Lần thứ 21, Trung Cộng vào danh sách đen vi phạm tự do tôn giáo của Hoa Kỳ
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 7/12 một lần nữa liệt kê Trung Quốc vào danh sách đen vi phạm tự do tôn giáo, cùng với chín quốc gia khác có hồ sơ nhân quyền yếu kém.
Mười quốc gia, bao gồm Burma, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Nigeria, Saudi Arabia, và Tajikistan được coi là “Các quốc gia đặc biệt đáng quan ngại” theo Bộ trưởng Mike Pompeo, theo như Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA) ban hành năm 1998.
Những quốc gia này bị phát hiện đã tham gia hoặc dung túng cho “những vi phạm tự do tôn giáo có tính hệ thống, liên tục, nghiêm trọng,” theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao.
“Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nỗ lực không mệt mỏi để chấm dứt thúc đẩy lạm dụng và bức hại tôn giáo trên khắp thế giới, và giúp đỡ để bảo đảm rằng mỗi con người, ở bất kỳ nơi nào, vào bất kỳ lúc nào, đều có quyền được sống theo tiếng gọi lương tâm,” Ông Pompeo tuyên bố.
Theo trang web của Bộ Ngoại giao, “vi phạm nghiêm trọng” [của Trung Cộng] bao gồm “tra tấn, giảm mức đối xử hoặc trừng phạt, giam giữ kéo dài trong khi không bị buộc tội, bắt cóc hoặc biệt giam, hoặc từ chối trắng trợn quyền được sống, tự do và an toàn của những người khác.”
Hàng năm, Quốc hội được thông báo về danh sách và có thể sẽ áp đặt những biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế gây áp lực lên các quốc gia này để chấm dứt những hành vi vi phạm tự do tôn giáo.
Đây không phải lần đầu tiên Trung Cộng bị liệt kê trong danh sách đen. Lần đầu tiên kể từ năm 1999 cho đến nay, hàng năm quốc gia này luôn bị chỉ định là một “Quốc gia đặc biệt đáng quan ngại”.
Vào đầu tháng Tư, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), một Ủy ban liên bang, độc lập, lưỡng đảng được thành lập theo IRFA đã đề xuất 14 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, là quốc gia bị chỉ định.
“Không còn nghi ngờ gì về việc Trung Quốc là quốc gia vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo tồi tệ nhất trên thế giới. Không thể so sánh với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới về những hành vi không những không thể bào chữa mà còn bởi vì việc hỗ trợ và tiếp tay cho những hành vi tương tự cho các quốc gia khác trên khắp thế giới,” Ủy viên USCIRF Johnnie Moore đã nêu lên trong báo cáo thường niên 2020 của Uỷ ban.
Theo báo cáo thì có khoảng từ 900,000 đến 1.8 triệu người dân tộc thiểu số Hồi giáo, bao gồm người Ngô Duy Nhĩ đã bị giam giữ trong hơn 1,300 trại tập trung ở Tân Cương, phía Tây Trung Quốc. Đồng thời, hàng nghìn học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ năm 2019 do tập thiền hay “phân phát tài liệu về đức tin của họ”.
Chính quyền Trung Cộng đã bắt đầu cuộc bức hại môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, vào tháng 7 năm 1999 vì lo sợ về sự phổ biến của môn này. Ước tính của chính quyền vào năm 1999 cho thấy có từ 70 triệu đến 100 triệu học viên. Hàng triệu người đã bị giam giữ trong nhà tù, trại lao động và những cơ sở khác, với hàng trăm nghìn người đã bị tra tấn trong khi bị giam giữ, theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp.
Ông Pompeo cũng đưa “Comoros, Cuba, Nicaragua, và Nga vào danh sách quan ngại đặc biệt dành cho những chính phủ đã từng tham gia hoặc dung túng cho những ‘vi phạm tự do tín ngưỡng nghiêm trọng,’” trong tuyên bố.
Cuối cùng, ông Pompeo cũng chỉ định một số nhóm khủng bố, bao gồm Al-Qa’ida, Boko Haram và ISIS là “Những thực thể đặc biệt đáng quan ngại”.