Lực lượng Không gian Hoa Kỳ: Các công ty không nên hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ phóng vào không gian của Trung Quốc
Một giám đốc tình báo cấp cao của Lực lượng Không gian cảnh báo, “Điều quan trọng không chỉ đối với các công ty Hoa Kỳ … mà đối với cả các công ty quốc tế, là không nên giúp ĐCSTQ tiến triển thêm.”
Thiếu tướng Gregory Gagnon, phó giám đốc phụ trách hoạt động tình báo không gian của Lực lượng Không Gian Hoa Kỳ cảnh báo rằng các công ty trên thế giới nào đang tìm kiếm dịch vụ phóng vào không gian nên tránh hợp tác với các tổ chức Trung Quốc, vì Trung Quốc có thể sử dụng doanh thu thương mại [từ dịch vụ này] để thúc đẩy phát triển quân sự không gian của mình.
Hôm 13/02, Thiếu tướng Gagnon đưa ra cảnh báo này trong cuộc hội thảo tại Hội nghị chuyên đề về Chiến tranh của Hiệp hội Lực lượng Không quân & Không gian ở Colorado. Ông cho biết ngành công nghiệp không gian suy thoái của Nga đã cho phép Trung Quốc bành trướng hoạt động kinh doanh phóng vào không gian thương mại của họ.
“Trong ba năm qua, chúng tôi đã chứng kiến thị trường phóng hỏa tiễn của Nga sụp đổ. Thị trường này sụp đổ vì các hành động của tập đoàn không gian Roscosmos, cuộc xâm lược hơn nữa vào Ukraine, các lệnh trừng phạt, chứng kiến họ cố gắng giữ một trang mạng làm con tin trong một vụ phóng bằng vệ tinh của họ vì họ đã ở Nga,” Thiếu tướng Gagnon cho biết. Roscosmos là đối tác phía Nga của NASA.
Năm 2023, các hãng hỏa tiễn thương mại Trung Quốc đã thực hiện 17 vụ phóng vào quỹ đạo trong tổng số 67 lần thử của Trung Quốc. Trong khi đó, Hoa Kỳ đã tiến hành 109 lần phóng vào năm trước, trong đó SpaceX của tỷ phú Elon Musk chiếm 98 lần thử.
“Nga vẫn chưa cần phóng hỏa tiễn lại. Bắc Kinh và ĐCSTQ [Đảng Cộng sản Trung Quốc] đã nhận ra điều này, và họ đang nhanh chóng mở rộng năng lực phóng hỏa tiễn ở Trung Quốc. Ngày nay, họ đang mở rộng ra ngoài các phi trường không gian quốc gia của mình. Và họ đang thực hiện những bước nhảy đầu tiên đó xảy ra trước việc phóng [thiết bị] có thể tái sử dụng, và ngày nay chúng ta đang thấy điều đó ở Trung Quốc,” Thiếu tướng Gagnon nói thêm.
Vào tháng 01/2023, Cộng hòa Djibouti đã ký một thỏa thuận sơ bộ với công ty Kỹ thuật Không gian Vũ trụ Hồng Kông (Hong Kong Aerospace Technology) của Trung Quốc để thành lập một phi trường không gian ở khu vực Obock phía bắc đất nước. Dự án phi trường không gian này, trị giá 1 tỷ USD, sẽ bao gồm việc xây dựng một cơ sở cảng và một đường cao tốc.
Kể từ đó, các chuyên gia đã đặt nghi vấn về động cơ của Trung Quốc trong việc xây dựng phi trường không gian ở Djibouti. Vào tháng 04/2023, ông Benjamin Silverstein, nhà phân tích nghiên cứu đương thời của Dự án Không gian tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, đã viết trong một bài bình luận đăng trên tạp chí Chính sách đối ngoại: “Có vẻ như Trung Quốc có thể có những động cơ bí mật khi quan tâm đến các phi trường không gian ở hải ngoại.
“Đặc biệt, vì Djibouti là một quốc gia không tham gia các hiệp ước lớn về quản lý hành vi ngoài không gian, nên Trung Quốc có thể coi mối quan hệ đối tác mới này là cơ hội để tạo thuận tiện cho một phần tử có thể lừa đảo và định hình lại những kỳ vọng toàn cầu về hành vi có trách nhiệm trong không gian.”
Thiếu tướng Gagnon nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự đồng thuận chống lại việc trợ giúp chương trình không gian của ĐCSTQ, một chương trình chủ yếu do quân đội của nước này quản lý, Quân Giải phóng Nhân dân (PLA).
“Điều quan trọng không chỉ đối với các công ty Hoa Kỳ, những đơn vị có thể sẽ có những hạn chế, mà còn đối với các công ty quốc tế là không nên giúp ĐCSTQ tiến triển thêm,” Thiếu tướng Gagnon cho hay.
“Giờ đây, việc đó có vẻ như là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là không ký hợp đồng phóng vào không gian với các nhà cung cấp dịch vụ phóng vào không gian của Trung Quốc vì [các] vụ phóng vào không gian thương mại ở Trung Quốc thực sự bắt đầu vào năm 2023. Họ đang cố gắng đạt được doanh thu quốc tế có thể giúp bù đắp chi phí trợ giúp cho việc phóng vào không gian vì an ninh quốc gia cho PLA,” ông nói tiếp.
“Vì vậy chúng ta đừng giúp đỡ họ. Tôi nghĩ tất cả chúng ta nên đồng thuận điều đó.”
Tài sản không gian của Trung Quốc
Lực lượng Trợ giúp Chiến lược của Quân Giải phóng Nhân dân (PLASSF), một lực lượng của Trung Quốc tương đương với Lực lượng Không gian Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 2015. Lực lượng Không gian Hoa Kỳ được thành lập vào năm 2019, gia nhập cùng với Lực lượng Không quân, Lục quân, Hải quân, Tuần duyên, và Thủy quân lục chiến với tư cách là Lực lượng Không quân Hoa Kỳ như một binh chủng riêng biệt.
Trong cuộc hội thảo, Thiếu tướng Gagnon cho thấy Trung Quốc đã tiến bộ đến mức nào trong lĩnh vực không gian kể từ năm 2015.
“Từ năm 2015 đến nay, họ đã tăng tài sản trên quỹ đạo lên 500%. Hiện nay, họ có hơn 900 vệ tinh ngoài không gian,” ông cho biết.
Theo Thiếu tướng Gagnon, trong khi đó, Hoa Kỳ có một đội vệ tinh nhiều hơn gồm 9,000 vệ tinh, nhưng 70% trong số đó “là vệ tinh liên lạc hoặc vệ tinh băng thông rộng.”
“Hơn một nửa số vệ tinh của ĐCSTQ ngoài không gian là viễn thám. Trong hai năm qua, họ đã đưa hơn 200 vệ tinh vào quỹ đạo mỗi năm, và hàng năm, hơn 100 trong số đó là vệ tinh viễn thám,” ông giải thích.
“Những vệ tinh viễn thám đó được thiết kế để tìm kiếm, cố định, và theo dõi các lực lượng chung ở Tây Thái Bình Dương. Chỉ trong thời gian tôi làm việc trong Lực lượng Không gian, tức là chỉ ba năm, họ đã chuyển từ mức đủ tốt sang gần như tốt với năng lực giám sát và trinh sát ở phía tây Thái Bình Dương. Đó là một thực tế quan trọng mà tất cả chúng ta phải hiểu,” ông nói thêm.
Hồi tháng Một, một báo cáo do quân đội Hoa Kỳ công bố cho thấy Trung Quốc và Nga đang đưa các vệ tinh lưỡng dụng vào không gian trong khi che giấu các ứng dụng quân sự của họ.
Báo cáo cho biết, một vệ tinh giảm thiểu mảnh vỡ có thể hoạt động như một hệ thống vũ khí, đề cập đến vệ tinh Shijian-21 của Trung Quốc, hồi tháng 01/2022, đã kéo một vệ tinh dẫn đường đã bị vô hiệu hóa của Trung Quốc lên một quỹ đạo nghĩa địa (graveyard orbit).
Báo cáo cũng cho thấy một vệ tinh khác của Trung Quốc, Shijian-17, là một ví dụ về công nghệ cánh tay robot trên không gian của Trung Quốc có thể được sử dụng trong tương lai để “tấn công các vệ tinh khác.”
Một chủ đề khác được đưa ra trong cuộc hội thảo là phi thuyền không gian robot của Trung Quốc có tên Thần Long (Shenlong). Phi thuyền không gian của Trung Quốc này — mà các chuyên gia cho rằng có thể tương tự như Phương tiện Thử nghiệm Quỹ đạo X-37B của Hoa Kỳ — đã được phóng vào tháng 12/2023 để thực hiện sứ mệnh thứ ba, sau một sứ mệnh vào năm 2020 và một sứ mệnh khác vào năm 2022.
Thiếu tướng Gagnon cho biết phi thuyền không gian của Trung Quốc này gây ra mối đe dọa cho Hoa Kỳ.
“Phi thuyền không gian này được thiết kế để họ đi ra ngoài không gian, thử nghiệm các thí nghiệm, và cũng cung cấp năng lực cơ động cho việc thu thập trên quỹ đạo … và một số loại thí nghiệm cảm biến khác mà họ muốn thực hiện,” Thiếu tướng Gagnon nói.
“Phương tiện này cũng cho phép họ thực hành các hoạt động ở vùng lân cận từ xa và những thứ tương tự, vốn là các hoạt động không gian tân tiến. Và điều đó quan trọng đối với họ để phát triển thành một lực lượng không gian,” ông nói tiếp.
“Nhưng đối với chúng ta, điều đó đang đe dọa. Chúng ta cần phát triển các chiến thuật tân tiến trong các hoạt động tân tiến trong không gian để có thể học hỏi và tiến bộ hơn.”
Trung tướng Douglas Schiess, chỉ huy Lực lượng Không gian-Không gian Hoa Kỳ, cho biết tại hội thảo rằng: “Chúng tôi đang theo dõi những gì họ đang làm với phi thuyền không gian của họ.”
Hân Nhi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times