Mạn đàm thư pháp (2): Phép viết chữ thời Xuân Thu Chiến Quốc
Chữ Hán và thư pháp có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Chữ Hán bởi vì thư pháp mà hiển lộ rực rỡ, thông qua thư pháp mà biểu hiện vận khí ở bên trong, diễn biến kiểu chữ trong thư pháp cũng cực kì lớn. Thầy dạy thư pháp Hoàng Cảnh Hành lấy diễn biến của các thể chữ làm trục, chia sẻ nguồn gốc nghệ thuật thư pháp. Chuyên mục “Văn hóa học đường” sẽ ra số đặc biệt về thư pháp có sự tham gia của thầy Cảnh Hành, với lời lẽ dễ hiểu đi sâu chia sẻ về nguồn gốc, loại hình, cách viết thư pháp và những câu chuyện nhỏ.
Thời Xuân Thu Chiến Quốc là giai đoạn diễn biến quan trọng của chữ Hán, thể chữ đủ các loại kiểu đều xuất hiện vào lúc ấy, đương thời văn tự các nước dùng không hề giống nhau, thể chữ viết cũng mười phần phong phú, ngoài các loại mà kỳ trước nói đến là thể chữ viết trên chung đỉnh, còn bắt đầu viết chữ trên khí cụ bằng ngọc, thẻ tre, tơ lụa. Về mặt công cụ viết, bút lông lúc ấy bắt đầu phổ cập, có lợi cho sự truyền bá văn hóa.
Sơ bộ về công cụ viết chữ thời Xuân Thu
Thời Xuân Thu kỳ thật kéo dài một số hình chữ thời Tây Chu, chủ yếu là khắc trên chung đỉnh. Nếu so sánh với thể chữ thời Tây Chu, tương đối mà nói là ngay ngắn chỉnh tề, có lẽ bởi vì chưa nắm giữ được kỹ thuật khắc chữ của thời Tây Chu trong quá khứ tốt như thế nào, cho nên so sánh với thể chữ thời Tây Chu cảm giác tương đối thô vụng.
Thời Xuân Thu kỳ thật xuất hiện rất nhiều hình chữ rất đẹp, chữ rất nhỏ, mà những chữ này là trực tiếp khắc lên. Cũng có người đưa ra ý kiến rằng những chữ này là trước viết ra sau đó khắc lên. Vào thời Tây Chu thật ra đều phát hiện được một số mảnh gốm, dùng công cụ viết như loại bút lông này viết chữ lên bề mặt. Bởi vì bút trải qua lâu ngày đã bị hư thối, khó mà khảo cứu chuẩn xác là dùng công cụ gì, nhưng tin tưởng là công cụ kia giống loại bút lông dùng thời hiện đại.
Sự xuất hiện của thẻ tre
Đến thời Chiến Quốc, thể chữ có đủ loại, biến hóa phong phú. Thể chữ viết lúc ấy, cũng đều phát sinh biến hóa rất lớn. Khi đó rất thịnh hành thẻ tre, thẻ tre tức dùng các cây trúc hoặc cây gỗ khác nhau xuyên thành một trang sách. “Sách” là chữ tượng hình, tạo hình giống như dùng các thẻ tre khác nhau xuyên qua cùng một chỗ. Nhưng chữ này kỳ thật ban đầu vào triều Thương đã có. Kỳ thật có thể suy đoán vào triều Thương, đã có người viết trên gỗ, chỉ bất quá mục nát rồi, không thể lưu lại được nữa.
Hiện nhìn thấy chữ viết cổ xưa nhất là chữ trên trúc hoặc gỗ, chính là chữ thời Chiến Quốc. Lúc ấy nội dung viết đa số dùng bút lông, mà văn tự ghi chép thời Chiến Quốc lưu lại so với thời Xuân Thu nhiều hơn hẳn, cũng đều bởi vì dạng này có lợi cho sự truyền bá văn hóa giữa các nước.
Có một người, tôi tin tưởng dù người 3 tuổi hay 30 tuổi đều biết được — đó là Khổng Tử, học thuyết của ông vì sao được thịnh hành? Cũng đều gián tiếp là vì xuất hiện trên thẻ tre. Thẻ tre lưu hành, mà khiến cho học thuyết của ông có thể truyền khắp các nước. Thời Chiến Quốc cũng bắt đầu chủ yếu dùng Đại triện, mà các nước khác nhau cũng có chữ triện theo phong cách của mình. Nhưng cuối thời Chiến Quốc, liền bắt đầu xuất hiện một số thể chữ càng thêm khác biệt, những thể chữ này về sau đều sẽ lần lượt nói đến, kỳ tiếp theo sẽ nói về sự biến hóa của Triện thư thời Tần Hán.
- Tư liệu do Hoàng Cảnh Hành cung cấp
Do Văn/Tăng Liên thực hiện
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: