Một luật gia nổi tiếng là “ân nhân cứu mạng” của Trung Cộng bị “chỉnh” cho “tan cửa nát nhà”
Dương Triệu Long là một trong những luật gia nổi tiếng nhất thời đại Trung Hoa Dân Quốc, đã từng liều lĩnh mạo hiểm cứu hơn 10,000 đảng viên ĐCSTQ. Nhưng sau khi Trung Cộng lên cầm quyền, Dương Triệu Long bị Trung Cộng “chỉnh” cho “tan cửa nát nhà”.
Dương Triệu Long tin rằng Trung Cộng đã mắc sai lầm lớn
Trước khi Trung Cộng nắm chính quyền năm 1949, Dương Triệu Long phải đối mặt với nhiều lựa chọn:
Thứ nhất: Đi Đài Loan, quốc dân đảng đã gửi 2 vé máy bay đi Đài Loan cho vợ chồng ông.
Thứ hai: Đi Hoa Kỳ, ông đã nhận được thư mời từ đại học Harvard.
Thứ ba: Đi Canada, ông đã nhận được thư bổ nhiệm làm giáo sư trọn đời tại một trường đại học ở Canada.
Thứ tư: Đi Hà Lan, ông đã được mời tham dự hội nghị của trường luật quốc tế Hague ở Hà Lan và nhận được chứng chỉ chuyên gia luật học xuất sắc.
Thứ năm: Ở lại Trung Quốc đại lục.
Cát Tố, vợ của Dương Triệu Long có em gái là Cát Dật, một thành viên ngầm của Trung Cộng. Vì Cát Dật hàng ngày tiêm nhiễm rót vào đầu chị gái và anh rể mình rằng Trung Cộng tốt như thế nào, nên Cát Tố cũng tin theo lời em gái mình và Dương Triệu Long cũng động tâm. Sau đó, Trung Cộng phái thành viên ngầm tìm Dương Triệu Long nói chuyện “đối xử chân thành”, hy vọng ông ta sẽ ở lại phục vụ cho “Trung Quốc mới”. Và bảo đảm sự an toàn, cuộc sống của gia đình ông. Kết quả thì sao? Vào thời kỳ “Trung Quốc mới” từ năm 1952 Dương Triệu Long bắt đầu bị “chỉnh”. Năm 1957 ông bị coi là “phe cực hữu” và bị phán tù chung thân trong cách mạng văn hóa. Con gái ông, con trai lớn, và con trai thứ bị xếp vào nhóm cực hữu bảo thủ vì không đồng ý cha mình bị phân loại là nhóm cực hữu cực đoan. Người con trai thứ 2 của ông sau này bị bắt giam, vợ anh ta cũng tự tử.
Dương Triệu Long là luật gia hàng đầu thế giới
Học vấn của Dương Triệu Long như thế nào? Năm 1948, Trường Luật quốc tế Hải Nha ở Hà Lan đã chọn ra 50 luật gia xuất sắc trên khắp thế giới, ở Trung Quốc có hai luật gia, ông là một trong số 2 người đó. Dương Triệu Long tốt nghiệp đại học Yến Kinh và đại học Đông Ngô. Năm 1928 Dương Triệu Long mới gần 24 tuổi, được mời làm hiệu trưởng kiêm giáo sư của trường đại học Trì Chí Thượng Hải. Năm 1934 được Trường Luật Harvard nhận làm nghiên cứu sinh tiến sĩ và lấy bằng tiến sĩ luật năm đó. Sau đó, ông đến trường luật đại học Berlin để làm nghiên cứu tiến sĩ. Ông thông thạo hai thể hệ luật pháp trên thế giới là luật pháp Anh Mỹ và luật pháp Trung Quốc đại lục. Ông cũng thông thạo 8 loại ngôn ngữ trong đó có tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga và là phiên dịch viên tiếng Trung của “Hiến chương Liên Hợp Quốc”.
Năm 1936 quay trở về Trung Quốc, Dương Triệu Long từng là giáo sư giảng dạy tại đại học Pháp Chính Thượng Hải, đại học Trung ương, đại học Chiết Giang, đại học Đông Ngô, Liên Đại Tây Bắc, trường luật Triều Dương, đại học Phục Đán. Ông được bầu là chủ tịch hiệp hội luật Bỉ Giác Trung Quốc, chủ tịch hiệp hội luật hình sự và phó chủ tịch hiệp hội luật hình sự quốc tế.
Năm 1944, vào trước đêm chiến thắng kháng chiến chống Nhật, Dương Triệu Long đảm nhận chức cục trưởng hình sự bộ tư pháp Trung Hoa Dân Quốc. Đã soạn thảo “quy định về xét xử tội phạm chiến tranh” và “quy định về xét xử hán gian” để xét xử tù binh Nhật Bản và hán gian. Năm 1945 sau khi Nhật Bản đầu hàng, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thành lập phòng điều tra tội phạm chiến tranh do Dương Triệu Long đứng đầu. Dương Triệu Long đã tổ chức điều tra hơn 700 người, và thu thập hơn 300,000 tài liệu văn kiện về hành vi tội ác của Nhật Bản xâm lược Trung Hoa. Sau khi Dương Triệu Long thẩm định, những tài liệu quan trọng về bằng chứng tội phạm chiến tranh được gửi tới tòa án quân sự quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong việc xét xử tội phạm chiến tranh Nhật Bản.
Dương Triệu Long được quan chức cao cấp Trung Cộng gọi là “ân nhân cứu mạng”
Cuối năm 1948, để giải cứu các đảng viên Trung Cộng bị giam trong nhà tù của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Trung Cộng thông qua Cát Dật, thành viên ngầm của Trung Cộng đã tìm gặp được Cát Tố để làm việc, sau đó để Cát Tố trực tiếp liên lạc với Dương Triệu Long, cục trưởng hình sự bộ tư pháp Trung Hoa Dân Quốc, thỉnh cầu ông ấy giúp đỡ.
Khi ấy, Dương Triệu Long đấu tranh tư tưởng kịch liệt. Ông từng nói với Cát Dật: “làm việc này rất nguy hiểm, sau này rốt cuộc cộng sản đảng sẽ đối xử với ta như thế nào? Đây là sự việc lớn liên quan đến nửa cuộc đời còn lại, cần phải cẩn thận cân nhắc.” Cát Dật vì thế lần nữa khuyên ông đừng lo lắng, và sắp xếp thành viên ngầm của Trung Cộng liên lạc với ông. Cuối cùng Dương Triệu Long đồng ý giúp đỡ.
Không lâu sau đó, Dương Triệu Long đảm nhậm chức công tố viên trưởng của viện kiểm sát tòa án tối cao. Trong cuộc họp của viện hành chính, Trương Trí Bản đưa ra đề nghị. Viện hành chính thông qua nghị quyết thả những tội phạm chính trị có sức khỏe yếu. Sau đó Trương Trí Bản nhờ Dương Triệu Long đến Quảng Châu mời chủ tịch Lý Tông Nhân ký ước, Lý Tông Nhân không nói gì thì đã ký rồi. Trương Tri Bản lập tức chỉ đạo và ra lệnh cho viện kiểm sát tối cao tiến hành soạn thảo các biện pháp cụ thể chi tiết, ra lệnh tất cả các cơ quan tư pháp toàn quốc phóng thích tội phạm chính trị, do viện kiểm sát đảm nhiệm.
Theo báo cáo của cơ quan tư pháp, hơn mười mấy tỉnh trong đó có Giang Tô, Chiết Giang, An Huy. Ước tính trên toàn quốc phóng thích hơn 10,000 người. Sau khi quân đội Trung Cộng chiếm lĩnh Nam Kinh. Trần Tu Lương, bí thư thành ủy Nam Kinh đã tự mình đến thăm nhà Dương Triệu Long để cảm tạ vì đã giúp đỡ thả tự do cho các tù nhân chính trị, thậm chí còn nói mấy câu “ân nhân cứu mạng”. Có một ngày, tại lễ đường nhân dân Nam Kinh, Trần Tu Lương gặp Hùng Tử Dung, giáo sư của trường đại học Trung ương và là một sinh viên (đảng viên ngầm) đã được Dương Triệu Long trả tự do. Trần Tu Lương nói với các sinh viên này “các bạn hãy đến gặp ông Dương, ông ấy là ân nhân cứu mạng của các bạn.”
Dương Triệu Long bị Trung Cộng quy chụp vào 3 tội danh
Năm 1949 sau khi Trung Cộng xây dựng chính quyền, Dương Triệu Long từng nhận chức hiệu trưởng trường đại học Đông Ngô. Năm 1952 các trường đại học Trung Quốc tiến hành điều chỉnh dựa theo mô hình của Liên Xô. Có nhiều trường luật bị hủy bỏ, trong đó có trường đại học Đông Ngô, các giáo sư luật bị coi thường, hoặc được sắp xếp đến thư viện làm tạp vụ, hoặc thất nghiệp ở nhà. Dương Triệu Long ở nhà một năm, năm 1953 được sắp xếp tới đại học Phục Đán Thượng Hải, không phải dạy luật mà là dạy tiếng Nga.
Tháng 3/1953, Trung Cộng phát động chiến dịch thanh trừng các phần tử phản cách mạng, Dương Triệu Long trở thành một trong những đối tượng bị trường đại học Phục Đán nhằm vào. Đại học Phục Đán tìm kiếm “bằng chứng phản cách mạng” từ các tài liệu mà Dương Triệu Long khai báo. Nó quy chụp cho Dương Triệu Long 3 tội danh.
Thứ nhất: Giết hại “liệt sĩ cách mạng”.
Thứ hai: Cố ý phá hoại cải cách ruộng đất.
Thứ ba: Bị nghi ngờ là gián điệp.
Trong đó “nghi ngờ là gián điệp”, ám chỉ Dương Triệu Long là quan chức cấp cao của Trung Hoa Dân Quốc không chạy trốn sang Đài Loan mà lại ở lại Trung Quốc đại lục. Cho nên bị nghi ngờ là phần tử gián điệp ở lại vì nhiệm vụ đặc biệt nào đó.
Mang 3 tội danh “vô căn cứ” này, Dương Triệu Long bị đại hội phê bình, nỗi khổ không bút nào tả xiết.
Dương Triệu Long bị Trung Cộng gán thành “phe cực hữu”
Tháng 4/1957, Trung Cộng kêu gọi các phần tử tri thức ngoài đảng giúp đảng chỉnh đốn, lần nữa cổ vũ mọi người “biết gì đều nói hết, nói hết không giữ lại gì, người nói vô tội, người nghe răn mình.” Dương Triệu Long tưởng là thật. Ngày 8/5/1957 ông viết bài “giới pháp luật giữa người trong đảng và ngoài đảng” trên tờ “Văn Hối báo”. Chỉ trích cuộc cải cách tư pháp của Trung Cộng năm 1952, khi loại bỏ rất nhiều nhân viên tư pháp không phải đảng viên ra khỏi cơ quan tư pháp (đặc biệt là nhân viên thẩm phán). Bị phân công làm việc tại các lò hỏa táng, phòng quản lý nhà ở, và các trường tiểu học trung học. Theo thống kê, cuộc cải cách tư pháp của Trung Cộng thanh trừng hơn 6,000 “cựu nhân viên tư pháp.” Mang hàng loạt các phần tử từ nông thôn và quân đội và cả những người thành phố văn hóa thấp “những người không hiểu biết pháp luật” vào cơ quan luật pháp để làm nhân viên thẩm phán có quyền sinh sát. Các trường đại học luật tư nhân toàn bộ bị xóa bỏ, các khoa luật của đại học Bắc Kinh, đại học Nam Kinh bị sát nhập vào trường đại học Chính trị pháp luật mới thành lập. Cách làm này làm tổn hại đến nền giáo dục pháp luật Trung Quốc.
Ngày 9/5/1957, Dương Triệu Long đã đăng bài “Tại sao các luật quan trọng của nước ta không được ban hành” trên tờ “News Daily”. Và cho rằng trị quốc cần phải có pháp luật. (LỤC PHÁP TOÀN THƯ) do các luật gia giỏi nhất thời Trung Hoa Dân Quốc lập ra, cho dù có vấn đề nhưng cũng không thể phủ nhận hoàn toàn.
Mao Trạch Đông cổ vũ khuyến khích những nhân sĩ không trong đảng “giúp đảng chỉnh đốn”, mục đích “dẫn rắn khỏi hang”. Sau khi “rắn” đều ra khỏi “hang”, giúp đảng chỉnh đốn” lập tức biến thành cuộc phản kích quy mô lớn tấn công phong trào “chống cực hữu”. Những bài viết của Dương Triệu Long nói trên chớp mắt đều chuyển thành ngôn luận phản động chống lại đảng và xã hội chủ nghĩa, và đã bị chỉ trích gay gắt. Cuối cùng Dương Triệu Long bị xếp vào “phe cực hữu”, đã bị đình chỉ hành chính và giảm lương, lương hàng tháng từ 300 nhân dân tệ giảm xuống còn 35 nhân dân tệ. Bị đuổi khỏi nơi cư trú và cưỡng chế lao động hơn một năm, cho đến tận lúc lao lực mà thổ huyết và bị tống vào bệnh viện.
Dương Triệu Long bị Trung Cộng kết án tù chung thân
Sau phong trào “vận động phản hữu”, cơ quan an ninh của Trung Cộng đã cài máy nghe lén tại nhà Dương Triệu Long, ngay cả giúp việc nhà ông cũng là người của cục công an phái tới. Cục công an thậm chí còn gài bẫy, bố trí đặc vụ thu thập bằng chứng để bắt giữ. Một đặc vụ họ Trương, tìm cớ để nói chuyện với Dương Triệu Long. Giả vờ thông cảm với ông ấy, nói một tài năng như ông ấy phải chịu đựng nỗi oan khuất như vậy ở Trung Quốc đại lục khiến người khác cũng xót thương. Và khuyên ông ấy bằng mọi cách trốn khỏi Trung Quốc đại lục. Người đặc vụ nói có bạn trên tàu đánh cá ở Quảng Châu, có thể giúp ông ấy đào tẩu đến Hồng Kông. Nhưng Dương Triệu Long cự tuyệt bỏ trốn.
Dương Triệu Long không biết họ Trương kia là đặc vụ, cuối cùng vẫn trúng kế. Một nữ sinh viên khoa luật của đại học Phục Đán được cho là người “phe cánh hữu”. Nhận được thông báo từ Tân Cương đến để nhờ Dương Triệu Long giúp đỡ. Dương Triệu Long nói sẽ đưa cô ấy giới thiệu với đặc vụ Trương, và cô ấy có thể tiếp tục học tập tại Hồng Kông. Đặc vụ Trương đã đồng ý giúp đỡ nhưng yêu cầu 2,000 nhân dân tệ. Nữ học sinh này gia cảnh bần hàn không có nhiều tiền như thế. Đặc vụ Trương cho nữ sinh này mượn tiền và được Dương Triệu Long đứng ra bảo đảm. Dương Triệu Long đã ký tên vào giấy mượn tiền. Sau đó đặc vụ Trương này đã nói riêng với nữ sinh “cô có thể đến nhờ Quốc Dân Đảng Đài Loan” nữ sinh nghe thấy có điều không đúng, lập tức quyết định, thay đổi ý định không đi nữa. Khi đến ga tàu để trả vé cô đã bị bắt và bị kết án 9 năm tù.
Chữ ký của Dương Triệu Long trên giấy mượn tiền của đặc vụ Trương đã trở thành bằng chứng buộc tội mình. 23/9/1963, ông và con trai đã bị cục công an Thượng Hải bắt với tội danh “phản cách mạng” và “đầu hàng địch”. Con trai ông bị gán thành “phe cánh hữu” khi đang học tại trường đại học giao thông Thượng Hải. Anh ấy được đưa vào bệnh viện cứu chữa do xuất huyết hành tá tràng, sau này anh bị đưa đến Tân Cương lao động. Vì lo lắng cho tính mạng con trai ở Tân Cương khó bảo toàn, Dương Triệu Long đã đồng ý cho con trai liên hệ với đặc vụ Trương để sang Hồng Kông rồi chuyển sang Hoa Kỳ học tiếp. Kết quả hai cha con đều bị bắt. Con trai ông bị kết án 10 năm tù còn Dương Triệu Long bị kết án tù chung thân.
Dương Triệu Long đã bị Trung Cộng hủy hại tan cửa nát nhà
Năm 1972, tổng thống Hoa Kỳ Nixon đến thăm Trung Quốc lần đầu tiên, cố vấn pháp luật của tổng thống từng hỏi Chu Ân Lai tình hình thực tế của giáo sư Dương Triệu Long. Năm 1975 Trung Cộng quyết định đặc xá đối với “nhân viên cấp trung đoàn của quốc dân đảng”, Dương Triệu Long mới được trả tự do. Sau khi bị giam 12 năm ông đã 73 tuổi, mang theo vết thương tinh thần và thể xác ra khỏi trai giam. Ông đã không còn nhà để về, chỉ tạm thời ở nhờ nhà của con gái Dương Lê Minh ở Chiết Giang.
Dương Triệu Long đã nhiều lần hỏi con gái về tình huống thực tế của mẹ cô là Cát Tố, con gái ông kể lại một cách lấy lệ nhưng không được, cuối cùng buộc lòng phải nói. Năm 1965 Cát Tố đã bị giáng chức, hạ lương. Năm 1966 “bị chết do xuất huyết não.” Trên thực tế Cát Tố vì không thể chịu đựng được đủ loại lời nhục mạ của Hồng Vệ Binh nên đã treo cổ tự tử.
Cát Tố từng nói với con gái của mình. Nếu ta không gặp được cha của con, con hãy nói cho ống ấy biết, “là ta đã hại ông ấy.” Dương Lê Minh biết, mẹ mình đang hối hận. Hối hận năm đó không nên tin những hoa ngôn xảo ngữ của đảng cộng sản mà khuyên Dương Triệu Long ở lại Trung Quốc đại lục.
Một lần sảy chân để hận ngàn đời
Dương Triệu Long chắc chắn là một trong những luật gia hàng đầu thế giới khi ấy. Trước khi Trung Cộng lật đổ Trung Hoa Dân Quốc năm 1949. Dương Triệu Long gặp phải chọn lựa quan trọng nhất đời mình. Nếu chọn Đài Loan, hoặc Hoa Kỳ, Canada, Hà Lan thì cuộc đời ông có thể có một tương lai vô cùng tốt đẹp, có thể có nhiều cống hiến hơn về sự nghiệp Luật học cho nhân loại. Nhưng ông cũng giống như rất nhiều phần tử trí thức cao cấp khác, ông bị mê hoặc bởi những lời nói dối của Trung Cộng, chọn đầu quân cho Trung Cộng, kết quả, bị Trung Cộng “xử” cho “tan cửa nát nhà”.
Trong 71 năm Trung Cộng cầm quyền, những trí thức cao cấp thời Trung Hoa Dân Quốc lựa chọn ở lại Trung Quốc thì không một ai ngoại lệ, toàn bộ đều gặp phải bức hại của Trung Cộng, vợ con ly tán, tan cửa nát nhà. Hiện giờ, lịch sử nhân loại đã
tiến vào thời đại “Trời diệt Trung Cộng.” Hiện nay người Trung Quốc cũng đồng dạng đứng trước lựa chọn sinh tử: chọn đi theo Trung Cộng thì chỉ có đường chết, lựa chọn đoạn tuyệt với Trung Cộng là lựa chọn lối thoát.
Lựa chọn như thế nào? Kết cục bi thảm của cả gia đình Dương Triệu Long có lẽ sẽ là gợi ý hữu ích.
Gao Yi
Bích Liên biên dịch
Xem thêm: