Mối họa công nghệ 5G của Trung Quốc: Đã đến lúc ngăn chặn đại dịch nhu liệu kỹ thuật số độc hại
Các bằng chứng chồng chất cho thấy rõ ràng virus COVID-19/virus Vũ Hán đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 11/2019.
Một công bố tình cờ hay được lên kế hoạch trước? Động cơ đằng sau là vấn đề.
Tuy nhiên, chuỗi sự kiện này là chắc chắn: Sự cố ban đầu đã khiến dịch bệnh lây lan khắp Trung Quốc. Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) lúng túng đã không cảnh báo thế giới và do đó không cung cấp những thông tin mang tính sống còn về đại dịch. Quyết định bảo vệ bản thân đó đã xuất cảng bệnh dịch sang phần còn lại của hành tinh này. Trên thực tế, Trung Cộng đã sử dụng virus này như một vũ khí sinh học và kinh tế để làm tê liệt các quốc gia khác và bảo đảm chắc chắn rằng Trung Quốc không phải chịu đựng [dịch bệnh này] một mình.
Theo ý kiến của tôi thì cũng công bằng khi gọi bệnh này là virus Trung Cộng. Một số hãng thông tấn mẫu mực cũng gọi như vậy.
Cuộc sống con người—cuộc sống của tất cả mọi người—là quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong thời đại kỹ thuật số, hệ thống máy tính và truyền thông đáng tin cậy cũng quan trọng và hệ thống kỹ thuật số được liên kết chặt chẽ với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Các dịch vụ y tế khẩn cấp đều sử dụng chúng, vì vậy truyền thông kỹ thuật số là vấn đề sinh tử.
Trên phạm vi toàn cầu, Trung Quốc với những mưu tính lạnh lùng đã xuất cảng công nghệ có nguy cơ làm hư hại hoặc phá hủy các hệ thống máy tính, truyền thông và điều khiển kỹ thuật số. Thiết bị truyền thông và điều khiển kỹ thuật số 5G được sản xuất bởi Huawei, một tập đoàn công nghệ có quan hệ sâu sắc với Trung Cộng, là một ví dụ đặc biệt nghiêm trọng.
Hệ thống liên lạc không dây “thế hệ tiếp theo” 5G là một trận chiến không gian thông tin. 5G có khả năng kết nối điện thoại di động, mạng Internet, kết nối mọi thứ—tất cả các thiết bị kỹ thuật số, có thể bao gồm những hệ thống điều khiển [giám sát và thu thập dữ liệu] trên một đập thủy điện (chuyên ngành gọi là SCADA). Điều gì sẽ xảy ra nếu một kẻ khủng bố hoặc một kẻ phá hoại mở cửa xả lũ của một con đập lớn ở Ai Cập, hoặc ở, lạy chúa, California? Nếu kẻ phá hoại là một điệp viên Trung Quốc, liệu đó có phải là một hành động chiến tranh do Trung Quốc phát động?
Kịch bản con đập là không hề phóng đại đâu. Các cơ quan tình báo và quốc phòng phương Tây tin rằng thiết bị và nhu liệu do Huawei và các công ty Trung Quốc khác cung cấp có khả năng là vũ khí bí mật.
Ví dụ về cuộc tấn công: Nguồn điều khiển chạm vào bàn phím hoặc kích hoạt một “bộ kích hoạt ẩn” và—chà, đường ống vận chuyển khí đốt Colonial Pipeline tới miền đông nam Hoa Kỳ ngừng hoạt động. Hoặc người dân California bị nhấn chìm.
Công nghệ hắc ám của Trung Quốc có thể gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng và gieo rắc rối loạn xã hội trên quy mô toàn quốc hoặc thậm chí lục địa.
Quan điểm lịch sử: Trong Chiến tranh Lạnh, “lưỡng dụng” chỉ ra rằng một hệ thống vũ khí có thể là vũ khí nguyên tử hoặc thông thường. Hãy hình dung các hệ thống điều khiển và liên lạc của Huawei giống như một con ngựa thành Troy có khả năng xử lý các cuộc điện thoại nhưng cũng phát động một cuộc tấn công kỹ thuật số liên lục địa.
Chính phủ ông Trump đã kết luận rằng cương liệu truyền thông và cương liệu điều khiển do Huawei cung cấp có thể chứa mã độc (nhu liệu độc hại) hoặc đã nhúng “cửa hậu” mà một đối thủ (ví như Trung Quốc) có thể lợi dụng để kiểm soát các mạng của Hoa Kỳ hoặc đồng minh.
(Nguy cơ) đại dịch kỹ thuật số do Trung Quốc gây ra phải bị ngăn chặn.
Chính phủ ông Trump đã thực hiện một số sáng kiến khôn ngoan để ngăn chặn nguy cơ này. Bước đầu, chính phủ ông Trump đã định danh Huawei 5G là một rủi ro cụ thể và đã ngăn các công ty Hoa Kỳ kinh doanh với Huawei. Vào tháng 04/2020, chính phủ đã tạo ra chương trình Mạng lưới Sạch (Clean Network). Đây là một nỗ lực toàn diện nhằm bảo vệ quyền riêng tư và thông tin của công dân và các tập đoàn Hoa Kỳ “khỏi sự xâm nhập tích cực của những kẻ xấu.” Gợi ý: Trung Quốc là một tác nhân có hại.
Nhiều quốc gia đã tham gia Mạng lưới Sạch, từ Balkan đến Đông Á. Hồi đầu tháng 05/2021, Ấn Độ đã đồng ý xem xét thiết bị điện thoại di động 5G của phương Tây và Hàn Quốc nhưng lại khước từ các nhà sản xuất Trung Quốc.
Tháng 05/2021, cơ quan An ninh Quốc gia, cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng của Bộ An ninh Nội địa và Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia đã đưa ra một báo cáo cảnh báo “các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn” quốc tế cho 5G đã cho thấy dấu hiệu “bị ảnh hưởng quá mức” từ “các quốc gia đối địch” và đã tìm cách quảng bá công nghệ của họ. Than ôi, vào tháng 05/2021, trong thời đại của chính phủ ông Biden, báo cáo này đã không nêu đích danh những cái tên này.
Hãy nhớ lại việc Trung Quốc đã tác động một cách quá mức (ngấm ngầm) đến Tổ chức Y tế Thế giới để hạn chế những lời chỉ trích về việc giải quyết [vấn đề] COVID-19 của họ.
Trung Quốc cũng đang trong cuộc chơi tương tự với công nghệ vũ khí hóa, bại hoại của mình.
Tác giả Austin Bay là Đại tá quân dự bị của Lục quân Hoa Kỳ (đã nghỉ hưu), là phóng viên trang chuyên đề tổng hợp, là giảng viên chiến lược và lý luận chiến lược Phân hiệu Austin Đại học Texas. Cuốn sách mới nhất của ông là Cocktails from Hell: Five Wars Shaping the 21st Century.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do Austin Bay thực hiện
Thiện Lan biên dịch
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: