Lầu Năm Góc cảnh báo Bắc Kinh về việc phóng hỏa tiễn đạn đạo ở Biển Đông
Lầu Năm Góc cho biết Bắc Kinh đã gây bất ổn thêm cho tình hình ở Biển Đông, sau khi họ phóng thử hỏa tiễn đạn đạo trong cuộc tập trận ở vùng biển tranh chấp.
Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố ngày 27/8: “Tiến hành các cuộc tập trận quân sự trên vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông là phản tác dụng trong việc xoa dịu căng thẳng và duy trì sự ổn định”.
Tuyên bố của Lầu Năm Góc cho biết Bắc Kinh đã bắn các hỏa tiễn này xung quanh quần đảo Hoàng Sa, một quần đảo tranh chấp trong khu vực, trong khi tiến hành các cuộc tập trận, nhưng không nói rõ ngày nào, bao nhiêu hay loại hỏa tiễn nào được bắn.
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (China’s People’s Liberation Army, PLA) đang tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông từ ngày 23 đến 29 tháng 8.
“Cuộc tập trận quân sự này là cuộc tập trận mới nhất trong một chuỗi dài các hành động của CHND Trung Hoa [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] nhằm khẳng định các tuyên bố hàng hải trái pháp luật và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông”, Lầu Năm Góc cho biết.
Hôm thứ Năm, Hải quân Hoa Kỳ tuyên bố trên Twitter rằng tàu khu trục mang hỏa tiễn dẫn đường USS Mustin của họ đã tiến hành “các hoạt động thường lệ ở vùng biển” gần quần đảo Hoàng Sa để đảm bảo một “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở”.
Freedom of the #SouthChinaSea.
The #USNavy guided-missile destroyer USS Mustin (DDG 89) conducts routine operations in the waters near the #ParacelIslands while forward-deployed in @US7thFleet helping ensure a #FreeAndOpenIndoPacific. pic.twitter.com/bGLVTmak7h
— U.S. Navy (@USNavy) August 27, 2020
Chế độ Trung Cộng đã gia tăng sự xâm lược của mình trong khu vực khi Hoa Kỳ đồng thời tìm cách chống lại các mối đe dọa của họ.
Các đảo, bãi đá ngầm và bãi đá trên tuyến đường thủy chiến lược được một số quốc gia tuyên bố chủ quyền, bao gồm Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.
Bắc Kinh đã sử dụng “đường chín đoạn” để tuyên bố chủ quyền trên 90% Biển Đông, bất chấp phán quyết pháp lý của Liên Hợp Quốc vào năm 2016 bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã tìm cách củng cố các tuyên bố của mình bằng cách xây dựng các tiền đồn quân sự trên các đảo nhân tạo và bãi đá ngầm trong khu vực. Nó cũng đã triển khai các tàu tuần tra và tàu đánh cá của Trung Quốc để đe dọa các tàu nước ngoài, chặn đường vào các tuyến đường thủy và chiếm giữ các bãi cạn và đá ngầm.
Vào ngày 13 tháng 7, Hoa Kỳ đã chính thức bác bỏ các tuyên bố của Bắc Kinh ở Biển Đông khi Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng các tuyên bố đó là “hoàn toàn trái pháp luật” và rằng Trung Quốc đang tiến hành một “chiến dịch uy hiếp để kiểm soát” khu vực này.
Tuần này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa 24 công ty quốc doanh của Trung Quốc vào danh sách đen, với lý do họ tham gia quân sự hóa Biển Đông. Bộ Ngoại giao cũng thông báo rằng họ sẽ áp dụng các hạn chế về thị thực đối với các công dân Trung Quốc chịu trách nhiệm về những việc làm đó.
Một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng dù Bắc Kinh tỏ ra cứng rắn, nhưng có thể họ sẽ không muốn tham gia vào một cuộc xung đột thực sự với Hoa Kỳ.
Hỏa tiễn được khai hỏa bởi Trung Cộng
Hôm thứ Năm, kênh truyền thông Nhật Bản NHK đưa tin rằng Trung Cộng đã khai hỏa 4 hỏa tiễn đạn đạo về phía Biển Đông vào hôm thứ Tư, trích dẫn các nguồn tin quân sự giấu tên của Hoa Kỳ. NHK cho biết hỏa tiễn rơi giữa tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc và quần đảo Hoàng Sa.
