Liệu Hoa Kỳ có đi theo con đường của Venezuela?
Khi Elizabeth Rogliani mở tài khoản TikTok để chia sẻ suy nghĩ của mình về các cuộc biểu tình gần đây và các vụ lật đổ bức tượng lịch sử, cô ấy đã nghĩ [TikTok] như một nơi vẫn chưa bị thay đổi, một nơi để thể hiện suy nghĩ của mình mà không xúc phạm hay tranh luận với những người bạn nhạy cảm theo chủ nghĩa tự do ôn hòa. Những người này thấy có vấn đề với các bài đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội khác [của cô].
Cô nói về những gì đang xảy ra trên khắp nước Mỹ là hình ảnh phản chiếu kỳ lạ của những gì đã xảy ra ở Venezuela, và sau đó một trong những video của cô ấy đã lan truyền [rộng rãi].
Những gì đang diễn ra bên ngoài trong thời gian này là những gì cô ấy đã chứng kiến ở quê nhà. Các bức tượng của Christopher Columbus bị kéo đổ, tên đường phố bị thay đổi, và theo sau là việc loại bỏ các hình tượng khác của nền văn minh phương Tây. Khi cô ấy nghĩ về nó, có những điểm tương đồng khác đang diễn ra, từ những người biểu tình cánh tả bị lợi dụng như một con tốt chính trị, cho đến một nhà nước phúc lợi ngày càng tăng khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Và khi cô ấy chỉ ra điều này, nó khiến nhiều người đồng tình – những người đã từng chứng kiến đất nước của họ sụp đổ dưới sức nặng của nền chính trị xã hội chủ nghĩa.
“Có rất nhiều người đã thấy điều này ở đất nước của họ. Tôi đã và đang nói chuyện với những người đến từ Hungary, Hy Lạp, những người mà ông bà của họ đã rời khỏi Trung Quốc, họ cảm thấy tôi cũng đang nói chuyện với họ”, Rogliani nói. “Và sau đó có rất nhiều người Mỹ biết về tình hình ở Venezuela, vì vậy tôi nghĩ khi tôi tìm ra điểm tương đồng giữa hai đất nước, nó xác nhận một điều gì đó tồn tại trong đầu họ nhưng họ không thể nói rõ.”
“Tôi nghĩ rằng tôi vừa xác nhận những gì nhiều người đang nghĩ.”
Lớn lên dưới thời [Cố Tổng Thống] Hugo Chavez của Venezuela, Rogliani tìm thấy sự chia sẻ công bằng của mình trong các cuộc biểu tình. Đến nỗi khi cô rời đất nước đến trường nội trú ở tuổi 15, cuối cùng Hoa Kỳ đã trở thành quê hương của cô, cô đã cố gắng rút lui khỏi chính trường.
Cô Rogliani, vào những ngày cuối của những năm tuổi 20, nói: “Tôi nhớ đã nói với bạn bè rằng tôi nghĩ chính trị Mỹ thật nhàm chán, và đó là một điều tốt, bởi vì chính trị Venezuela là một gánh xiếc. Cô đã bật cười trước tình huống trớ trêu khi cô nhớ lại cánh truyền thông [Hoa Kỳ] đã chứng minh cô sai chỉ trong một vài năm [kể từ cuộc nói chuyện với bạn bè]”.
‘Điều đã xảy ra ở Cuba không thể xảy ra ở đây’
Theo cô Rogliani, đối với nhiều người ở Venezuela, sự thay đổi diễn ra dần dần. Từ những cuộc trò chuyện với những người thuộc thế hệ cũ, cô ấy có thể hiểu tại sao lại như vậy. Tại sao những thay đổi theo chiều hướng xấu hơn lại trở thành [một] điều bình thường và mọi người vẫn tiếp tục cuộc sống hàng ngày của họ, cho đến khi [một] điều bình thường mới tiếp theo thay thế.
“Tôi chỉ là một đứa trẻ khi ông Chavez được bầu nên tôi đã được che chắn khỏi rất nhiều điều đã diễn ra, nhưng tôi vẫn sẽ nghe thấy những lời thì thầm từ cha mẹ, người lớn. Nó đã trở thành một điều thực sự to lớn đang diễn ra”, Rogliani đã nói. Cha mẹ cô, những người tương đối phi chính trị, bắt đầu tham gia vào các cuộc tuần hành hàng tháng và thành lập tổ chức trong khu phố của họ để chống lại các chính sách của [Cố Tổng Thống] Hugo Chavez. Những người bạn của cô có cha mẹ làm việc trong ngành dầu mỏ đã mất việc ngay sau khi [Cố Tổng Thống] Chavez nhậm chức, và những biến động trong các ngành nghề khác [diễn ra] ngay sau đó, khiến nhiều người bắt đầu rời bỏ đất nước.
Cô nhớ mình đã thảo luận về chính trị với bạn bè lúc 9 hoặc 10 tuổi — đó là chủ đề chi phối cuộc sống hàng ngày — nhưng vẫn với một cái nhìn tươi vui và lạc quan.
Cô nói: “Luôn luôn có suy nghĩ rằng, những gì đã xảy ra ở Cuba không thể xảy ra ở đây.” Những người không quen thuộc với lịch sử của Venezuela có thể chỉ nhớ những hình ảnh về sự hỗn loạn và các cuộc biểu tình từ năm 2014, cũng như lạm phát và suy thoái kinh tế ngay sau đó. Chỉ một vài thập kỷ trước, Venezuela đã là một quốc gia rất thịnh vượng, trước khi việc quốc hữu hóa các ngành công nghiệp của nó dẫn đến việc sự giàu có của quốc gia này dần suy giảm.
Cô Rogliani chỉ ra rằng [đất nước Venezuela] có một lịch sử coi trọng tự do; đất nước dẫn đầu trong các cuộc chiến tranh giành độc lập của Tây Ban Nha-Mỹ. Rogliani nói: “Chúng tôi đã tin rằng đó là văn hóa của chúng tôi, ý tưởng về sự tự do.” “Rõ ràng, chúng tôi đã [quá] ngây thơ.”
Sự hỗn loạn lan từ bất ổn kinh tế đến tội phạm tràn lan, và ngày càng nhiều người không [tìm] thấy lý do gì để [họ] ở lại [Venezuela]. “Tất cả những người tôi biết đều biết ai đó đã bị giết hoặc bị bắt cóc, và điều đó [diễn ra] ở tất cả các tầng lớp xã hội”, cô nói.
Cô Rogliani, hiện đang sống ở Miami, cho biết: “Chậm nhưng chắc chắn, gia đình tôi bắt đầu tản ra khắp thế giới”. [Gia đình của cô] là một đại gia đình lớn và rất thân thiết, vì vậy sự chia tay trên khắp thế giới, từ Úc đến Tây Ban Nha, giống như một sự mất mát lớn.
Bản thân cô Rogliani ra đi [để] học nội trú ở nước ngoài nhưng cô về quê hương ít nhất một lần mỗi năm để thăm gia đình, và có lẽ vì thế, cô có thể nhìn thấy [những] thảm họa đang diễn ra ở đó rõ ràng hơn những người vẫn sống sót qua ngày ở Venezuela. Cô nuôi hy vọng và vẫn tham gia vào chính trị Venezuela trong suốt những năm học đại học ở Boston, cho đến khi xảy ra cuộc biểu tình chống [Tổng Thống đương nhiệm] Nicolás Maduro năm 2014. Sự nổi dậy ấy khiến cô thấy niềm hy vọng cho sự thay đổi.
“Và rồi nó dừng lại. Sự tự mãn xuất hiện và nó lại trở thành [một điều] bình thường mới; mọi người rồi lại quen thuộc với bất cứ điều gì”, cô nói. “Và tôi không đổ lỗi cho họ, vì điều đó sẽ khó duy trì.”
“Năm 2014 là năm tôi đã nghĩ, ‘Tôi không thể mường tượng được một tương lai cho Venezuela’”.
Phát triển những nét tương đồng
Đến năm 2008, cô Rogliani đã bắt đầu có chút hoài nghi về chính trị. Mặc dù cô không theo kịp [tình hình] chính trị Hoa Kỳ, nhưng cô đã nhận thấy sự ủng hộ ngày càng tăng đối với cương lĩnh của [Cựu Tổng Thống] Barack Obama cho niềm hy vọng thay đổi nước Mỹ. Cô không thể thôi nghĩ rằng tại sao nó lại giống với những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của [Cố Tổng Thống] Chavez đến vậy. Phải gần 10 năm trước khi cô nhận ra cảm giác rút ruột của mình là đúng – ngày càng có nhiều những điểm tương đồng giữa chính trị Hoa Kỳ và những gì [đất nước] Venezuela đã trải qua.
Rogliani nói: “Tôi đã bắt đầu chú ý vào năm 2018, khi đoàn xe diễu hành đi qua biên giới phía nam [Hoa Kỳ – Mexico].” Cô chống lại việc nhập cư bất hợp pháp, bởi vì từ nhiều thập kỷ trước Venezuela cũng xuất hiện dòng người nhập cư tìm kiếm chất lượng cuộc sống tốt hơn, và kết quả là các dịch vụ công của đất nước đã sụp đổ. Nhưng điều thực sự mắc kẹt với cô là cách mọi người mong đợi cô sẽ hỗ trợ những người nhập cư bất hợp pháp vì cô là người Venezuela và là một phụ nữ.
“Đó là khi tôi nghĩ, có thể có điều gì đó đang diễn ra trong nền văn hóa này mà tôi không chú ý đến”, cô cho biết. Cô xem xét kỹ lưỡng các phương tiện truyền thông, đọc về chính trị và văn hóa, và càng tìm hiểu niềm tin của cô càng trở nên vững chắc.
Những tháng vừa qua cho thấy những điểm tương đồng rõ ràng hơn bao giờ hết giữa hai đất nước. Những lời kêu gọi và thậm chí cả các nghị quyết của hội đồng thành phố nhằm “tiêu diệt [lực lượng] cảnh sát” gợi nhớ đến những gì đã xảy ra ở Venezuela khi [Cố Tổng Thống] Chavez thay thế lực lượng cảnh sát [tại thời điểm đấy]. Các bức tượng bị kéo đổ không tuân theo bất kỳ tiêu chuẩn lý tính nào mà thay vào đó là một cuộc tấn công và nỗ lực phá vỡ lịch sử.
“Và [Cố Tổng Thống] Chavez đã sử dụng những người này như một con tốt chính trị”, theo cô Rogliani. Nhiều cuộc biểu tình ngày nay có thể trông giống như [được] tổ chức không chính quy hơn là một động thái chính trị có điều phối, nhưng ngay cả những nỗ lực thực sự không chính quy cũng có thể được một đảng chính trị lựa chọn, như những người Venezuela đã trải nghiệm. “Khi tôi nhìn lại mọi thứ, đó là lúc tôi có thể xâu chuỗi tất cả lại với nhau.”
Vì vậy, mặc dù không có khuynh hướng trở thành một nhà hoạt động chính trị, cô ấy muốn đề cập đến những chuyện đang diễn ra, và việc văn hóa Mỹ đang muốn hướng đến đâu.
“Những gì xảy ra ở đây… cũng tác động đến toàn bộ xã hội phương Tây, và không theo một cách tốt đẹp”, cô nói.
Theo Rogliani, so với Venezuela, Hoa Kỳ là một quốc gia lớn hơn, có thể chế và văn hóa truyền thống mạnh hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là nước này không bị sụp đổ.
Cô nói: “Luôn có những cách để phá hủy một quốc gia, điều đó xảy ra trên khắp thế giới và trong lịch sử, điều đó luôn xảy ra.” Càng ngày cô càng nghĩ về câu nói của [Cố Tổng Tống] Reagan, tự do chỉ đơn giản là khi một thế hệ mất đi, và điều đó đúng như thế nào.
“Tôi rất muốn tin rằng các thể chế vững mạnh và Hiến pháp khó thay đổi, nhưng luôn có ai đó đến và không quan tâm luật pháp là gì, rồi đặt những người không quan tâm [giống họ] vào [các] vị trí, và phớt lờ luật lệ, thậm chí cả khi họ không thay đổi nó. Đó là những gì đã xảy ra ở Venezuela, chúng tôi đã có một hiến pháp bị phớt lờ trong một thời gian dài cho đến khi họ có thể thay đổi [hiến pháp]. “
Văn hóa và Gia đình là trên hết
Cô Rogliani nhớ lần cuối cùng trở lại Venezuela, cô ấy đã dành cả năm mới trên bãi biển. Những người thân của cô đều đã lên lầu để thay đồ và chuẩn bị cho bữa tiệc, thì đột nhiên mất điện xảy ra ở khắp mọi nơi.
“Đây là một điều phổ biến, không có tiện ích hoặc điện hoặc những thứ khác. Và tôi đi lên ban công và mọi người đang hò hét, nhưng họ đang hét lên những câu chuyện châm biếm về Maduro hoặc chỉ đùa giỡn và cười. Có một tinh thần về người Venezuela, bạn biết đấy?”, cô ấy nói.
Văn hóa của Venezuela là niềm vui và mọi người có thể nói đùa về bất cứ điều gì, cô nói. Cô đến từ thủ đô Caracas của đất nước, một thành phố được bao quanh bởi những ngọn núi tuyệt đẹp và những màn sương mù; đó là đất nước bắt đầu chủ nghĩa hiện thực kỳ diệu trong văn học.
“Có điều gì đó thần bí trong không khí mà tôi không thể giải thích được; nó nồng cháy và kỳ diệu và tôi nhớ những câu chuyện mà tất cả chúng ta kể về những sinh vật kỳ diệu”, cô nói.
Cô Rogliani đã học ngành quan hệ quốc tế trước khi theo học diễn xuất, nhưng niềm đam mê chính của cô là du lịch và văn hóa.
Cô thấy rằng nhiều người không kết nối những gì đang xảy ra với văn hóa và chính trị, nhưng có một mối quan hệ rõ ràng.
Lấy ví dụ, chủ đề phân biệt chủng tộc đã trở nên cực đoan như thế nào ở Hoa Kỳ và tần suất người ta thấy thuật ngữ “người da trắng tối thượng” được sử dụng ở đây; khi cô Rogliani mới đến đất nước này thì không có gì giống như vậy. Cô nói, người ta đối đãi cực đoan với các chủng tộc đến mức chỉ tạo ra [những người] cố chấp hơn. Nhiều người tự động bị coi là tội lỗi hoặc là nạn nhân chỉ vì một thứ trời sinh như màu da. Cô ấy nói rằng việc tấn công [khuynh hướng] nam tính và nữ tính truyền thống cũng có hại vì bình đẳng dưới con mắt của pháp luật không có nghĩa là chúng ta nên từ bỏ các giá trị văn hóa của mình.
Cô ấy cũng nghe những người biểu tình tranh luận về tất cả những vấn đề này; chính những người chống phân biệt chủng tộc lại là những người phân biệt chủng tộc bởi vì họ muốn phá hủy những ý tưởng về nam tính và nữ tính, và phá hủy ý tưởng về gia đình hạt nhân.
Cô Rogliani nói: “Tôi có thể nói rằng tôi cổ hủ theo một cách nào đó và cũng cởi mở, hiện đại theo một cách khác, nhưng tôi phải nói rằng tôi đánh giá cao khi mọi thứ vận hành và gia đình hoạt động”. Cha mẹ của cô, những người nhớ về cô khi còn là một thiếu niên nổi loạn có thể sẽ cười, nhưng cô nói rằng cô [ghi nhớ] công ơn họ vì họ dạy cô những quan điểm thấm nhuần những giá trị tốt đẹp. “Rất nhiều lần khi tôi sai, cha mẹ tôi đã ở đó để sửa chữa lỗi lầm cho tôi; ngay cả khi nói về lịch sử, bố tôi cũng đến bên và nói không, thực sự là con đã sai ở đây, và tôi lại nghe ông ấy.”
“Văn hóa đối với tôi là điều chính yếu, văn hóa theo nhiều cách thậm chí còn quan trọng hơn chính trị, và văn hóa sẽ ảnh hưởng đến chính trị trong một vài năm nữa. Tôi nghĩ rằng tôi cần phải tham gia vào điều này theo một cách nào đó”.