Lithuania rút khỏi nền tảng hợp tác ‘17 +1’ của Trung Quốc
Chính phủ Cộng Hòa Lithuanian đã rút khỏi nền tảng “17+1” của Bắc Kinh, một sáng kiến của Trung Quốc mà các quốc gia Baltic đã tham gia vào năm 2012.
Tháng 04/2012, chính quyền Trung Cộng chính thức ra mắt nền tảng này, ban đầu được đặt tên là nền tảng “16+1” để tăng cường hợp tác với 11 quốc gia thành viên Liên minh Âu Châu và 5 quốc gia vùng Balkan. Nền tảng này được đổi tên thành “17+1” sau khi Hy Lạp tham gia sáng kiến này vào tháng 04/2019.
Sáng kiến này kêu gọi các quốc gia tham gia hợp tác với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, bao gồm tài chính, y tế, thương mại và công nghệ. Mô phỏng theo nền tảng này, Bắc Kinh sau đó đã thành lập một dự án tương tự vào năm 2013, được gọi là “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI, còn được gọi là “Một Vành Đai, Một Con Đường), trong nỗ lực xây dựng các tuyến thương mại nối Trung Quốc với các khu vực khác trên thế giới.
Hôm 22/05, Bộ trưởng Ngoại giao Lithuanian Gabrielius Landsbergis cho hay các quốc gia Baltic không còn coi mình là thành viên “17+1” nữa và sẽ không tham gia vào các hoạt động của nhóm này, theo Baltic News Service. Ông cho biết theo quan điểm của EU thì nền tảng này của Trung Quốc “đã gây ra chia rẽ” và kêu gọi các thành viên EU theo đuổi “cách tiếp cận và giao tiếp 27+1 hiệu quả hơn nhiều so với Trung Quốc.”
Ông Landsbergis nói: “Sức mạnh và tác động của Âu Châu là ở tính thống nhất của nó.” Có 27 quốc gia thành viên hiện đang nằm trong EU; Anh Quốc đã rời khỏi khối chính trị và thương mại này vào tháng 01/2020.
Việc Cộng Hòa Lithuania quyết định rời khỏi cơ cấu Trung Quốc cũng không phải là điều bất ngờ. Vào tháng Ba, ông Landsbergis nói với tờ báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung rằng nền tảng “17+1” đã không đạt được kỳ vọng của nước này, đặc biệt là về các khoản đầu tư phục vụ những lợi ích chung.
Việc tham gia nền tảng này cũng đi kèm với những hệ quả tiêu cực.
“Dạng thức này đi kèm với xu hướng chia rẽ trong EU và áp lực chính trị lớn hơn từ phía Trung Quốc,” ông Landsbergis nói với tờ báo của Đức.
Tân Cương và Đài Loan
Hành động của Cộng Hòa Lithuania là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ gay gắt của quốc gia này đối với Trung Quốc.
Hôm 20/05, Quốc hội Lithuania đã thông qua một nghị quyết không ràng buộc lên án việc Bắc Kinh đối xử với dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, Trung Quốc là “tội diệt chủng.” Nghị quyết này đã được thông qua bằng một cuộc bỏ phiếu [với tỉ lệ] 86–1, với bảy phiếu trắng.
Tại Tân Cương, nơi sinh sống của khoảng 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ, có ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakh, và người Kyrgyzstan hiện bị giam giữ trong các trại tập trung vì tội truyền bá chính trị.
Các nghị viện ở Canada, Hà Lan và Anh Quốc đã thông qua các nghị quyết tương tự. Vào tháng Một, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) đã phạm tội ác diệt chủng và tội ác phản nhân loại đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương.
Nghị quyết của Lithuania cũng kêu gọi Trung Cộng “ngay lập tức chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng bất hợp pháp từ các tù nhân lương tâm, trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc, bao gồm cả các học viên Pháp Luân Công.”
Để đáp lại nghị quyết, trong một tuyên bố hôm 20/05, Đại sứ quán Trung Quốc tại Lithuania đã chỉ trích Quốc hội Lithuania vì “màn diễn chính trị kém chất lượng dựa trên những xảo ngôn và thông tin sai lệch.”
Bắc Kinh cũng phản ứng giận dữ khi Cộng Hòa Lithuania lên tiếng ủng hộ Đài Loan, trên thực tế là một quốc gia độc lập mà Bắc Kinh tuyên bố là một phần lãnh thổ của mình. Vào tháng 11/2020, chính phủ Lithuania tuyên bố rằng họ cam kết hỗ trợ “những người đấu tranh cho tự do” trên khắp thế giới, bao gồm cả Đài Loan.
Sự ủng hộ của cộng đồng đối với Đài Loan đã khiến ông Hồ Tích Tiến (Hu Xijin) phẫn nộ, ông hiện là tổng biên tập tờ Global Times (Thời báo Hoàn cầu), cơ quan ngôn luận diều hâu của Trung Quốc. Trong một bài báo xuất bản vài ngày sau đó, ông Hồ đã chỉ trích chính phủ Lithuanian về hành vi nhắm tới các vấn đề của Đài Loan.
“Nếu chính phủ ở Vilnius [thủ đô của Lithuania] tiếp tục hành xử ngông cuồng, thì chắc chắn họ sẽ phải gánh chịu hậu quả,” ông Hồ viết.
Trong khi Đài Loan và Lithuania không phải là đồng minh ngoại giao chính thức, các quan chức từ các quốc gia Baltic đã lên tiếng ủng hộ quốc đảo tự trị này tham gia vào Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đài Loan hiện không phải là thành viên của WHO do sự phản đối của chính quyền Bắc Kinh.
Vào tháng Ba, Lithuania cho biết họ muốn thúc đẩy quan hệ với Đài Loan bằng cách thiết lập một văn phòng đại diện trên quốc đảo này.
Gián điệp
Lithuania trước đây cũng đã cảnh báo về các hoạt động tình báo ngày càng gia tăng của Trung Quốc bên trong các quốc gia Baltic.
Theo tờ The Baltic Times của Estonia, báo cáo đánh giá mối đe dọa quốc gia năm 2019 của Lithuanian nêu rõ, “Tình báo Trung Quốc có thể tìm cách thu thập thông tin nhạy cảm từ các công dân Lithuanian hoặc đã được phân loại của quốc gia hoặc thông tin từ NATO và EU. Các chuyến đi đến Trung Quốc do tình báo Trung Quốc tài trợ được sử dụng để chiêu mộ công dân Lithuanian.”
Báo cáo do Bộ An ninh Nhà nước Lithuania và Cục Điều tra thứ hai thuộc Bộ Quốc phòng của quốc gia biên soạn. Trong báo cáo có nêu tên hai cơ quan của Trung Quốc là Bộ An ninh Nhà nước – cơ quan tình báo chính của Trung Quốc và Cục Tình báo Quân sự của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vì các hoạt động ngày càng tăng ở Lithuania.
“Tình báo Trung Quốc đang tìm kiếm các mục tiêu phù hợp gồm những người ra quyết định, những cá nhân khác có thiện cảm với Trung Quốc và có thể sử dụng làm đòn bẩy chính trị. Họ tìm cách tác động đến những cá nhân như vậy bằng cách tặng quà, chi trả cho các chuyến đi đến Trung Quốc, trang trải chi phí đào tạo và các khóa học được tổ chức ở đó,” báo cáo nêu rõ.
Một số thứ cụ thể gây sự chú ý cho các quan chức tình báo Trung Quốc bao gồm các chính sách đối nội và đối ngoại của Lithuania, cũng như lĩnh vực kinh tế và quốc phòng của quốc gia này.
Do Frank Fang thực hiện
Tịnh Nhi biên dịch
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: