Mọi con mắt đều hướng về Cục Dự trữ Liên bang sau khi lạm phát cao nhất trong 40 năm
Công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tuần này xác nhận rằng lạm phát của Hoa Kỳ đã đạt mức cao nhất trong hơn 40 năm. Dữ liệu mới nhất đã gây áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang trong việc kiềm chế nền kinh tế để kiểm soát lạm phát.
Theo công bố hôm thứ Năm của Cục Thống kê Lao động (BLS), CPI tăng 0.6% so với tháng Giêng và tăng 7.5% tính theo năm. Lần cuối cùng lạm phát cao trên 7.5% là vào năm 1982.
Trong khi phần lớn lạm phát hàng năm là do giá năng lượng, các mặt hàng liên quan đến xe cộ và các dịch vụ bị ảnh hưởng bởi đại dịch tăng cao, các con số của tháng này cho thấy mức tăng giá trên diện rộng hơn.
CPI cốt lõi, loại bỏ giá năng lượng và thực phẩm dễ biến động hơn, trong tháng Giêng cũng tăng 0.6%, cùng tốc độ với CPI tiêu đề. Trong khi giá các chi phí liên quan đến xe cộ và các dịch vụ bị ảnh hưởng bởi đại dịch không đóng góp nhiều vào con số tháng Giêng. Cả hai điều này đều cho thấy các yếu tố thúc đẩy lạm phát đang bắt đầu chuyển hướng khỏi các điểm nghẽn về nguồn cung liên quan đến đại dịch và hướng nhiều hơn đến các yếu tố chu kỳ.
Ông Andrew Hunter, nhà kinh tế cấp cao tại Capital Economics, viết: “Một sự gia tốc nhanh chóng theo chu kỳ của lạm phát đang diễn ra. Và với điều kiện thị trường lao động đặc biệt căng thẳng, nó khó có thể sớm giảm bớt.”
Thị trường lao động tăng mạnh
Các con số lạm phát cao là một công bố dữ liệu khác chỉ ra một nền kinh tế đang phát triển quá nóng. Cùng với lạm phát, thị trường lao động tiếp tục tăng mạnh trong tháng Giêng. Dữ liệu từ BLS công bố tuần trước báo cáo rằng việc làm trong biên chế phi nông nghiệp đã tăng 467,000 trong tháng Giêng. Điều này xảy ra bất chấp các ca Omicron đang gia tăng và cao hơn rõ rệt so với kỳ vọng thu thập từ Bloomberg vốn dự đoán một mức tăng khoảng 150,000.
Hơn nữa, các lĩnh vực thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, chẳng hạn như giải trí và khách sạn, vẫn tiếp tục tuyển dụng nhân sự trong tháng Giêng. Điều này phản ánh cả động lực trên thị trường lao động và đại dịch hiện đang có tác động suy giảm như thế nào đến nền kinh tế.
Không chỉ các con số của tháng Giêng mạnh mẽ mà các bản sửa đổi dữ liệu cho thấy thị trường lao động vào cuối năm 2021 còn mạnh hơn nhiều so với suy nghĩ ban đầu. BLS đã điều chỉnh tăng mức tăng việc làm trong tháng 11 và tháng 12/2021, với tổng số việc làm được bổ sung là 700,000 việc làm. Những điều chỉnh này cho thấy thị trường lao động đã duy trì đà tích cực mạnh mẽ từ năm 2021 và từ nay đến năm 2022.
Bà Aneta Markowska, Giám đốc Kinh tế Tài chính tại Jefferies viết: “Những gì trông giống như một đợt tăng giá vào mùa hè, sau đó là một đợt đóng băng vào mùa đông, giờ đây có vẻ giống như một động lực tăng trưởng rất ổn định mà không hề suy giảm.
Mặc dù tăng trưởng việc làm mạnh mẽ, thị trường lao động vẫn còn dư địa để phát triển. Tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ lên 4% và vẫn cao hơn mức trước đại dịch là 3.5%.
Cục Dự trữ Liên bang sắp thắt chặt
Với động lực tích cực đằng sau thị trường lao động và lạm phát tiếp tục tăng cao vượt xa mục tiêu đã nêu của Fed là 2% (trung bình), con đường rõ ràng để Fed bắt đầu tăng lãi suất vào cuộc họp tiếp theo vào tháng Ba.
Theo sau những con số lạm phát cao, các thị trường tài chính phản ứng bằng cách định giá với 80% cơ hội tăng 0.5% vào tháng Ba, và nhiều lần hơn nữa sẽ xảy ra. Thị trường không chỉ đơn giản tự hoạt động; chỉ vài phút sau khi công bố số liệu lạm phát, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang St. Luis James Bullard cho biết dữ liệu đã khiến ông trở nên ‘cứng rắn’ hơn đáng kể.
Ông Bullard nói với Bloomberg News trong một cuộc phỏng vấn: “Tôi muốn thấy 100 điểm cơ bản hoàn thành trước hôm 01/07.
Một số thậm chí đang mong đợi một cách tiếp cận tích cực hơn từ Fed để chế ngự lạm phát. Ngay cả trước khi công bố CPI mới nhất, các nhà kinh tế của Bank of America đã dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất tổng cộng 1.75% vào năm 2022.
Con số lạm phát cao đã chứng kiến một loạt các quan chức Cục Dự trữ Liên bang đưa ra nhiều bình luận cứng rắn hơn.
Bà Loretta Mester, chủ tịch và giám đốc điều hành của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Cleveland, cho biết trong một bài phát biểu hôm 09/02:“Trong khi lập trường chính sách tiền tệ có tính thích nghi đặc biệt hiện tại là cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế trước đó trong đại dịch, lập trường đó không còn phù hợp nữa.”
“Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của chúng ta là xóa bỏ việc nới lỏng với tốc độ cần thiết để đưa lạm phát vào tầm kiểm soát. Làm như vậy sẽ giúp duy trì sự tăng trưởng hoạt động và thị trường lao động lành mạnh. ”
Cuối cùng, Fed muốn kiểm soát lạm phát trong khi duy trì động lực trên thị trường lao động. Một cách tiếp cận quá thụ động có thể có nguy cơ khiến kỳ vọng lạm phát tách khỏi các mục tiêu trung hạn của Fed, trong khi quá quyết liệt có thể hãm đà phục hồi nền kinh tế vẫn còn nhiều dư địa để phát triển.
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: