Mạn đàm về lời cảnh báo mà văn hóa tu luyện thời cổ đại lưu cấp cho con người
Mấy ngàn năm nay tu luyện đã xuyên suốt văn hóa Trung Hoa, thành tiên thành đạo, tu thành chính quả, phản bổn quy chân, rất nhiều câu chuyện được lưu truyền và ghi chép. Nhưng, thế gian chìm vào đường mê quá sâu, vô luận trong lịch sử có bao nhiêu thần tích biểu hiện, bạch nhật phi thăng, hóa cầu vồng, hóa mưa móc, hoặc là thần thông đại hiển, thì hằng bao năm sau, mọi người đều cho là thần thoại, truyền thuyết đương thời hư vô mờ ảo. Rất ít người suy xét cẩn thận một chút, nếu hoàn toàn là hư vô mờ ảo, thì làm sao có thể thừa truyền mấy ngàn năm nay? Bởi vì nhìn không thấy thì cũng không tin.
Thế nên những hang động huy hoàng của Phật đã trở thành bích họa hoặc điển hình cho nghệ thuật tượng Phật, mọi người sẽ tán thưởng một câu: Cổ nhân thật sự là không tầm thường, thế mà có thể khắc họa được tượng Phật vĩ đại như vậy, thế giới Phật quốc phong phú nhiều màu sắc như thế. Như vậy, cổ nhân vì sao lại có “sức tưởng tượng và sáng tạo” vĩ đại như vậy?
Thế là có người nghĩ, Xá Lợi Tử kia có phải là răng hoặc xương cốt của Phật không. Vậy thì, người không tu luyện vì sao lại không có?
Còn có người nói: Nhục thân cao tăng này bất hoại thì có ích lợi gì? Như vậy, vì sao nhục thân của những cao tăng này không tan thành cát bụi?
Cửu Hoa Sơn ở khu Nam Sơn, An Huy, Hoa Đông, có khí hậu gió mùa bắc á nhiệt đới ẩm ướt, sương mù ẩm thấp, nhiều mưa. Trong môi trường tự nhiên có độ ẩm cao như vậy, Cửu Hoa Sơn trước sau lại xuất hiện rất nhiều bậc cao tăng tôn quý có nhục thân bất hoại, sự thật này triển hiện trước mắt người đời, không cần tranh giành để phá bỏ quan niệm cũ.
Tượng Thần nhục thân ở Cửu Hoa Sơn xuất hiện sớm nhất từ thời Đường. Đó là một vị vương thất của nước Tân La, Kim thị Cận Thuộc Tử Đệ Kim Kiều Giác, xuất sinh ở châu Kê Lâm, nước Tân La (nay là Gyeongju, Hàn Quốc). Ông ta hai mươi bốn tuổi từ bỏ vinh hoa mà trở thành khổ sở, cắt tóc xuất gia, mang theo chó trắng (Độc Giác thú) vượt biển đi về phía tây, vào đất nhà Đường cầu Pháp, trải qua gian khổ, hỏi đạo danh sơn. Cuối năm Khai Nguyên, đến Cửu Hoa Sơn, ở trong hang động, ăn đất trắng, an tọa tĩnh tu. Đến ngày 30 tháng 7 niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ mười (Công nguyên năm 794), chợt triệu chúng đồ nói lời tiễn biệt, lúc đốn ngộ, núi vọng đá rơi, chuông kêu, chim khóc, xếp bằng thị tịch, thọ chung chín mươi chín tuổi. Ba năm sau, lúc mở cửa động, các tăng đồ ngạc nhiên phát hiện nhục thân tăng sư vẫn còn, dáng vẻ như lúc còn sống, tay nương vào túi vải, khớp xương có âm thanh, như tiếc khóa vàng.
Bách Tuế Cung đời Minh Vô Hà hòa thượng năm hai mươi bốn tuổi cũng xuất gia. Ông ấy sau khi xuất gia tại Ngũ Đài Sơn, du hành khắp núi non danh tiếng. Năm thứ mười bảy niên hiệu Gia Tĩnh, ông ấy leo núi lội nước, hành trình vạn dặm, đi vào Cửu Hoa, chọn ngọn Ma Không phía đông sườn núi ẩn tích, dưới đình Trích Tinh trong sương mù dày đặc, kết nhà tranh khổ tu, lấy tên “am Trích Tinh”. Ông ấy chích máu lưỡi trộn lẫn kim phấn, viết Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm kinh. Cách mỗi hai mươi ngày, chích máu lưỡi một lần, trước sau dùng thời gian ba mươi tám năm, chép xong tám mươi mốt quyển bộ “kinh máu” này. Đây là nghị lực to lớn cỡ nào, tín niệm thành kính cỡ nào! Niên hiệu Thiên Khải năm thứ ba (Công nguyên năm 1623), Vô Hạ pháp sư viên tịch, thọ một trăm mười tuổi. Vị đại pháp sư siêu nhân này lúc lâm chung làm một bài kệ, nói: Lão đây hình hài trăm cái có thừa, thân thể lúc nhỏ khô gầy mà pháp thân mập mạp. Dấu vết đầu bờ mất đi nhờ việc ma luyện, lời trong cửa động cách biệt với chuyện bên ngoài. Tinh thần trên chốn thiên thượng có thể học hỏi được, so với cảnh người trên thế gian này cách xa quá. Khách đến hỏi ta trở về nơi nào? Cuối năm đến mùa xuân lại được thấy hoa mai. Chúng tăng đồ đem nhục thân ngài Vô Hạ ngồi xếp bằng trong vạc, ba năm sau mở vạc ra, nhục thân vẫn hoàn hảo, dung nhan như lúc còn sống.
Ngoài những người trên, tượng Phật nhục thân hiện còn có Đại Hưng hòa thượng, người thời Thanh, được xưng tụng là “Ứng thân đời thứ ba” của Bồ tát Địa Tạng, cúng phụng nhục thân Từ Minh hòa thượng, chân thân Thông Tuệ Thiền Lâm tì kheo ni Thích Nhân Nghĩa sư thái tại chùa Địa Tạng mới xây, đến Minh Tĩnh pháp sư thời hiện đại, và Ngô Vân Thanh lão nhân tọa hóa ở chùa Linh Tuyền trong trấn Thiện Ứng, huyện An Dương.
Sự tồn tại của những nhục thân bất hoại này đã minh xác rõ ràng sự ảo diệu to lớn của sinh mệnh thân thể con người: Tu luyện có thể cải biến vật chất trong thân thể người. Vật chất nhân gian đương nhiên tuân thủ quy luật tân trần đại tạ. Nhưng quy luật nhất định cũng chỉ là trong phạm vi nhất định, có tác dụng với hình thức tồn tại của vật chất nhất định. Tu luyện có thể khiến người trở về ngôi nhà vũ trụ thực sự, mà trong vũ trụ bao la này, vật chất thiên hình vạn trạng, sinh mệnh phong phú đa dạng, đối với việc lý giải và nhận biết vật chất nhân gian làm sao có thể thấy được chân tướng xuyên qua hết thảy thời không của vũ trụ vô hạn được? Những nhục thân bất hủ này không phải thay cũ đổi mới, nhưng không bị hư hoại, ngược lại là trường tồn không mất, cảm giác như sự tồn tại của những nhục thân này không phải dựa vào chỗ thiết yếu trong sinh tồn lúc bình thường mà trong lúc tân trần đại tạ có được năng lượng. Hơn nữa, nhân tố môi trường bên ngoài rõ ràng cũng không có tác dụng. Điều này nói rõ trong vũ trụ có pháp tắc và năng lực siêu thường khiến những nhục thân này không bị giải thể.
Cho nên, từ góc độ tu luyện mà nói, cao tăng trong quá trình tu luyện, nhục thân đã được một loại vật chất cao năng lượng khác thay thế, không chịu ước chế của quy luật thời không trong nhân gian chúng ta thế gian này thời không quy luật chế hẹn, mặc dù tạo thành hình thái không có nhiều sự khác biệt lớn, nhưng kết cấu và đại tạ của năng lượng đã thay đổi. Cho nên lâu dài không bị hư hoại. Đồng thời, nhìn từ góc độ này, cũng rất dễ dàng hiểu tại sao người tu luyện chân chính sẽ không bị bệnh. Tu luyện là điều siêu thường, mà không phải hư ảo.
Nhìn không thấy thì cũng không tin, vậy lúc mọi người nhìn thấy rõ ràng những nhục thân bất hoại, dáng vẻ như lúc còn sống, da thịt vẫn còn co giãn thì nên tin tưởng cái gì?
Đăng lại từ trang Minh Huệ
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa Ngữ
Xem thêm: