Lễ tưởng niệm đình đám ông Dương Bạch Băng tiết lộ đấu đá nội bộ ĐCSTQ
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tổ chức một cuộc họp vào ngày 9/9 để tưởng niệm ông Dương Bạch Băng (1920-2013), Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Trung Quốc (PLA), người chỉ huy cuộc đàn áp sinh viên đẫm máu năm 1989 trên quảng trường Thiên An Môn.
Sự có mặt của ông Triệu Lạc Tế, một thành viên chủ chốt trong Thường ủy của Trung Quốc đã gây sự chú ý và dấy lên 3 câu hỏi: Chúng ta nên nhìn nhận về di sản của ông Dương như thế nào? Tình trạng hiện giờ của ông Triệu ra sao? Mục đích của buổi tưởng niệm đình đám này là gì?
Về phần ông Dương, chúng ta thấy ông có 3 vai trò. Thứ nhất, ông này là nhân vật chủ chốt đàn áp phong trào sinh viên Thiên An Môn.
Thứ hai, ông khinh thường Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ – và là nhân vật chủ chốt mà ông Đặng Tiểu Bình cài vào quân đội để theo dõi ông Giang – lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ sau khi ông Đặng hết nhiệm kỳ. Mặc dù vậy, khi ông Dương Bạch Băng đang ở đỉnh cao quyền lực trong quân đội, thì ông và anh trai Dương Thượng Côn, đột nhiên bị ông Đặng tước bỏ quyền lực vì lo sợ họ sẽ trở nên quá mạnh. Tuy vậy, những điều này không hề được ghi chép trong kho dữ liệu của ĐCSTQ.
Thứ ba, nhiều người suy đoán rằng lúc đầu anh em nhà họ Dương phản đối các cuộc biểu tình của sinh viên năm 1989 và sau đó ủng hộ ý kiến bình phản cho sự kiện Thiên An Môn năm 1989.
Ông Triệu hiện giờ là Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc, một cơ quan chống tham nhũng nội bộ của ĐCSTQ. Có rất ít thông tin về tình trạng hiện nay của ông. Liệu ông này có phải là một phần tử trung thành với Giang Trạch Dân, và mối quan hệ giữa ông với nhà lãnh đạo đương nhiệm của Trung Quốc Tập Cận Bình là như thế nào? Một số nhà bình luận Trung Quốc suy đoán rằng ông bị ông Tập cảnh cáo về vụ đấu đá quyền lực gần đây trong giới quan trường ở tỉnh Thiểm Tây, liên quan đến vụ xây một số villa bất hợp pháp ở dãy núi Tần Lĩnh. Việc xây dựng này được cho là không tốt cho phong thủy. So sánh với người tiền nhiệm là Vương Kỳ Sơn, thì ông Triệu khá trầm lặng.
Tuy vậy, việc ông Triệu có mặt ở buổi tưởng niệm đình đám đã khiến nhiều người suy đoán về ý định của ông Tập.
Một số nhà bình luận chỉ ra rằng chính ông Giang là người tước bỏ quân quyền của ông Dương thông qua ông Đặng. Trong khi đó, việc ông Tập mở buổi tưởng niệm ông Dương một cách đình đám đã gửi đi hai thông điệp: Thứ nhất, sự đấu đá quyền lực giữa ông Tập và ông Giang đã bị bộc lộ; thứ hai, bằng cách bênh vực cho anh em nhà họ Dương, ông Tập muốn củng cố quyền lực của mình và phản công phe ông Giang. Cũng có nhà bình luận Trung Quốc cho rằng ông Tập luôn nhấn mạnh vào việc thu phục các cựu lãnh đạo quân đội và con cháu họ để biến quân đội thành đội quân của riêng một cá nhân và trung thành tuyệt đối với cá nhân đó (người dịch: ý chỉ ông Tập).
Hiện nay, ĐCSTQ đang đối diện với các cuộc khủng hoảng nội bộ và lo sợ rằng sẽ có các cuộc biểu tình quy mô lớn. Do vậy, nó liên tục nhấn mạnh rằng quân đội phải thống nhất và tuyệt đối nghe theo mệnh lệnh của đảng [ĐCSTQ].
Nhà bình luận Ngô Cường chia sẻ với tờ Apple Daily của Hồng Kông rằng, “mọi thứ là để chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội khóa 20 của ĐCSTQ, và để đảm bảo sẽ không có bất trắc gì”. Quốc hội Trung Quốc họp 5 năm một lần để chọn ra nhà lãnh đạo đảng tiếp theo.
Tuy nhiên, một câu hỏi khác được đặt ra là: Vì sao ông Triệu lại tham dự buổi tưởng niệm, chứ không phải là các thành viên khác của Thường Ủy? Đúng ra ông Vương Hỗ Ninh, một quan chức cao cấp của ĐCSTQ, cố vấn thân cận của ông Tập, là lựa chọn thích hợp hơn cho sự kiện này. Ví dụ, tháng 4/2018 ông Vương tham dự buổi tưởng niệm ông Trương Đình Phát, một nhà cách mạng cộng sản và thiếu tướng trong Không Lực của PLA.
Quyết định của ông Tập cho ông Triệu tham dự buổi tưởng niệm ông Dương là một bước đi rất lợi hại/nguy hiểm.
Thứ nhất, ông Triệu là người đứng đầu Ủy ban Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ, phụ trách việc kỷ luật và trừng phạt chính trị. Sự hiện diện của ông tại buổi tưởng niệm là một gợi ý tế nhị rằng ĐCSTQ muốn bình phản cho ông Dương. Chính ông Giang là người đã gạt bỏ hai anh em nhà họ Dương. Hiện nay phe những người trung thành với hai anh em này đã không còn, nên không có gì để uy hiếp phe của ông Giang. Vì có cho “đại cục”, “đoàn kết” trong đảng, và “giữ thể diện”, động tác này sẽ cộng điểm cho ông Tập và giúp ông được lòng người.
Thứ hai, phe của ông Tập đánh giá cao vai trò của ông Dương trong việc đàn áp phong trào sinh viên dân chủ ở Thiên An Môn. Hiện nay có thể thấy ĐCSTQ đang bên bờ sụp đổ, nếu người dân Trung Quốc đại lục đứng lên chống lại chính quyền thì sao? Liệu sẽ có một phong trào giống phong trào dân chủ Thiên An Môn thứ hai? Ai dám đứng ra nhận trách nhiệm nặng nề thực hiện một cuộc đàn áp đẫm máu lần nữa?
Ý đồ của ông Tập là để xây dựng hình tượng của mình thành một người có thể trấn áp những người bất đồng chính kiến.
Chính quyền Tập luôn nhấn mạnh “tư duy kết quả cuối cùng” và đã có những chuẩn bị về phương diện này, đồng thời đưa ra các thông điệp theo những tư duy đó. Nói cách khác, họ rất có thể sẽ cho quân đội đàn áp bất kỳ cuộc biểu tình nào. Ví dụ, tại Đối thoại Shangri-La năm 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa công khai nói rằng việc ĐCSTQ dập tắt các cuộc biểu tình của sinh viên năm 1989 là đúng.
Ông này nói: “Nhờ có sự xử lý của chính phủ, Trung Quốc đã được hưởng sự ổn định và phát triển.”
Một ví dụ khác là liệu ông Tập đã lên kế hoạch gửi quân đến Hồng Kông để đàn áp những người biểu tình ở đó?
Có thể thấy chính vì “tư duy kết quả cuối cùng” mà phe ông Tập có những chính sách hà khắc đối với nhân dân. Mọi người đều ngạc nhiên là kể từ khi chiến tranh thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc bắt đầu vào năm 2018, ĐCSTQ đã phải đối mặt với một môi trường quốc tế tồi tệ hơn rất nhiều, nhưng chính quyền này vẫn tiếp tục gây chuyện – từ việc đưa ra Dự luật dẫn độ Hồng Kông năm ngoái cho đến việc thực hiện luật an ninh quốc gia năm nay, từ việc can dự vào bầu cử ở Đài Loan cho đến leo thang đe dọa quân sự đối với hòn đảo tự trị này, và từ việc giam giữ bất hợp pháp hàng triệu người dân tộc thiểu số theo đạo Hồi ở Tân Cương cho đến cưỡng chế hủy bỏ giáo dục tiếng Mông Cổ ở khu Nội Mông.
Đây đều là những hành động cố ý của phe ông Tập. Lo sợ rằng các mối quan hệ quốc tế có thể bị suy yếu và người dân ở Trung Quốc đại lục có thể nổi lên chống lại sự bạo ngược của chính quyền, ĐCSTQ cảm thấy cần phải ra tay trước.
Hầu như người ta đều cho rằng cách nghĩ này là lố bịch, nhưng ĐCSTQ chính là một con quái vật như vậy. Đúng như một câu ngạn ngữ Trung Quốc: “Trời muốn diệt ai, trước tiên làm kẻ đó phát cuồng.” Khi một người mất đi giác quan thì đó là dấu hiệu cái chết đã cận kề. Từ điểm này, có thể thấy cái kết của ĐCSTQ đã không còn xa.