Trong khi đó, South China Morning Post, trích dẫn một nguồn tin giấu tên thân cận với quân đội Bắc Kinh, cho biết họ đã bắn hai hỏa tiễn, DF-26B và DF-21D vào hôm thứ Tư.
Theo báo cáo thường niên năm 2019 của Ngũ Giác Đài trước Quốc hội, DF-26, hỏa tiễn đạn đạo có khả năng hạt nhân và thông thường, có một phạm vi khoảng 4.000 km (2.485 dặm), và DF-21D, một hỏa tiễn đạn đạo chống hạm, có phạm vi 1.500 km (932 dặm).
Quan chức Lầu Năm Góc Alan R. Shaffer trước đó đã nói tại một hội nghị quân sự vào tháng 3 năm 2019 rằng DF-26 có thể bay đến đảo Guam, một lãnh thổ của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương và là một trạm tiếp tế chính cho lực lượng Hoa Kỳ.
Các quan chức Trung Cộng đã giữ bí mật về các vụ phóng hỏa tiễn. Được hỏi về tuyên bố của Lầu Năm Góc trong cuộc họp giao ban hàng ngày vào chiều thứ Sáu, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng ông Triệu Lập Kiên không bình luận về các vụ phóng nhưng cáo buộc Hoa Kỳ là “kẻ hủy diệt và gây rối” cho sự ổn định ở Biển Đông.
Một ngày trước đó, ông Ngô Khiêm, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo rằng các cuộc tập trận “không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào” nhưng không đề cập đến các vụ phóng tên lửa.
Tập trận quân sự
Đồng thời, Bắc Kinh đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở ba tuyến đường thủy khác gần Trung Quốc: Biển Bột Hải, Hoàng Hải và Biển Hoa Đông.
Ông Ngô Khiêm cũng đã phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Năm về cuộc tập trận quân sự của PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) tại Đài Loan vào đầu tháng này và tàu khu trục hỏa tiễn dẫn đường USS Mustin đi qua eo biển Đài Loan vào tuần trước.
Ông Ngô tuyên bố: “Chúng tôi liên tục tổ chức các cuộc diễn tập chiến đấu ở eo biển Đài Loan nhằm vào các lực lượng nước ngoài, nhằm vào các lực lượng ly khai đòi độc lập Đài Loan”.
Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình mặc dù đây là một hòn đảo tự trị với chính phủ, quân đội và tiền tệ được bầu cử dân chủ. Hoa Kỳ đã liên tục điều các tàu quân sự của mình đến gần Đài Loan, ngoài việc bán vũ khí còn để hỗ trợ hòn đảo này phòng thủ trước các hành động khiêu khích quân sự của Bắc Kinh.
Trong quá khứ, chính quyền Trung Cộng đã sử dụng ngôn từ tương tự để cáo buộc Hoa Kỳ ủng hộ sự chia rẽ giữa đại lục và Đài Loan. Vào ngày 10 tháng 8, tờ Global Times, một phương tiện truyền thông của Trung Cộng, đã đăng một bài xã luận nói rằng Hoa Kỳ đang sử dụng Đài Loan “như một con tốt của mình để kiềm chế Trung Quốc đại lục”.
Vào ngày 13 tháng 8, Global Times đã đăng một bài báo nói rằng các cuộc tập trận quân sự của Trung Cộng ở eo biển Đài Loan mục đích để ngăn chặn “mối liên hệ khiêu khích và nguy hiểm giữa hòn đảo [Đài Loan] và Hoa Kỳ”.
Bài báo dẫn lời một nhà phân tích người Trung Quốc, cảnh báo rằng “nếu Hoa Kỳ và Đài Loan ly khai, PLA có thể thực hiện nhiều biện pháp đối phó hơn, bao gồm các cuộc tập trận tên lửa đạn thật ở phía đông đảo Đài Loan và gần đảo Guam.”
Máy bay Hoa Kỳ
Tuần này, chính quyền Trung Cộng cũng cáo buộc Hoa Kỳ đã “xâm phạm” vùng cấm bay của họ khi một trinh sát cơ U-2 bay qua các cuộc tập trận ở Biển Bột Hải.
Ông Ngô gọi chuyến bay U-2 là một hành động “khiêu khích” trong cuộc họp báo ngày 25/8.
Lực lượng Hàng không Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, trong một tuyên bố với CNN, cho biết chuyến bay U-2 “được thực hiện trong khu vực hoạt động của Ấn Độ – Thái Bình Dương và tuân theo các quy tắc và quy định quốc tế được chấp nhận về các chuyến bay bằng máy bay.”
Nhà lập pháp Đài Loan, ông Wang Ting-yu cho biết trong một video đăng trên trang Facebook của mình hôm thứ Năm rằng ông tin rằng quyết định bắn hỏa tiễn đạn đạo của Trung Cộng là để “đánh trả” Hoa Kỳ vì đã cho trinh sát cơ bay ngang qua.
Tờ People’s Daily cũng đưa tin rằng một máy bay tuần tra hàng hải P-8A Poseidon của Hoa Kỳ đã đi vào Biển Đông qua Kênh Bashi – một tuyến đường thủy giữa Philippines và Đài Loan – vào hôm thứ Năm.
Một ngày trước đó, một trinh sát cơ RC-135 đã đi vào Biển Đông qua cùng một kênh. Và hôm thứ Ba, một trinh sát cơ Challenger 650 cũng đi qua khu vực tương tự, theo các quan chức Trung Cộng.
Nhà bình luận về các vấn đề Trung Quốc có trụ sở tại Hoa Kỳ, ông Tang Jingyuan, cho biết bất chấp việc Bắc Kinh gần đây tỏ ra cứng rắn và hùng biện, chế độ Trung Cộng vẫn chưa chuẩn bị cho chiến tranh.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông Tang phân tích rằng Bắc Kinh đã chọn không điều chiến đấu cơ để đánh chặn trinh sát cơ của Hoa Kỳ bay qua Biển Bột Hải và Biển Đông. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Cộng cũng không đăng tải nhiều báo cáo về những vụ việc này, cho thấy Bắc Kinh không muốn gây chấn động mạnh về các hành động này.
Phản ứng
Một số quốc gia bày tỏ lo ngại về hành động của Trung Cộng. Theo báo Nhật Bản Mainichi, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, khi trả lời câu hỏi về các vụ phóng tên lửa của Trung Quốc trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, đã tuyên bố: “Đất nước chúng tôi phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động nào làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.”
Đài Loan, vốn coi Trung Quốc là nước láng giềng thù địch đe dọa chủ quyền của hòn đảo, trong nhiều năm đã bày tỏ lo ngại về các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Hôm thứ Năm, Tổng thống Đài Loan bà Thái Anh Văn, phát biểu tại một diễn đàn ảo do Viện Chính sách Chiến lược Úc tổ chức, bày tỏ lo ngại về các cuộc xung đột “ngẫu nhiên” trong khu vực.
Bà Thái nói: “Chúng tôi mong đợi và hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục kiềm chế, phù hợp với nghĩa vụ của họ với tư cách là một cường quốc”.
Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn (R-Tenn) đã đăng lên tài khoản Twitter của mình để kêu gọi thêm hành động nhằm chống lại Bắc Kinh.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận đa phương và các hoạt động tự do hàng hải ở vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương và sẽ không bị đe dọa bởi sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc,” bà Blackburn nói.
This action by the PLA is exactly why the U.S. needs a robust & well-funded Pacific Deterrence Initiative. We will continue to conduct multilateral exercises and freedom of navigation operations in the Indo-Pacific waters & will not be intimidated by China’s growing aggression.
— Sen. Marsha Blackburn (@MarshaBlackburn) August 27, 2020
Thượng nghị sĩ Jim Risch (R-Idaho) đã ra một tuyên bố hoan nghênh động thái của chính phủ Trump trong việc trừng phạt các công ty và cá nhân Trung Cộng liên quan đến các vụ xâm chiếm Biển Đông.
“Điều quan trọng là các nhà đầu tư và doanh nghiệp Hoa Kỳ nhận thức được rằng các công ty của CHND Trung Hoa tham gia vào quá trình quân sự hóa Biển Đông phải duy trì sự hiện diện trên thị trường vốn của chúng tôi,” ông Risch nói.
Bài viết này đã được cập nhật để làm rõ những bình luận của Wu Qian về các cuộc tập trận ở eo biển Đài Loan.