Liệu ông Biden sẽ thực sự đứng lên chống lại Trung Cộng?
Chính sách Hoa Kỳ-Trung Quốc hiện thiếu định hướng, nhưng rốt cuộc nó sẽ như thế nào?
Tổng thống Joe Biden sẽ giải quyết vấn đề Trung Cộng như thế nào? Lập trường của Mỹ đối với các trại tra tấn và nô lệ bị cáo buộc của Trung Cộng là gì?
Ông Biden sẽ ngăn Bắc Kinh đánh cắp việc làm và tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ như thế nào? Hoa Kỳ sẽ ngăn cản Trung Quốc xâm lược Đài Loan như thế nào?
Tại thời điểm này, chúng ta vẫn chưa có bất kỳ tuyên bố về chính sách cụ thể nào đối với Trung Quốc từ chính phủ mới. Không giống như ông Trump đã lấy việc tách khỏi Trung Quốc làm chính sách định hướng của mình, chính phủ ông Biden không đưa ra được chính sách bao quát như vậy.
Và, bởi vì chính phủ ông Biden đã trì hoãn việc hình thành một chính sách về Trung Quốc, nên bất kỳ ai cũng có thể đoán được cách tiếp cận của họ có thể là gì. Tuy nhiên, nếu các cuộc bổ nhiệm gần đây của ông Biden có thể hiện bất kỳ dấu hiệu nào, thì chính sách của chính phủ Hoa Kỳ hiện tại có thể dễ chịu hơn nhiều so với chính sách của chính phủ trước đó.
Những mối liên kết với Trung Cộng
Một số thành viên nội các có mối quan hệ chặt chẽ hoặc chí ít là đáng kể với Trung Cộng. Tất nhiên, trong số đó bao gồm cả bản thân ông Biden. Nhưng cũng có một số nhân vật quan trọng khác của Tòa Bạch Ốc có mối quan hệ mật thiết đáng lo ngại với Trung Cộng.
Chẳng hạn như ông Douglas Emhoff, chồng của bà Kamala Harris, được cho là có mối quan hệ làm ăn lâu dài với Trung Quốc thông qua công ty luật cũ của ông ta. Theo National Pulse, công ty đó đã hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp Trung Quốc có liên kết với Trung Cộng. Thật không may. Nhưng kể từ khi bà Harris đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng thống, bất kỳ tác động nào mà bà ấy có thể cảm nhận được từ ông chồng hoặc các mối liên hệ với Trung Cộng của ông ta đều được đưa vào chính phủ hiện tại.
Ông Antony Blinken, ngoại trưởng do ông Biden bổ nhiệm, cũng có thể có vấn đề. Theo trang tin Washington Free Beacon, ông Blinken là đồng sáng lập của công ty WestExec Advisors, một công ty tư vấn đã giúp các trường đại học Hoa Kỳ quyên góp tiền từ Trung Quốc “mà không gây nguy hiểm cho các khoản tài trợ nghiên cứu do Ngũ Giác Đài tài trợ.” Người ta có thể hình dung rằng việc lách các quy định quốc phòng của Hoa Kỳ để thu hút tiền từ Trung Cộng vào các cơ sở giáo dục đại học của Hoa Kỳ sẽ là một yếu tố phá vỡ quy định đó, nhưng đối với ông Biden, rõ ràng là không.
Ông Ely Ratner, một chuyên gia kỳ cựu về Đông Á, từng là phó giám đốc điều hành và giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới trước khi được bổ nhiệm làm cố vấn trưởng về Trung Quốc của chính phủ đương nhiệm tại Ngũ Giác Đài. Ông Ratner là một phụ tá lâu năm của ông Biden, có lẽ không phải ngẫu nhiên, cũng là đồng nghiệp của ông Blinken tại WestExec. Điều đó cũng có thể là một vấn đề.
Sau đó là ông Colin Kahl, là sự lựa chọn của ông Biden cho vị trí thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông Kahl là thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli thuộc Đại học Stanford, vốn có mối quan hệ sâu sắc với Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc. Theo Free Beacon, Đại học Bắc Kinh nằm dưới sự điều hành của cựu điệp viên hàng đầu Trung Cộng Qiu Shuiping và từng có liên quan đến các vụ gián điệp ở Hoa Kỳ.
Đáng chú ý, theo lưu ý của Free Beacon, một cảnh báo từ Viện Chính sách Chiến lược Úc đã nhấn mạnh “nguy cơ cao” khi hợp tác với Đại học Bắc Kinh do mối quan hệ chặt chẽ của nó với giới quyền lực quân sự của Trung Quốc. Vả lại, nếu một người đã trải qua một công ty mà mình nắm giữ, một mối liên hệ chặt chẽ với Trung Cộng như vậy thì ít nhất phải tỏ ra nghi ngờ đối với nhận định về ông Kahl. Nhưng điều đó không xảy ra với chính phủ của ông Biden.
Bà Linda Thomas-Greenfield, một nhân vật kỳ cựu của Bộ Ngoại giao và được ông Biden lựa chọn cho vị trí Đại sứ Liên Hợp Quốc, cũng có mối quan hệ đáng ngờ với Trung Cộng. Bà ta là cựu phó chủ tịch cao cấp của Albright-Stonebridge Group, một công ty chiến lược kinh doanh và ngoại giao thương mại toàn cầu có các văn phòng tại Trung Quốc và có ban lãnh đạo bao gồm cả “một cựu quan chức cao cấp của chính quyền Trung Cộng,” là ông Jin Ligang.
Sự đa dạng và tư duy tập thể?
Nhóm này là đại diện cho những người được ông Biden bổ nhiệm, sẽ chịu trách nhiệm cho việc hình thành một chính sách gắn kết và hiệu quả đối với Trung Quốc. Mặc dù đa dạng về mặt giới tính và chủng tộc, nhóm này dường như phù hợp từ góc độ ý thức hệ hơn.
Có tất cả mọi người cùng chung chí hướng không phải là một lợi thế vì nó có xu hướng thúc đẩy tư duy tập thể. Các cuộc họp chính sách trở thành nơi tung hô lẫn nhau, nơi các giả thuyết và phân tích giống nhau được làm cơ sở cho các mục tiêu tương tự về chính sách cũng như cách giải thích các sự việc. Điều này đặc biệt cho thấy một nguy cơ đáng kể khi ngoại giao không chỉ trở thành một phương tiện để đạt được mục tiêu, mà chính bản thân nó là mục tiêu.
Ngoại giao thay vì kết quả?
Ông Biden đến từ một thế hệ mà quyền lực tối cao của Hoa Kỳ trên thế giới ít nhiều đã từng là một thực tế. Sự hiểu ngầm đó cho phép tận hưởng thực hiện công tác ngoại giao với những hiệu quả của sức mạnh Hoa Kỳ tuy không cần nói, nhưng vẫn được hiểu rõ ràng.
Những ngày đó đang kết thúc rồi, và đặc biệt là liên quan đến Trung Quốc. Các kế hoạch của Bắc Kinh không bao gồm việc chia sẻ quyền lực với Hoa Kỳ mà là thay thế Hoa Kỳ.
Nhưng liệu ông Biden có hiểu điều này không? Các cố vấn của ông ấy có hiểu không?
Hay họ nghĩ rằng mối quan hệ của họ với Bắc Kinh sẽ mang lại cho họ một lợi thế ngoại giao nào đó? Điều này có thể xảy ra, đặc biệt là khi chính phủ của ông Biden đã tự xây dựng thương hiệu cho mình thông minh và tinh vi hơn nhiều so với chính phủ trước đó.
Nhưng liệu mức độ bất thường trong việc hợp tác tài chính với Trung Quốc về phía chính phủ hiện tại có đem lại những kết quả có lợi cho người dân Hoa Kỳ hay không? Hay nó sẽ dẫn đến việc quá dựa dẫm vào các hành động ngoại giao ngắn hạn mà sẽ nhường quyền lực của Hoa Kỳ cho Bắc Kinh thay vì những hành động cụ thể thách thức Trung Cộng?
Xét cho cùng, thách thức Trung Cộng không hề dễ dàng về mặt chính trị trong và ngoài nước. Hãy nhớ lại, chẳng hạn như chính phủ của ông Trump đã ít dựa vào sắc thái ngoại giao khi đối đãi với Trung Cộng như thế nào. Thay vào đó, ông Trump dựa vào việc sử dụng các chính sách thương mại cứng rắn để đưa Trung Cộng vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, ông ấy đã bị chỉ trích gay gắt ở đây và ở nước ngoài.
Giống như ông Obama trước đây, cách tiếp cận của ông Biden được dựa trên các giả định đã lỗi thời và các mục tiêu toàn cầu hóa đa phương hơn là các quyền lợi hạn hẹp của người Hoa Kỳ. Đó có thể là lý do tại sao không có chính sách nào về Trung Quốc được thông báo từ Hoa Thịnh Đốn. Có vẻ như thách thức lớn nhất của ông Biden sẽ là ngăn công chúng Hoa Kỳ biết hoặc hiểu rằng một chính sách về Trung Quốc là không có lợi cho người dân Hoa Kỳ.
Ông James R. Gorrie là tác giả của tác phẩm “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc” (nhà xuất bản Wiley, xuất bản năm 2013) và là blogger trên TheBananaRepublican.com. Ông sống ở phía nam California.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do James R. Gorrie thực hiện
Từ Huệ biên dịch
Xem thêm: