Liệu những người bảo thủ cuối cùng có nhận thức ra mối đe dọa từ nhóm công nghệ lớn?

Khi mà những người dân cánh hữu Hoa Kỳ tiếp tục giải quyết cuộc khủng hoảng định danh của mình, bốn năm sau cuộc bầu cử chấn động thế giới với một người không có các tiêu chuẩn Tổng Thống (TT) theo chuẩn mực của Đảng Cộng Hòa, các tranh cãi đang ngày càng trở nên căng thẳng về vấn đề kiểm duyệt vô lý của nhóm Công nghệ lớn và những hành vi độc quyền sai trái.
Sự trơ trẽn ngày càng gia tăng khi các công ty khổng lồ khác nhau thuộc nhóm Công nghệ lớn bóp méo các thuật toán tìm kiếm để các quan điểm bảo thủ không hiện ra trong kết quả tìm kiếm, ngầm phá hoại những quan điểm bảo thủ thông qua các hình thức “cấm gián tiếp” và vũ khí hóa việc sử dụng yêu cầu các tiêu chuẩn xã hội và dán nhãn “kiểm tra thực tế” (fact-checking) để đàn áp các quan điểm bảo thủ của những người, mà theo cách nói hiện đại, “thường xuyên lên mạng”. Việc kỹ sư làm việc cho Google bị sa thải năm 2017, James Damore, đã cho thấy công ty tìm kiếm khổng lồ giống như “một buồng cộng hưởng ý thức hệ” (theo lời của Damore) – một công ty mà, tình cờ, nắm 87.3% thị phần thị trường tìm kiếm của Hoa Kỳ. Amazon đã phải đối mặt với các cáo buộc về việc hạn chế cạnh tranh của đối thủ một cách cố ý, và đồng thời đẩy mạnh việc bán các sản phẩm AmazonBasics của mình. Facebook đã cấm hoàn toàn các trang phản đối việc giới hạn di chuyển, và xóa các bài đăng ủng hộ cậu thiếu niên Kyle Rittenhouse bị đánh hội đồng. Twitter gán các cảnh báo “kiểm tra thực tế” cho các tin ngắn có quan điểm bảo thủ – và chỉ áp dụng đối với các tin ngắn có quan điểm bảo thủ.
Nhưng các lo ngại của những người bảo thủ về tiêu chuẩn kép của nhóm Công nghệ lớn, đã âm ỉ một thời gian lâu và có lẽ bị lu mờ bởi các vấn đề khác được cho cấp bách hơn tại những thời điểm khác nhau, hiện đã đạt đến đỉnh điểm. Facebook và Twitter cùng chống lại tờ báo New York Post, được thành lập bởi Alexander Hamilton, và cho đến thời điểm hiện tại, là tờ nhật báo hoạt động liên tục lâu đời nhất trên toàn Hoa Kỳ, theo phong cách chỉ trích. New York Post, với sự hỗ trợ từ luật sư của Tổng Thống (TT) Donald Trump và cựu Thị trưởng thành phố New York, Rudy Giuliani, đã đăng bài viết gây xôn xao dư luận về các giao dịch tồi tệ của Hunter Biden với công ty năng lượng Burisma của Ukraine – nghiêm trọng đến mức có thể khiến các nỗ lực ngoại giao đối với quốc gia Đông Âu này của cựu Phó Tổng Thống Joe Biden trở thành một vết nhơ. Facebook đã cấm tất cả các thông tin về câu chuyện này “một cách có trách nhiệm” – giám đốc chính sách truyền thông của họ nói về việc đó một cách không xấu hổ. Twitter cũng làm theo, ngăn chặn việc truy cập đến và không cho phép chia sẻ câu chuyện đó.
Tất nhiên, đây là một việc công bằng – và thực sự, đó là một điều tốt – cho các cơ quan giám sát truyền thông có tinh thần cộng đồng xem xét kỹ lưỡng tính xác thực của Di sản thứ tư (mặc dù người ta không thể không tự hỏi sự giám sát này ở đâu đối với vô số các tờ báo sao chép lại, không một câu hỏi nào được đặt ra, vụ việc liều lĩnh và đáng hổ thẹn của Hillary Clinton / Ủy ban Quốc gia Đảng Dân Chủ đã mua và trả tiền cho hồ sơ Steele). New York Post thì không phải một tờ báo “cực đoan” hay “cực hữu”; nó là một trong những tờ nhật báo có số lượng phát hành lớn nhất Hoa Kỳ, với một lịch sử lâu đời. Và đáng chú ý là, dường như không có ai phủ nhận báo cáo của New York Post – thậm chí kể cả Hunter Biden.
Tổng giám đốc của Twitter, Jack Dorsey, và tổng giám đốc của Facebook, Mark Zuckerberg, chắc chắn sẽ phải trả lời, thông qua trát triệu tập của Thượng viện, về điều mà với bất kỳ người quan sát khách quan nào mà nói, thì dường như có kèm nỗ lực đảng phái có chủ ý, nhằm đè bẹp “bất ngờ tháng Mười”, và đề cao một ứng cử viên tổng thống hơn ứng cử viên còn lại. Thượng nghị sĩ Josh Hawley (Cộng Hòa-Missouri) thậm chí đã đưa ra khả năng rằng việc kiểm duyệt một cách không biết xấu hổ có thể được coi là các đóng góp chính trị bằng vật chất, trong việc điều tra các vi phạm luật kiểm soát tài chính cho chiến dịch tranh cử. Nhưng tất cả việc này dẫn đến một câu hỏi: Đâu là cách tiếp cận “bảo thủ” thích hợp, trong thế kỷ 21, đối với vấn đề hóc búa như việc tự kiểm soát, lừa dối, và tất cả đều nghiêng về phía cảnh tả – trong một bối cảnh, mà, được định nghĩa bởi một nhóm nhỏ các công ty độc quyền hay gần như độc quyền?
Chuyên gia nghiên cứu Henry Olsen đã viết nhiều về mối lo ngại kéo dài hàng thập kỷ của nhóm cánh hữu Hoa Kỳ về “chủ nghĩa thị trường tự do” — quan điểm tự do cho rằng các hoạt động động của khu vực tư nhân là tốt và các hoạt động của khu vực công là xấu. Nhưng bất kể đó có là một sự hấp dẫn đối với một người trẻ theo chủ nghĩa tự do, lần đầu đọc Ayn Rand trong ký túc xá, để tôn thờ nó ra như là một lý thuyết thực tiễn về quản trị, đều sẽ chìm nghỉm trong mớ các học thuyết giáo điều viển vông khi phải đối mặt với những vấn đề thực tiễn của cuộc sống hàng ngày. Công lý và tự do sẽ không tồn tại với sự tập trung của quyền lực chuyên chế, không quy trách nhiệm cụ thể, bất kể việc tập trung quyền lực đó là ở khu vực công cộng hay tư nhân. Như nhà hiền triết bảo thủ vĩ đại Russell Kirk đã phân tích, một phần dựa trên các tư tưởng của Aristoteles, đã nêu ra sự khác biệt giữa quan niệm của ông và quan niệm tự do cổ điển của FA Hayek, việc tối đa hóa tự do cá nhân khó có thể là lợi ích tốt nhất cho xã hội — cũng tương tự về “quyền tự do của doanh nghiệp”, hay bất kỳ một thuật ngữ vô nghĩa như vậy có ngụ ý gì.
Các chuyên gia pháp lý và hoạch định chính sách vẫn đang cân nhắc làm thế nào để dung hòa thực tế là Hiến pháp của chúng ta chủ yếu đề cập đến hoạt động của nhà nước – Tu chính án thứ 13 là điều khoản hiến pháp duy nhất đề cập rõ ràng đến hoạt động tư nhân – và thực tế là các mối đe dọa thực sự đối với quyền tự do của chúng ta trong thế kỷ 21, cho dù dưới dạng trao đổi trực tuyến hay quyền riêng tư kỹ thuật số, các hệ quả phát sinh từ các hoạt động riêng tư, không công khai. Quá trình dung hòa này đang diễn ra và khó có thể kết thúc sớm. Trong lúc này, điều quan trọng là những người bảo thủ phải chống lại những xu hướng không tốt của một quá khứ tự do hóa quá mức và nắm lấy trách nhiệm trang trọng là sử dụng đòn bẩy của quyền lực chính trị để phục vụ trật tự chính trị tốt – để bảo vệ phát biểu trực tuyến khỏi sự can thiệp của những người theo ý thức hệ khác ở thung lũng Silicon. Đã đến lúc tất cả những người bảo thủ hành động đúng với tên gọi của mình, đẩy nhanh việc cải cách thỏa thuận miễn trừ pháp lý trên phạm vi rộng đối với nhóm Công nghệ lớn, Mục 230 của Đạo luật về khuôn phép trong thông tin năm 1996, cùng với việc thi hành luật chống độc quyền đối với những kẻ vi phạm quyền lực tập trung tồi tệ nhất.
Hãy để những người theo chủ nghĩa tự do và những người bảo thủ theo chủ nghĩa tự do tiếp tục viết về sự tôn thờ đối với khu vực tư nhân và chủ nghĩa thị trường. Phần còn lại của chúng ta – những người sống trong thế giới hiện thực – có nhiệm vụ phải hành động có trách nhiệm và đứng lên chống lại mối đe dọa rõ rệt của thế kỷ 21 này đối với cuộc sống của người dân Hoa Kỳ.
Josh Hammer, một luật sư hiến pháp được đào tạo, là một biên tập viên chuyên bình luận về quan điểm cho Newsweek, cộng tác viên podcast với BlazeTV, cố vấn tại First Liberty Institute, và một chuyên mục tổng hợp.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.