Liệu nền kinh tế Trung Quốc có thể sống sót trước xu hướng dịch chuyển sản xuất?
Các công ty đang chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc đến các quốc gia gần hơn nhiều so với thị trường của họ
Những tin tức tiêu cực về nền kinh tế Trung Quốc dường như tuôn ra từ một cái giếng không đáy trong những ngày này. Như thể vụ vỡ nợ đang diễn ra của Evergrande và cuộc khủng hoảng nợ đang phủ bóng cận kề chưa đủ để Trung Cộng lo lắng, thì giờ đây thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại.
Bông hồng Trung Quốc thôi nở
Thực tế rằng Trung Cộng là nguồn gốc của cuộc khủng hoảng cũng không bị lãng quên trên thế giới. Người ta cũng không quên vai trò hèn hạ của Bắc Kinh trong đại dịch và thái độ nhẫn tâm của họ đối với các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus Trung Cộng, thường được gọi là coronavirus mới.
Những điều này và những thách thức khác là lý do tại sao các nhà sản xuất ngoại quốc nhận thấy Trung Quốc kém hấp dẫn hơn nhiều so với trước đây. Do đó, “di chuyển về gần thị trường hơn” (“nearshoring”) đã trở thành một xu hướng lớn trên thế giới và nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi xu hướng này. Nói ngắn gọn, thì xu thế “di chuyển về gần thị trường hơn” đề cập đến các công ty đang chuyển hoạt động sản xuất sang các quốc gia gần với thị trường chính của họ hơn.
Có một chút thắc mắc tại sao.
Trung Quốc không còn như trước đây. Điều này hôm nay có thể dùng để nói về nhiều quốc gia; nhưng từ góc độ sản xuất, thì môi trường ở Trung Quốc – về kinh doanh và chính trị – đang xấu đi nhanh chóng. Chẳng hạn, các yếu tố thương mại cơ bản như chuỗi cung ứng sản xuất bắt nguồn từ Trung Quốc tiếp tục bị gián đoạn do thiếu hụt lao động do đại dịch gây ra và các nguồn tài nguyên khan hiếm hơn, trong số các lý do khác.
Để đối phó với tình trạng đang xấu đi, tỉnh Quảng Đông, khu vực sản xuất lớn nhất trong nước, đã hạ thấp các rào cản đầu tư ngoại quốc trong nỗ lực thu hút các công ty sản xuất đa quốc gia hơn. Người ta chưa biết những chính sách như vậy sẽ ngăn được cơn sóng triều “chuyển về gần thị trường hơn” bao nhiêu, nhưng nó cho thấy rằng Bắc Kinh đã biết hướng gió thổi.
Chi phí tăng và tỷ suất lợi nhuận giảm
Đã qua rồi cái thời mà một công ty Hoa Kỳ hoặc Âu Châu có thể tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận chỉ bằng cách chuyển hoạt động sản xuất của họ sang Trung Quốc, thay vì tới các quốc gia khác. Lợi nhuận khổng lồ có được khi Trung Cộng giúp hàng chục nghìn công ty ngoại quốc tận dụng mức tiền lương lao động nô lệ.
Nhưng ngày nay, chi phí lao động của Trung Quốc thuộc nhóm cao nhất – nếu không muốn nói là cao nhất – trong khu vực . Việt Nam cạnh tranh hơn về chi phí lao động so với Trung Quốc và đang cố gắng mở rộng năng lực sản xuất. Chi phí lao động của Mexico cũng thấp hơn và các nhà sản xuất Hoa Kỳ tránh được chi phí và rủi ro khi vận chuyển ra ngoại quốc.
Đó là một vấn đề lớn vì chi phí vận chuyển đang tăng cao đạt mức đỉnh. Một năm trước, chi phí vận chuyển một container hàng hóa từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ khoảng 2,000 USD. Ngày nay, mức giá đó ít nhất là 12,000 USD, nếu không muốn nói là cao hơn. Và gần đây, chi phí vận chuyển từ Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần. Hơn nữa, chi phí nhiên liệu tăng và sự khan hiếm sản phẩm có thể sẽ [càng] củng cố xu hướng đó.
Một số nhà kinh tế dự đoán rằng các vấn đề của chuỗi cung ứng sẽ là một tình huống tương đối ngắn hạn, có thể kéo dài một hoặc có thể hai năm. Có thể là như vậy, nhưng không chắc rằng nó sẽ phục hồi trở về tương tự như trước đại dịch.
Thiệt hại lâu dài đối với nền kinh tế Trung Quốc
Tất cả các yếu tố hợp lưu này đang khiến nền kinh tế Trung Quốc chìm trong sắc đỏ, bất chấp các báo cáo GDP tăng cao. Ví dụ, với tỷ lệ tiết kiệm là 34%, người tiêu dùng Trung Quốc đang không tiêu tiền. Năm nay họ tiết kiệm nhiều hơn so với năm 2020. Tỷ lệ tiết kiệm gộp là hơn 45%.
Khi đó, tăng trưởng thực sự của nền kinh tế đang ở đâu? Con số đó ít hơn nhiều so với báo cáo của Trung Cộng. Thêm vào đó, sự sụp đổ của lĩnh vực phát triển bất động sản đang trong nợ nần chồng chất của Trung Quốc không phải là dấu hiệu của một nền kinh tế khỏe mạnh, mà là một nền kinh tế đang suy sụp.
Thực tế là tác động của xu thế di chuyển về gần thị trường hơn có thể sẽ sâu sắc hơn và gây tổn hại nhiều hơn đến nền kinh tế Trung Quốc vì nó liên quan đến một xu hướng dài hạn. Các công ty không rời bỏ cơ sở sản xuất ở Trung Quốc một cách tùy hứng hoặc do những khó khăn nhất thời. Việc chuyển hoạt động sản xuất từ quốc gia này sang quốc gia khác rất tốn kém và mất nhiều năm lập kế hoạch. Các công ty chỉ làm như vậy sau khi kết luận rằng những thay đổi về điều kiện ở đó đang suy giảm theo những phương diện nền tảng và do đó sẽ có tác động tiêu cực kéo dài đến thu nhập trong tương lai và thậm chí cả khả năng tồn tại của công ty họ.
Sự mất mát của Trung Quốc là cái được của những quốc gia khác
Về mặt tích cực của xu hướng di chuyển về gần thị trường hơn, các quốc gia như Việt Nam, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico đang hưởng lợi từ sự thua thiệt của Trung Quốc. Các lợi ích bao gồm từ chi phí lao động thấp hơn và thời gian đưa ra thị trường nhanh hơn cho đến việc giảm thiểu rủi ro và chi phí vận chuyển.
Tất nhiên, Việt Nam đang đạt được mảng sản xuất cho thị trường Á Châu-Thái Bình Dương, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang trở thành cơ sở sản xuất được lựa chọn cho thị trường Trung Đông và Bắc Phi. Ba Lan đang trở thành cơ sở sản xuất mới cho các công ty có trụ sở tại Âu Châu phục vụ thị trường Âu Châu. Mexico đang chứng tỏ là một cơ sở sản xuất được chào đón đối với các nhà sản xuất Hoa Kỳ và các nước khác.
Điều trở nên khá rõ ràng là tác động của việc các công ty Âu Châu, châu Á và Mỹ “đang chuyển về gần thị trường hơn” sẽ được Trung Quốc cảm nhận trong ngắn hạn, cũng như trong trung hoặc thậm chí dài hạn. Đó là bởi vì Trung Cộng sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm gần như ngay lập tức về GDP, cũng như những thách thức gay gắt về thất nghiệp. Rốt cuộc, việc làm trong lĩnh vực sản xuất và tiền bạc, có xu hướng biến mất khi các nhà sản xuất rời khỏi đất nước này.
Di chuyển về gần thị trường hơn: Sự khởi đầu cho cái kết với Trung Cộng?
Các công ty rời Trung Quốc để di chuyển về gần thị trường hơn và hậu quả là khủng hoảng thất nghiệp có thể làm trầm trọng thêm vấn đề bất ổn dân sự vốn đang gia tăng bắt nguồn từ sự suy sụp của Evergrande và những sự sụp đổ khác. Cộng thêm vào những căng thẳng do thua lỗ đầu tư cùng với các vấn đề khác đã đề cập ở trên cũng có thể gây ra một cuộc suy thoái sâu hoặc thậm chí là khủng hoảng trì trệ ở Trung Quốc.
Hai cuộc khủng hoảng kinh tế này không mang lại điềm báo tốt cho sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc, cũng như của Trung Cộng. Hãy nhớ rằng tăng trưởng kinh tế và toàn dụng lao động là hai trụ cột chứng minh cho sự cai trị của Trung Cộng — những lời hứa mà Trung Cộng đã đưa ra với 1.4 tỷ công dân sau vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Nếu tình trạng trì trệ kinh tế và tình trạng thất nghiệp kéo dài, liệu một bộ phận đáng kể người dân Trung Quốc có thể kết luận rằng Trung Cộng không còn đủ khả năng tự biện minh cho mình như là những kẻ cầm quyền hợp pháp của Trung Quốc hay không?
Có lẽ. Tuy nhiên, kết luận như vậy có thể đến sớm ra sao, nếu có thể xảy ra, thì vẫn còn phải xem.
Nhưng một điều chắc chắn ở đây là xu hướng di chuyển về gần thị trường hơn. Xu hướng này đang tăng tốc độ và khối lượng khi các nhà sản xuất trên thế giới rời khỏi Trung Quốc, mang theo việc làm và tiền bạc. Khi xu hướng này phát triển, Trung Cộng có thể sẽ thấy phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều từ một bộ phận công chúng lớn hơn nhiều trong tương lai so với hiện nay.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông James R. Gorrie là tác giả của “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc” (Wiley, 2013) và viết trên blog của mình, TheBananaRepublican.com. Ông ngụ tại Nam California.
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: