Lời biện hộ cho quan điểm của ông Tucker Carlson về Trung Cộng
Vào đêm trước hôm 01/09, ông Tucker Carlson, người dẫn chương trình của show truyền hình “Tucker Carlson Tonight,” đã làm một điều khá bất ngờ: ông ấy đã nói chuyện một cách dễ chịu về một chế độ “toàn trị” vì đang thực thi “một số việc có đạo đức.”
Luận đàm về cuộc trấn áp gần đây của Trung Cộng đối với văn hóa thần tượng, ông Carlson tự hỏi liệu chính phủ Hoa Kỳ có thể làm điều tương tự hay không. Câu trả lời sẽ là không. Tuy nhiên, theo một bài báo được xuất bản bởi Đại học Cardiff của Anh Quốc, văn hóa thần tượng có xu hướng gây hại nhiều hơn lợi. Các tác giả thảo luận về cách thức mà một số người có ảnh hưởng quảng bá cho một sản phẩm hỗ trợ giảm cân có nguy cơ [gây hại]. Họ cũng thảo luận về cách thức mà “hành vi của người nổi tiếng” đến việc áp dụng “các thói quen nguy hiểm.” Chẳng hạn như các nghệ sĩ hip-hop thường tán tụng nạn sử dụng ma túy, lạm dụng bia rượu, cũng như bạo lực trong âm nhạc của mình. Điều này dẫn đến việc bình thường hóa các hành vi đồi bại cũng như các thói hư tật xấu. Không thể phủ nhận rằng những thần tượng của Hoa Kỳ — cụ thể hơn là những người có tầm ảnh hưởng tại Hoa Kỳ — nắm giữ quyền lực rất to lớn.
Các tác giả này cảnh báo một vấn đề khác đối với văn hóa thần tượng, đó là hàng triệu cá nhân đã trở nên “mải miết chìm đắm trong đó.” Việc thần tượng hóa và tôn thờ một số người nổi tiếng theo nghĩa đen đi kèm đó là một loạt các vấn đề, bao gồm “sự lo lắng, các vấn đề về vóc dáng cơ thể và các vấn đề về sức khỏe tâm thần.”
Sự thật về việc ông Carlson đã thực sự nêu bật những mối nguy hiểm của văn hóa thần tượng không khiến ông ấy trở thành người biện hộ cho Trung Cộng; trái lại, điều này khiến ông trở thành một bình luận viên biết nắm bắt tình hình.
Ngoài ra, người dẫn chương trình này đã thẳng thắn thảo luận về sự trấn áp mới đây của nhà cầm quyền Trung Cộng đối với trò chơi điện tử. Kể từ bây giờ, tại Trung Quốc đại lục, trẻ em dưới 18 tuổi sẽ chỉ được phép chơi game ba giờ mỗi tuần. Liệu các biện pháp tương tự có nên được áp dụng ở Hoa Kỳ không? Tôi sẽ để quý vị tự quyết định.
Như nhà tâm lý học Elizabeth Hartney đã lưu ý, nghiện trò chơi điện tử là một vấn đề rất thực tế. Về mặt kỹ thuật được gọi là “rối loạn chơi game” (nghiện điện tử), Tổ chức Y tế Thế giới công nhận đây là một căn bệnh liên quan đến việc [đắm chìm] vào trò chơi điện tử mà không thể nào kiềm chế được. Không khác gì các hình thức nghiện phổ biến khác, chứng rối loạn chơi game có tác động tiêu cực sâu sắc đến cuộc sống của một cá nhân. Khiến các bậc cha mẹ Mỹ lo ngại, và điều này là có thể hiểu được. Năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã thăm dò ý kiến của gần 1,000 cha mẹ; 86% trong số những người được khảo sát cảm thấy rằng con cái của họ đã dành quá nhiều thời gian cho việc chơi điện tử. Khi các trò chơi trực tuyến nhiều người chơi (MMO) và trò chơi nhập vai (RPG), cũng như các trò MMORPG (kết hợp cả hai dạng này) ngày càng trở nên phổ biến, chúng ta nên mong đợi một điều rằng sẽ có nhiều bậc cha mẹ hơn bày tỏ lo ngại. Các trò chơi điện tử tự bản thân chúng không hề có hại, nhưng việc việc sử dụng quá mức thì chắc chắn sẽ gây hại.
Theo như các tác giả tại trung tâm cai nghiện The Recovery Village đã viết, trò chơi nhập vai trực tuyến (MMO) gây nghiện “bởi các cá nhân có thể thoải mái tương tác với nhiều người khác trong môi trường hợp tác hoặc cạnh tranh,” tất cả điều này đều diễn ra một cách thoải mái trong phòng ngủ của họ. Mặt khác, trò chơi nhập vai “gây nghiện ở chỗ các cá nhân có thể nhập vai vào một cuộc sống khác mà họ có thể đang đố kỵ hoặc truy cầu ham muốn.” Với một tần suất thấp, chủ nghĩa giải thoát là lành mạnh; tuy nhiên, nếu một người liên tục đắm chìm trong các trò chơi điện tử, điều duy nhất họ thực sự đang trốn tránh đó là cuộc sống thực tại.
Mặc dù việc chơi điện tử có một số ích lợi đối với những điều khó xử về mặt xã hội, nhưng đó lại là một sự thay thế tồi tệ cho việc tương tác trực tiếp ngoài đời thực. Việc chơi điện tử có mối liên hệ mật thiết với sự cô lập xã hội. Không có gì đáng ngạc nhiên khi việc thiếu các kết nối xã hội trong cuộc sống thực sẽ gây hại cho sức khỏe của một người. Điển hình như có những mối liên hệ mật thiết giữa sự cô lập xã hội với căn bệnh béo phì và cao huyết áp. Thậm chí đáng lo ngại hơn nữa, đó là sự cô lập xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến con người ở mức độ thần kinh; các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người dễ bị cô lập với xã hội trong thời gian dài có não bộ tương tự như của bệnh nhân mắc chứng Alzheimer. Nỗi ám ảnh nghiện chơi điện tử ở Hoa Kỳ đã là một vấn nạn từ rất lâu trước khi đại dịch COVID-19 [ập đến]; đại dịch chỉ làm cho vấn đề này trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Một lần nữa, ông Carlson, với vai trò là một bình luận viên biết nắm bắt tình hình, đã chính xác khi nêu lên vấn đề rất thực tế này. Hơn nữa, phân khúc của Carlson ít thân thiện với Trung Cộng hơn so với một số tác giả mà chúng ta tin tưởng. Một số bối cảnh — điều thiếu sót thường thấy trong các ấn phẩm báo chí ngày nay — là thực sự cần thiết. Trong tất cả các nhà bình luận chính trị thiên tả, ai là người mạnh miệng chỉ trích nhà cầm quyền Trung Cộng ngoài người đàn ông 52 tuổi này? Nếu có, tôi cho rằng con số này rất ít ỏi. Tất cả những gì ông Carlson làm đơn thuần là để cho thấy một điều rằng, chính phủ Hoa Kỳ có thể và nên làm nhiều hơn nữa để bảo vệ công dân của mình. “Đâu là lần cuối cùng quý vị nghe thấy một trong các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta thậm chí còn đề cập đến trò chơi điện tử hay sự đầu cơ [vào] thị trường địa ốc hay việc tôn thờ người nổi tiếng là một vấn nạn?” ông ấy hỏi. Một lần nữa, đây là một thắc mắc hoàn toàn hợp pháp để đưa câu hỏi.
Hiện tại, điều quan trọng cần lưu ý đó là nhà cầm quyền Trung Cộng trấn áp việc chơi game, đầu cơ thị trường địa ốc, hay việc tôn thờ thần tượng nhằm mục đích giúp đỡ công dân của mình; họ thẳng tay đàn áp ba lĩnh vực đó vì gây ra một mối đe dọa cho gọng kìm siết chặt của Bắc Kinh đối với xã hội.
Về quan điểm của ông Carlson, cũng cần lưu ý một điều quan trọng rằng ông ấy không nhất thiết là đang ca ngợi nhà cầm quyền Trung Cộng; ông ấy là đang ca ngợi ý tưởng về một cuộc trấn áp các hoạt động độc hại vốn đang gây nguy hiểm cho xã hội. Các chính sách mới này chẳng làm cho Trung Cộng bớt chuyên quyền hơn tẹo nào. [Nhưng] ông Carlson cũng đã không đánh mất thực tế này. Tại Hoa Kỳ, với giá địa ốc tăng cao và ngày càng có nhiều trẻ vị thành niên cố gắng để tự sát, thì có lẽ nhiều nhà bình luận của Hoa Kỳ nên đặt ra các thắc mắc mà ông Tucker Carlson đã chuẩn bị sẵn để hỏi.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, The American Conservative, National Review, The Public Discourse, và các tờ báo có uy tín khác. Ông cũng là một ký giả chuyên mục tại Cointelegraph.
Doanh Doanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: