Miền Tây Mỹ quốc và Đường mòn Oregon thuở sơ khai
Thập niên 60 của thế kỷ trước là thời hoàng kim của dòng phim cao bồi miền Viễn Tây Hoa Kỳ làm say mê cả thế giới của Hollywood. Khán giả hào hứng dõi theo chân những tay súng cao bồi huyền thoại trên lưng những chiến mã sải vó bụi mù trong cái nóng của miền Viễn Tây hoang mạc mênh mông. Ngược dòng trở về quá khứ, lịch sử Hoa Kỳ đã ghi chép về những chuyến viễn chinh miền Tây của các nhà thám hiểm tiên phong, trong đó phải kể đến nhà thám hiểm Benjamin Bonneville, người tiên phong mở con đường mà về sau đã trở thành Đường mòn Oregon.
Ngài Benjamin Bonneville sinh ra tại Pháp, là con trai đỡ đầu của Thomas Paine. Cha đỡ đầu thường hay gọi Bonneville là “Bebia”. Trong hầu hết những năm 1790, Thomas Paine sống cùng gia đình Bonnevilles tại Pháp. Khi gia đình Bonnevilles rơi vào cuộc bức hại của Napoleon, Paine đã mời họ đến Mỹ quốc cùng ông. Nhà cách mạng nổi tiếng này* đã chi trả cho chuyến đi của cậu bé nhà Bonnevilles đến Mỹ quốc khi cậu chỉ mới lên 7. Khi Paine qua đời, ông đã để lại phần lớn tài sản ở New York cho mẹ cậu, bà Marguerite vốn là người đã chăm sóc ông trong những năm cuối đời. Vì vậy, Bonneville lớn lên trở thành một người Mỹ.
Trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Hoa Kỳ – Anh Quốc năm 1812, chàng thiếu niên Bonneville theo học tại trường West Point, sau đó được bổ nhiệm đến Fort Smith thuộc lãnh địa Arkansas. Sau những lần được điều động băng qua vùng Mississippi thuộc “Lãnh địa người Mỹ bản địa” (tức là Oklahoma ngày nay) và Missouri, lần đầu tiên cậu chạm tới vùng biên giới. Ở Oklahoma, Bonneville ngụ qua đêm tại nhà của Auguste Chouteau, nhà buôn lông thú người Pháp. Cậu thích thú với những câu chuyện về cuộc sống trên những ngọn núi của “Miền Viễn Tây” của ông ấy cùng với những nhà buôn khác và các tay đánh bẫy thú.
Trong khi đóng quân tại doanh trại Jefferson ở Missouri, Bonneville tình cờ xem được những bài viết của Hall Kelley, giáo viên trường New England. Hall Kelly có những bài viết ủng hộ cho việc thiết lập khu định quốc gia Oregon, đồng thời trình bày những bản đồ và hướng dẫn để đạt được mục tiêu này. Điều này đã cuốn hút cậu thanh niên Bonneville vốn đang nuôi dưỡng tham vọng đặt dấu ấn của bản thân trên miền Viễn Tây này. Vài năm sau, Washington Irving, tác giả viết tiểu sử nổi tiếng về Bonneville, đã viết rằng cậu ấy “nhạy cảm với những gì vĩ đại và đẹp đẽ”.
Đại úy Bonneville đã gặp riêng Kelly khi đó đang tổ chức nhiều cuộc viễn chinh đến Oregon. Mặc dù Bonneville vẫn đang tại ngũ, Kelly đề nghị cậu dẫn đầu đoàn viễn chinh và cậu đã đồng ý. Tuy nhiên, Bonneville là một trong số ít người đồng ý nên cuối cùng kế hoạch cho chuyến đi bị gác lại. Cậu cần thêm người và còn phải xin nghỉ phép quân sự.
Khi kế hoạch với Kelly thất bại, Bonneville quyết tâm tìm gặp tướng Alexander Macomb, thuyết phục ông cho cậu nghỉ phép để thực hiện chuyến thám hiểm quan trọng về Miền Viễn Tây. Cuộc viễn chinh này sẽ cung cấp thông tin tình báo vô giá về quốc gia Oregon (tại thời điểm đó, Anh đang tranh chấp một phần lãnh thổ này). Chắc hẳn vị đại úy nhiệt thành đã chiếm được lòng của vị tướng chỉ huy bởi ông đã duyệt yêu cầu nghỉ phép của cậu. Ông cho rằng Bonneville sẽ xem đây là một nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo. Cậu sẽ cải trang thành một nhà buôn lông thú, đồng thời sẽ thu thập tất cả thông tin về người dân bản địa Oregon cũng như địa lý, khí hậu, đất đai, khoáng sản và mọi thứ tiềm năng khác. Nhiều nhà buôn lông thú giàu có của Mỹ cũng tài trợ cho chuyến hành trình mạo hiểm này.
Tiến về miền Tây
Năm 1832, Bonneville xuất phát từ bờ tây Missouri cùng với 20 chiếc xe căng bạt vải và hơn 100 người, cùng với Joseph Walker, nhà thám hiểm hoang dã kỳ cựu từng phiêu lưu trên Đường mòn Santa Fe. Đoàn người đi dọc theo dòng sông Missouri và Platte, sau đó qua Wyoming ngày nay. Mọi lúc, Bonneville đều đánh dấu đường đi, các đặc điểm của cảnh quan trên bản đồ, đo nhiệt độ, ghi nhận các mỏ khoáng sản và những gì quan sát được. Rời khỏi đường mòn dọc dòng sông Platte, Bonneville và đoàn người thẳng tiến về Miền Tây. Họ đã băng qua lãnh địa có những bộ tộc Shoshone, Crow, Blackfeet, Cheyenne, Arapaho sinh sống và các quốc gia và bộ tộc bản địa khác.
Trên đường đi, Bonneville cho sắp xếp các xe căng bạt vải thành một đội hình phòng thủ hình vuông, một chiến thuật được mô phỏng để bảo đảm an toàn bằng các chiếc xe . Đến trung tuần tháng bảy, đoàn người cuối cùng cũng thấy được dãy Rocky. Tháng tám, họ đã đến được sông Green. Tại đây, họ đã thiết lập pháo đài Bonneville, một doanh trại kiên cố để trải qua mùa đông, đồng thời có thể được dùng làm trạm buôn bán lông thú. Song, họ đã nhanh chóng bỏ lại pháo đài do độ cao địa lý của vùng này – chắc chắn sẽ có tuyết rơi không ngừng suốt mùa đông. Bonneville vẫn tiếp tục không hề nao núng. Đến tháng chín, cậu lại thành lập một pháo đài mới bên bờ sông Salmon, tức tiểu bang Idaho ngày nay. Đoàn viễn chinh đã trú đông ở đây để chờ đến mùa xuân.
Cuối cùng, khi nhiệt độ dần dần tăng trở lại vào đầu năm sau, Bonneville đưa ra quyết định quan trọng. Cậu ra lệnh cho Walker đi theo hướng ngược lại với quốc gia Oregon, tức là theo hướng nam tiến về Great Salt Lake với hy vọng sẽ bẫy được thú đồng thời xác định đường đến California. Walker và đội của anh ta lê bước qua nơi hoang vắng nhất của vùng Bắc Mỹ – cánh đồng muối phía Tây của Great Salt Lake – và tình cờ đến được sông Humboldt sau đó. Con đường này đã dẫn họ băng qua vùng đất mà ngày nay là tiểu bang Nevada. Từ đây, họ lại tiếp tục đến căn cứ địa của vùng Sierra Nevada hùng vĩ.
Vượt lên những dốc núi thẳng đứng, Walker và người của anh ta lang thang qua miền đất cao này, tìm kiếm con đường có thể đi qua được phía tây. Ngay khi một số người cảm thấy mất hy vọng, họ đến được sông Stanislaus. Nhóm người đã men theo sườn tây tiến vào thung lũng Trung phần California dài và bằng phẳng. Sau đó, theo lời khuyên của người dân bản địa, Walker quay trở lại phía đông. Con đường mà anh ta đi qua Sierra, ngày nay được gọi là Walker Pass, trở thành con đường huyết mạch vào California trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, vì Walker không mang về được mẻ lông thú đáng kể nào nên có vẻ Bonneville xem chuyến đi của anh ta là một sự thất bại.
Bonneville là người tiên phong mở con đường này, về sau trở thành Đường mòn Oregon. Tuy nhiên, cả cậu và Walker không thể ngờ rằng chính họ đã khám phá ra con đường được hàng chục ngàn phu tìm vàng, người khai hoang và nhà thám hiểm tiên phong khác đi theo. Theo sau đó, dòng người nhanh chóng tạo nên tiểu bang California cùng với hệ lụy chính trị vang dội đến Cuộc nội chiến đẫm máu.
Bản gốc được đăng trên tạp chí American Essence
Ghi chú của dịch giả:
Thomas Paine (1737-1809) là một nhà hoạt động chính trị, triết học, nhà triết học người Mỹ gốc Anh. Hai trong số những tác phẩm có ảnh hưởng nhất của ông khi cuộc cách mạng Mỹ bắt đầu và giúp truyền cảm hứng cho những người yêu nước vào năm 1776 để tuyên bố độc lập từ Vương quốc Anh là Common Sense và Crisis papers were important influences on the American Revolution (Tạm dịch: Các bài báo về Cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng quan trọng đến Cách mạng Hoa Kỳ.)
Khánh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: