LME đóng cửa giao dịch, Trung Quốc tái định hình các thị trường toàn cầu
Cách xa chiến trường Ukraine, một trận chiến về nội hàm chính xác của một thị trường và các quy tắc của chúng đang diễn ra trên một sàn giao dịch toàn cầu (LME). Trung Quốc, từ lâu được biết đến với việc thao túng thị trường nội địa và gian lận trên thị trường toàn cầu, đang đưa sự thao túng và gian lận này lên một tầm cao mới bằng cách bảo vệ các công ty Trung Quốc khỏi bị thua lỗ trong giao dịch.
Sàn Giao dịch Kim loại London (LME) là thị trường hàng hóa theo hợp đồng kỳ hạn và tương lai, có nguồn gốc từ thế kỷ 16 và giao dịch chủ yếu các kim loại cơ bản như nhôm, thép, và niken. Kể từ năm 2012, LME thuộc sở hữu của Sở Giao dịch và Thanh toán bù trừ Hồng Kông (HKEX).
HKEX được coi là cổ đông kiểm soát trên thực tế của LME thông qua sự kiểm soát gần như hoàn toàn của hội đồng quản trị, chính phủ Hồng Kông. Hồng Kông hiện được điều hành thực tế bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng Kông phải bảo vệ các công ty Trung Quốc.
Khi giá niken tăng gần gấp đôi trong một giờ hôm 08/03, suy nghĩ ban đầu cho rằng đây là một loại khớp lệnh hoặc trục trặc kỹ thuật nào đó và không phải là kết quả của các nguyên tắc cơ bản của thị trường. Tuy nhiên, tin tức nhanh chóng bắt đầu xuất hiện rằng một công ty khai thác lớn của Trung Quốc, Tsingshan Holding, đã đặt cược bán khống rất lớn rằng giá sẽ giảm. Do hết thời hạn hợp đồng, công ty đã nhanh chóng cố gắng bù đắp hợp đồng đó và lỗ hàng tỷ đồng trong quá trình này, đẩy giá thành lên cao nhanh chóng.
Hiện tại đã gần đến hai tuần giao dịch tối thiểu do thị trường đóng cửa thường xuyên, LME và HKEX đang mất uy tín nhanh chóng vì có vẻ như họ đang tạm dừng giao dịch để bảo vệ một công ty Trung Quốc đã phá sản trong thực tế. Các nhà giao dịch trên khắp thế giới có thể chịu đựng nhiều rủi ro và biến động, nhưng họ không giao dịch ở nơi họ không cảm thấy mình được đối xử công bằng. Có quá nhiều địa điểm khác.
Vậy những kết quả có thể xảy ra khi LME đóng cửa giao dịch để bảo vệ một công ty khai thác đang phá sản của Trung Quốc là gì?
Đầu tiên, việc đóng cửa giao dịch này của LME là rủi ro lớn về mặt pháp lý và uy tín đối với LME và HKEX. Các thị trường thường cam kết bảo đảm các thị trường là hoạt động trơn tru trên phạm vi rộng. Tuy nhiên, việc hủy giao dịch trong những ngày trước khi giá nhảy vọt, và thậm chí có vẻ như đóng cửa thị trường để ủng hộ một người cụ thể, có thể sẽ thay đổi tiền lệ lịch sử.
Các nhà giao dịch bị ảnh hưởng hiện đang thuê các luật sư và làm việc với các nhà giao dịch khác để truy theo thị trường này, các chủ ngân hàng, và Tsingshan Holding. Với các công ty môi giới, ngân hàng, và thậm chí chính thị trường này đã được cho là phải có các biện pháp được thiết kế để ngăn chặn những kiểu bùng nổ này, [nhưng] phần lớn các ngân hàng Trung Quốc, công ty môi giới, và thị trường đã không thực hiện sự giám sát thường phải duy trì, khiến họ gặp rủi ro về mặt pháp lý và uy tín.
Ít nhất, việc LME đóng cửa giao dịch này sẽ là cú mất điểm uy tín lớn đối với LME. Trong một thị trường toàn cầu, nơi các nhà giao dịch có thể đến rất nhiều thị trường lớn, sẽ rất thú vị khi xem liệu các khối lượng giao dịch có ở lại London hay không.
Thứ hai, việc LME đóng cửa giao dịch dường như có thể gây tổn hại đáng kể đến lợi ích hợp tác với các đối tác Trung Quốc trong cấu trúc thị trường tài chính toàn cầu. Giống như việc một công ty Trung Quốc đề nghị mua lại Sở giao dịch chứng khoán Chicago trước khi bị từ chối, việc LME đóng cửa giao dịch có khả năng gây tổn hại cho bất kỳ lợi ích toàn cầu nào đối với sự tham gia của Trung Quốc vào hoạt động thị trường. Việc đấu thầu của Chongqing Casin Enterprise để mua lại sàn giao dịch Chicago đã thất bại vào tháng 02/2018 do lo ngại về an ninh, nhưng đằng sau giao dịch này đã là những câu hỏi về việc thao túng thị trường của Trung Quốc.
Các nhà giao dịch có thể chấp nhận rủi ro và biến động, nhưng họ sẽ không giao dịch ở nơi mà họ cho rằng thị trường bị gian lận. Ngay cả một cổ đông lớn của Trung Quốc dường như cũng không thể tiếp tục [hoạt động] trong những năm tới vì lo ngại rằng áp lực từ Bắc Kinh sẽ đóng cửa các thị trường để bảo vệ một công ty Trung Quốc. Các nhà giao dịch cần các quy tắc giao dịch tiêu chuẩn, minh bạch, và được áp dụng một cách công bằng, nhưng đơn giản là Trung Quốc không thể cung cấp những thực thi này.
Khi một liên minh các ngân hàng vào cuộc để cung cấp các khoản vay cho công ty khai thác mỏ phá sản này, đáng ngạc nhiên là công ty ấy không chỉ từ chối hoàn tất giao dịch của mình, mà còn tăng vị thế bán khống của mình với các quỹ mới. Mặc dù giao dịch đã được nối lại trong một thời gian ngắn hôm 16/03, trước khi bị đóng cửa trở lại, nhưng sàn giao dịch này đã tỏ ra cẩu thả trong việc cho phép người tham gia có rủi ro cao như vậy tiếp tục giao dịch.
Mặc dù sự chú ý của toàn cầu đang tập trung đúng mức vào Ukraine, các sự kiện tại LME có thể sẽ gây chú ý trong một thời gian dài sắp tới. Trong khi chúng ta cho rằng Bắc Kinh sẽ gian lận trong thị trường toàn cầu về thương mạivà sở hữu trí tuệ, Trung Quốc đã đảm bảo rằng các ngân hàng ngoại quốc kiếm được tiền. Chỉ cần thông qua việc đóng cửa thị trường giao dịch ở ngoại quốc để mang lại lợi ích cho một công ty Trung Quốc tham gia, LME và HKEX đã vĩnh viễn làm tổn hại danh tiếng của họ.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Christopher Balding từng là giáo sư tại Đại học Fulbright Việt Nam và Trường Kinh doanh HSBC thuộc Trường Cao học Đại học Bắc Kinh, ông chuyên về kinh tế Trung Quốc, thị trường tài chính và công nghệ. Là thành viên cao cấp của Hội Henry Jackson, ông đã sống ở Trung Quốc và Việt Nam hơn một thập kỷ trước khi chuyển đến Hoa Kỳ.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: