Lần đầu tiên trong lịch sử công ty, nhân viên của Starbucks bỏ phiếu thành lập nghiệp đoàn
Lần đầu tiên trong lịch sử công ty, nhân viên của Starbucks bỏ phiếu thành lập nghiệp đoàn
Những người lao động của hãng Starbucks tại ba địa điểm ở Buffalo, New York, đã bỏ phiếu hôm 09/12 để thành lập nghiệp đoàn, [đây là] các cửa hàng đầu tiên của Hoa Kỳ được đại diện bởi một nghiệp đoàn trong lịch sử 50 năm của công ty.
Điều này diễn ra sau khi đa số phiếu bầu do Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia (NLRB) kiểm đếm từ 100 công nhân Starbucks có quyền bỏ phiếu đã ủng hộ việc lâp nghiệp đoàn
Những người lao động này bây giờ sẽ tham gia tổ chức Công nhân Đoàn kết, một chi nhánh của Liên minh Nhân viên Dịch vụ Quốc tế.
Việc thúc đẩy nghiệp đoàn hóa ở New York có khả năng khuyến khích những nỗ lực tương tự cho khoảng 235,000 nhân viên tại 9,000 địa điểm của Hoa Kỳ tại chuỗi cửa hàng lớn thứ hai này ở Mỹ.
Starbucks đã cố gắng ngăn chặn nỗ lực hợp lập nghiệp đoàn, nhưng không thành công sau khi một quyết định của NLRB hôm 07/12 đã quyết định có lợi cho người lao động.
Một Starbucks ở Mesa, Arizona, đã đệ đơn lên NLRB để thành lập nghiệp đoàn của riêng mình, sẽ được quyết định hôm 10/12.
Ông Casey Moore, một nhân viên pha chế đã làm việc tại một trong những Starbucks khu vực Buffalo được khoảng sáu tháng, nói với AP: “Chúng tôi không có trách nhiệm ngay bây giờ. Chúng tôi không có tiếng nói. Với một nghiệp đoàn, chúng tôi thực sự sẽ có thể ngồi xuống bàn và nói, ‘Đây là những gì chúng tôi muốn.’”
Việc gia tăng sử dụng các ứng dụng đặt hàng trên thiết bị di động tại Starbucks và các dịch vụ ăn uống khác đã tăng vọt do đại dịch.
Các nhân viên pha chế nói rằng họ đang tổ chức nghiệp đoàn một phần do khối lượng công việc quá lớn được tạo ra bởi ứng dụng di động của công ty, khiến họ phải làm việc quá sức kể từ sau đại dịch.
Nhiều nhân viên của Starbucks phàn nàn rằng họ không thể giới hạn số lượng đơn hàng di động mỗi giờ, dẫn đến tắc nghẽn lớn trong việc đặt hàng.
Các nhân viên pha chế muốn có thêm tiếng nói về cách quản lý các cửa hàng và cách sử dụng công nghệ.
Starbucks đã trả lời rằng các quản lý cửa hàng có thể chỉ cần tạm thời tắt đơn đặt hàng di động cho các vị trí của họ, cho phép ứng dụng hướng khách hàng đến các cửa hàng lân cận khác ít quá tải hơn.
Ông Moore nói: “Công nghệ được tạo ra cho khách hàng chứ không phải cho nhân viên. Nếu không có nghiệp đoàn, chúng tôi không thể nói lên cách công nghệ cũng có thể có ích cho chúng tôi.”
Công ty cho biết họ từ lâu đã cung cấp những lợi ích hào phóng nhất trong ngành công nghiệp quán cà phê kể từ khi thành lập khiêm tốn như một quán cà phê nhỏ vào năm 1971, bao gồm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho người lao động bán thời gian và hoàn trả học phí đại học.
Trong một hồ sơ gần đây với SEC, chuỗi cửa hàng này nói rằng “nếu một phần đáng kể nhân viên của chúng tôi tham gia nghiệp đoàn, chi phí lao động của chúng tôi có thể tăng lên và hoạt động kinh doanh của chúng tôi có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các yêu cầu và kỳ vọng khác có thể làm tăng chi phí của chúng tôi, thay đổi văn hóa nhân viên, làm giảm tính linh hoạt của chúng tôi và làm gián đoạn công việc kinh doanh của chúng tôi.”
Chuỗi cà phê cho biết mức lương trung bình hiện tại của họ ở Hoa Kỳ là hơn 12 USD một giờ, với hơn một nửa số nhân viên của họ kiếm được hơn 15 USD một giờ.
Để ngăn chặn sự bất mãn trong đại dịch, Starbucks cho biết họ đã thực hiện hai đợt tăng lương trong 18 tháng qua.
Công ty đã thông báo vào dịp Lễ Tạ ơn rằng tất cả công nhân Hoa Kỳ của họ sẽ kiếm được ít nhất 15 USD và lên đến 23 USD mỗi giờ vào mùa hè năm sau.
Ông Bryan S. Jung là người bản xứ và cư trú tại Thành phố New York với kiến thức chuyên sâu về chính trị và pháp luật. Ông tốt nghiệp Đại học Binghamton.
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: