Liệu đây có phải là khi chúng ta đánh mất Hiến pháp?
Nỗi lo lớn nhất của tôi liên quan đến việc duy trì Hiến pháp của chúng ta không phải là việc chính phủ liên bang trở nên quá cồng kềnh, mặc dù nó rất lớn và tiếp tục mở rộng. Không phải là việc các cơ quan lập pháp và hành pháp thường gây sức ép để hệ thống tòa án ra các luật mới. Không phải vì các lý do khác nhau mà hệ thống tòa án thường giải thích sai Hiến pháp. Và cũng không phải vì những người trong các cơ quan lập pháp và hành pháp thời hiện đại đã từ chối diễn giải đúng Hiến pháp để ban hành luật và sắc lệnh hành pháp.
Mà là việc người dân của đất nước này không đánh giá cao cũng như không hiểu biết về Hiến pháp, và vì vậy sẽ dần loại bỏ nó.
Trong vài thập kỷ qua, môn quyền lợi và trách nhiệm của công dân đã bị loại bỏ khỏi hệ thống giáo dục. Đây là nguồn gốc sức mạnh của Hoa Kỳ: một dân tộc hiểu biết về sự thành lập của quốc gia và cách thức chính phủ hoạt động. Khi trẻ em lớn lên và hiểu biết về Hiến pháp, chúng sẽ trân trọng nó. Nhưng làm thế nào để trẻ em, và những đứa trẻ bây giờ đã trưởng thành, có thể trân trọng những gì chúng không biết?
Ngay cả những người không biết các chi tiết chính xác của Hiến pháp, trong đó có rất nhiều điều có thể hiểu được và có thể chấp nhận được, thì ít nhất cũng luôn dành tình cảm và tôn trọng nó. Người dân Hoa Kỳ luôn hiểu rằng nó được soạn thảo ra để giữ an toàn cho công dân trước chính phủ và từ chính họ.
Cuộc bầu cử này đã đưa Hoa Kỳ đến một ngã rẽ. Tôi tin rằng có một ranh giới mong manh đã được định hình: giữ nguyên hoặc loại bỏ Hiến pháp.
Ngã rẽ này không liên quan đến việc bỏ phiếu phổ thông so với bỏ phiếu đại cử tri. Để thay đổi điều đó, sẽ đòi hỏi một sự sửa đổi phải vượt qua những ràng buộc của Hiến pháp. Ngã rẽ cũng không liên quan đến các cáo buộc gian lận. Đất nước này đã từng trải qua nhiều lần gian lận trước đây.
Ngã rẽ này là, liệu công dân của đất nước này có quan tâm nếu sự gian lận sẽ quyết định kết quả, hay người dân là những người quyết định. Nếu việc loại bỏ Tổng thống Donald Trump bằng bất kỳ biện pháp nào thay thế tiếng nói thực tế của người dân, thì Hiến pháp sẽ không tồn tại.
Nếu một người không quan tâm đến tiếng nói của họ, thì họ không thể quan tâm đến mảnh giấy bảo đảm rằng họ có ý kiến trong đó. Vâng, có một nửa dân số đã mơ về việc ông Trump mất chức trong bốn năm qua. Mong muốn đó là không có giá trị. Trong chính trị, nó chỉ là sự mong đợi. Nhưng nếu một nửa dân số này thực sự không quan tâm liệu ông Joe Biden có được bầu một cách hợp pháp hay không, thì sự đổ vỡ vẫn chưa bắt đầu, nó đang ở giai đoạn trưởng thành.
Nó không chỉ là một dấu hiệu cho thấy một nửa đất nước không quan tâm đến khía cạnh quan trọng nhất của quốc gia – những người dân – mà nó còn tạo tiền lệ cho các hành động tương tự trong tương lai từ phía bên kia. Nếu nửa còn lại không muốn chấp nhận những tiền lệ nguy hiểm đó, họ có thể làm điều gì đó có hại không kém: từ bỏ quy trình.
Những tranh chấp pháp lý và yêu cầu tái kiểm đếm phiếu là quan trọng, nhưng chúng đặc biệt quan trọng đối với cuộc bầu cử này. Nếu không có gian lận, nghi ngờ có thể sẽ vẫn còn, nhưng ít nhất các tòa án sẽ kiểm tra một cách cẩn thận. Nếu gian lận được phát hiện, sự nóng giận sẽ bùng lên và biện minh cho các hoạt động phá hoại, nhưng không có nghĩa là gian lận sẽ chấm dứt trong tương lai. Quyền lực là một cám dỗ quá lớn.
Điều bắt buộc không thể nghi ngờ là người dân Hoa Kỳ — Đảng Cộng Hòa, Đảng Dân Chủ, Đảng Tự Do và phi chính trị — cần quan tâm đến tiếng nói của nhau. Nếu chúng ta coi thường tiếng nói của những người có quan điểm đối lập, chỉ vì lợi ích chính trị, thì chúng ta cũng sẽ khiến tiếng nói của chính mình chịu chung số phận trong tương lai.
Khi Benjamin Franklin ra khỏi Công ước Lập hiến năm 1787, ông được hỏi rằng các đại biểu đã trao cho người dân Hoa Kỳ hình thức chính phủ kiểu như thế nào. Câu trả lời của ông khi đó cũng quan trọng như hiện tại, “Một nền cộng hòa, nếu quý vị có thể giữ được nó.”
Dù câu chuyện đó có hoàn toàn là sự thật hay không, thì lòng yêu nước vẫn là điểm mấu chốt. Nếu các công dân của đất nước này — không phải chính phủ, không phải các chính trị gia, và cũng không phải các phóng viên — không giữ nó, tôi biết nó cũng không phải thứ có thể giữ được trong tay; và khi đó, bản hiến pháp giữ cho nước cộng hòa này [gắn kết] với nhau cuối cùng cũng sẽ bị mất.
Ông Dustin Bass là người đồng dẫn chương trình podcast The Sons of History và là người tạo ra kênh YouTube Thinking It Through. Ông cũng là một nhà văn.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.