peter. Cậu bé đã thoát khỏi tình trạng hôn mê trong một thời gian ngắn và nói với bác sĩ Kübler-Ross, “Vâng, mọi thứ đều ổn. Mẹ và Peter đang đợi con.” Cậu bé mỉm cười mãn nguyện rồi lại hôn mê, từ đó cậu không bao giờ hồi phục lại nữa.
Kübler-Ross đã biết rằng mẹ của cậu bé đã chết tại hiện trường vụ tai nạn, nhưng theo những gì cô biết, anh trai Peter của cậu đã sống sót. Peter đã được đưa đến một bệnh viện khác trong tình trạng bỏng nghiêm trọng vì chiếc xe đã bốc cháy trước khi lực lượng cứu hộ kịp giải thoát cậu bé. Kübler-Ross quyết định sẽ liên hệ với bệnh viện đó để kiểm tra tình trạng của Peter. Tuy nhiên, khi cô chuẩn bị thực hiện cuộc gọi, cô nhận được một cuộc gọi từ bệnh viện đó thông báo rằng Peter đã chết vài phút trước đó.
Kübler-Ross tuyên bố đã chứng kiến tình trạng này nhiều lần trước đây, trong đó một đứa trẻ không được chứng kiến cái chết của một người thân yêu, nhưng vẫn nhận ra người này trong quá trình chết của chính đứa trẻ. Cô kết luận rằng cô không thể quy nạp trường hợp này chỉ đơn giản là may rủi. (Rivas và cộng sự, trang 152)
Trường hợp 8.2 Ralph Duncan
Trong cuốn sách “Bài học từ ánh sáng”, nhà tâm lý học xã hội và nhà nghiên cứu TNCT Kenneth Ring đã báo cáo một trường hợp chữa bệnh kỳ diệu. Vụ việc bắt nguồn từ Giáo sư danh dự Howard Mickel của khoa tôn giáo tại Đại học Bang Wichita ở Kansas. Mickel đã điều tra vụ án này kỹ lưỡng và kiên quyết đứng phía sau tính xác thực của nó.
Vào những năm 1970, một bệnh nhân ung thư máu tên là Ralph Duncan đang hấp hối. Rõ ràng là anh ta đã được thông báo rằng anh ta chỉ còn sống được một thời gian ngắn nữa và đã chuẩn bị tinh thần cho cái chết của mình. Trong thời gian nhập viện, anh ấy đã trải qua một cuộc TNCT và anh ấy đã gặp một sinh mệnh ánh sáng. Duncan cho rằng sinh mệnh này là Chúa Giê-su, mặc dù sinh mệnh đó không giống như những bức ảnh truyền thống về Ngài. Sinh mệnh ánh sáng có đôi mắt “bắn ra lửa.”
Duncan và sinh mệnh đã có một cuộc giao tiếp thần giao cách cảm với nhau dưới dạng ba câu ngắn gọn: “Thế là đủ. Nó đã chết rồi. Nó đi rồi.” Sau khi tỉnh lại, những lời này vẫn còn văng vẳng bên tai. Anh không hoàn toàn hiểu “Thế là đủ” có ý nghĩa gì. Nhưng anh đã liên kết “Nó đã chết rồi” với sự biến mất của bệnh bạch cầu của anh. Lần cuối cùng Ring có tin tức về người đàn ông này, vào năm 1989, anh ta vẫn đang làm việc tốt. (Rivas và cộng sự, trang 175)
Sáu nhóm nghiên cứu đã cố gắng nắm bắt nhận thức sự thực trong các điều kiện được kiểm soát. Thông thường, nhóm nghiên cứu xác định các khoa trong bệnh viện có khả năng xảy ra ngừng tim cao nhất và nhắm mục tiêu thị giác “chính xác” ở trên tầm mắt, hướng lên trần nhà – với hy vọng rằng bệnh nhân sẽ được tỉnh lại và báo cáo TNCT, bao gồm mô tả chính xác về mục tiêu. Mọi nỗ lực như vậy cho đến nay đều thất bại. Nhiều yếu tố làm cho các loại trường hợp này khó nắm bắt: bao gồm đó là trường hợp hiếm gặp, vị trí chính xác của ý thức người trải nghiệm không thể dự đoán được và sự chú ý của người trải nghiệm thường tập trung vào các khía cạnh của tình huống liên quan đến sức khỏe của họ, thay vì nhắm vào các mục tiêu trực quan không có ý nghĩa đối với họ.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu – và nhân loại – còn lại rất nhiều trường hợp trong đó tài liệu đúng sự thực có vẻ như được xác minh bởi một bên thứ ba đáng tin cậy – thường là các nhân viên y tế có mặt trong cuộc khủng hoảng sức khỏe của người trải nghiệm. Hầu hết các nhân viên y tế không có lý do gì để đưa ra một câu chuyện sai sự thật, mà trong hầu hết các trường hợp, họ thực sự không khuyến khích chia sẻ những câu chuyện như vậy vì những câu chuyện đó mâu thuẫn với quan điểm phổ biến trong y học rằng những điều như vậy đơn giản là không thể xảy ra.
Trong cuộc thăm dò hàng năm của Gallup về quan điểm của người Mỹ về mức độ đáng tin cậy của các chuyên gia khác nhau, các bác sĩ và y tá luôn ghi điểm trong số những người được tin cậy nhất. Bất chấp sự đáng tin cậy của họ, nhiều người cho rằng ngay cả một bộ sưu tập rộng rãi các trường hợp như vậy cũng không đủ để thuyết phục họ rằng nhận thức thực sự xảy ra trong TNCT. Để được thuyết phục, họ chờ đợi những lần mà hiện tượng được ghi lại trong các hoàn cảnh được kiểm soát. Đọc giả vẫn phải tự quyết định điều gì tạo nên bằng chứng đầy đủ cho thấy tâm trí có thể hoạt động độc lập với vật chất.
Janice Miner Holden, Tiến sĩ Giáo dục, LPC-S, ACMHP, đã nghỉ hưu ở Đại học Bắc Texas vào năm 2019 sau 31 năm làm việc trong khoa chương trình tư vấn, ở đó lĩnh vực nghiên cứu chính của bà là lúc cận kề cái chết và những trải nghiệm liên quan. Bà hiện là chủ tịch của Hiệp hội Quốc tế về Nghiên cứu Cận tử (IANDS) và tiếp tục là biên tập viên của Tạp chí Nghiên cứu Cận tử do IANDS bình duyệt.
Tân Dân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: