‘Mối đe dọa ngày càng tăng’ ở Hồng Kông nhắm vào môn thực hành tâm linh ‘gây lo ngại sâu sắc’
Hôm thứ Ba (04/05), ông Benedict Rogers, đồng sáng lập và là giám đốc điều hành của tổ chức phi chính phủ Hong Kong Watch, cho biết chiến dịch truyền thông gần đây nhắm vào một môn thực hành tâm linh và sự quấy rối đối với những người theo học môn này ở Hồng Kông đã ‘gây lo ngại sâu sắc.’
Kể từ ngày 20/04, tờ Đại Công Báo (Ta Kung Pao), một phương tiện truyền thông phổ biến ở Hồng Kông và là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng), đã đăng một loạt các bài báo vu khống tấn công vào Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện tinh thần của Phật gia, đã bị đàn áp ở Trung Quốc trong suốt 22 năm qua.
Chiến dịch truyền thông này gợi nhớ đến một chiến dịch tương tự diễn ra ở Trung Quốc đại lục vào năm 1999 khi nhà cầm quyền Trung Cộng khởi động cuộc đàn áp môn Pháp Luân Công.
Sự việc cũng xảy ra khi cô Sarah Liang, một phóng viên của ấn bản The Epoch Times tại Hồng Kông, bị người lạ bám theo và quấy rối, và sau khi xưởng in của The Epoch Times và nhiều quầy thông tin Pháp Luân Công bị phá hoại.
Thời báo The Epoch Times đã bóc trần một số lời nói dối trong nhiều năm qua về chế độ Trung Cộng, chẳng hạn như việc che đậy đại dịch SARS, và cưỡng bức thu hoạch nội tạng hàng loạt từ các nạn nhân bao gồm các học viên Pháp Luân Công, những người theo đạo Thiên chúa và người Duy Ngô Nhĩ. Đây cũng là một trong số ít hãng thông tấn ở Hồng Kông vẫn còn độc lập với giới hữu trách.
Các mối đe dọa đối với Pháp Luân Công cho thấy rõ sự xói mòn về tự do tín ngưỡng
Trong một tuyên bố với hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Anh Quốc để ủng hộ cuộc biểu tình của tổ chức này tại đại sứ quán Trung Quốc ở London vào ngày thứ Ba (04/05), ông Rogers nói rằng những sự kiện gần đây này là “hoàn toàn không thể chấp nhận được.”
Với quyền tự do biểu đạt, hội họp, lập hội và tự do chính trị đã biến mất,” các mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với các học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông thể hiện một tình huống đáng lo ngại sâu sắc, và là minh chứng cho sự vi phạm tự do tín ngưỡng hoặc đức tin ngày càng tăng ở Hồng Kông,” ông viết.
Ông Rogers nói rằng theo kinh nghiệm của mình, các học viên Pháp Luân Công “đại diện cho những giá trị cao đẹp của chân, thiện và nhẫn, và không cống hiến gì ngoài sự hào phóng, tử tế và lòng mến khách [của họ].”
Ông kêu gọi chế độ Trung Cộng “chấm dứt [cuộc] đàn áp Pháp Luân Công ở bất cứ đâu và dừng đe dọa nhằm hạn chế việc tu luyện Pháp Luân Công ở Hồng Kông.”
Ông Rogers cũng kêu gọi chế độ này “tôn trọng quyền cơ bản của mọi người, ở mọi nơi, mọi tôn giáo và tín ngưỡng, và cả những người không có tín ngưỡng,” và kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng bảo vệ nhân quyền ở Hồng Kông.
‘Giữ lửa cho nền dân chủ’
Anh Simon Cheng, người sáng lập Hongkongers ở Anh, đã tham dự cuộc biểu tình ủng hộ các học viên Pháp Luân Công.
“Đó không phải là về chính trị, không phải về những gì chúng ta tín nhiệm hay tin tưởng. [Tất cả] điều đó chỉ là về phẩm giá cơ bản [mà] nên được chia sẻ cho tất cả nhân loại,” anh Cheng nói trong bài diễn thuyết của mình.
“Chúng ta nên phải có tự do tín ngưỡng. Chúng ta cũng phải chống lại mọi quyền lực chuyên quyền,” anh nói.
Bên cạnh The Epoch Times, một phương tiện truyền thông độc lập khác ở Hồng Kông, tờ Apple Daily, cũng đã bị tấn công.
Các phương tiện truyền thông thân Bắc Kinh cùng các quan chức chính phủ ở Hồng Kông đã đặt nỗ lực đóng cửa tờ Apple Daily vào tầm ngắm, vì vậy người sáng lập của hãng thông tấn này đã bị kết án đến 14 tháng tù giam hôm 16/04 vì tham gia vào các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh và ủng hộ dân chủ đông đảo ở Hồng Kông vào năm 2019.
Anh Cheng nói với NTD, một kênh truyền thông là chi nhánh của The Epoch Times, rằng các cuộc tấn công nhằm vào báo chí ở Hồng Kông là một tín hiệu đáng báo động cho thế giới.
“Mọi cử động mà [các nhà chức trách] tấn công vào các phương tiện truyền thông đều sẽ là tín hiệu cho tất cả chúng ta, những ai quan tâm đến tự do để sát cánh cùng nhau,” anh cho biết và nói thêm rằng những người bất đồng chính kiến ở Hồng Kông từng lo lắng về triển vọng nghề nghiệp của họ, nhưng giờ đây họ phải cân nhắc đến sự an toàn của mình.
“Tôi nghĩ tình thế này đã đến mức chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ. Vì thế, đó là lý do tại sao chúng tôi cần phải lên tiếng,” anh Cheng nói.
“Và đây không còn là lúc chúng ta vẫn còn có thể hứa hẹn với chế độ Trung Cộng và tin rằng một ngày nào đó họ có thể thay đổi.”
Anh Cheng nói với NTD rằng trong nhiều năm qua, Trung Cộng đã chứng minh rằng chế độ này luôn đàn áp người dân ở bất cứ nơi nào nó nắm quyền. “Tôi lo cho các nhà báo, tôi lo cho việc in ấn [báo chí]… và tôi khá buồn vì điều đó.”
Anh Cheng cũng cho biết rất “phấn chấn” khi thấy mọi người tụ tập dưới mưa để thực hành đức tin của họ và bày tỏ niềm tin và tự do và dân chủ.
Các học viên Pháp Luân Công “tin tưởng rằng chính nghĩa sẽ chiến thắng, có thể không phải bây giờ, nhưng họ sẽ chiến thắng trong tương lai,” anh Cheng nói. “Bởi vì chúng tôi tin vào nhân tính. Đó là lý do tại sao chúng tôi có mặt ở nơi này,” ông nói trong bài diễn thuyết của mình.
Khi được hỏi về không khí chung ở Hồng Kông vào lúc này, anh Cheng cho biết có một bầu không khí mệt mỏi.
Khi vừa nghe được tin xấu, người ta từng cảm thấy như là “âm mưu hay tình tiết từ trong tiểu thuyết vậy,” anh Cheng nói, “nhưng giờ nó đang trở thành [một] thực tế không thể phủ nhận và sau đó họ dần quen với điều đó.”
Anh Cheng nói rằng đó là lý do tại sao anh ấy tôn trọng phóng viên Liang và những người “đủ dũng cảm để đi đầu,” “vẫn đứng đó” và “vẫn phản đối phương tiện truyền thông nhà nước, cơ quan ngôn luận tuyên truyền.”
“Tôi nghĩ điều quan trọng là phải nhắc nhở mọi người, khơi dậy nhiệt huyết của mọi người để bước tiếp, để tiến tiếp nữa. Vì thế hãy cứ giữ lửa cho nền dân chủ,” anh nói.
Đại Công Báo đang tiếp tục đăng các bài báo vu khống Pháp Luân Công. Tính đến ngày thứ Tư (05/05), có 12 bài báo như vậy đã được xuất bản.
Do Lily Zhou thực hiện
Hạo Văn biên dịch
Xem thêm: