Lần đầu tiên súng nổ ở biên giới Trung – Ấn sau 45 năm
Những căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc bùng phát vào ngày 7/9 đã leo thang lên một mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua, khi súng nổ ra ở Ladakh. Đây là khu vực biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya và cũng là nơi diễn ra cuộc đụng độ dữ dội giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ vào ngày 15/6.
Nó được mô tả là cuộc nổ súng đầu tiên giữa các quốc gia này trong 45 năm.
Trong khi phía Trung Quốc cáo buộc phía Ấn Độ đã vượt qua Ranh giới Kiểm soát Thực tế (LAC) và đã khai hoả để ngăn cản lực lượng tuần tra của Trung Quốc, phía Ấn Độ đã bác bỏ những tuyên bố đó và cáo buộc Trung Quốc nổ súng trong lần đối mặt gần đây nhất.
“Vào ngày 7/9/2020, chính quân đội PLA [Quân đội Giải phóng Nhân dân] đang cố gắng áp sát một trong những vị trí tiền phương của chúng tôi dọc theo LAC và khi bị quân đội của chính mình can ngăn, quân đội PLA đã bắn một vài phát đạn lên không trung để hăm dọa đội quân của mình”, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố hôm 8/9.
Các quan chức Ấn Độ cho biết, “Không có giai đoạn nào Quân đội Ấn Độ vượt qua LAC hoặc sử dụng bất kỳ phương tiện gây hấn nào, kể cả nổ súng”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ.
“Quân đội Ấn Độ đã vượt qua giới tuyến một cách bất hợp pháp vào khu vực núi Shenpao ở bờ nam của Hồ Pangong trong khu vực phía tây của biên giới Trung Quốc-Ấn Độ, và ngang nhiên nổ súng đe dọa các nhân viên tuần tra biên giới Trung Quốc vốn là đại diện để tiếp cận họ”, ông Lập Kiên nói.
Cựu Phó Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ, Trung tướng Gurmit Singh nói với The Epoch Times qua điện thoại từ New Delhi rằng tình hình này cần được hiểu theo quan điểm của chiến tranh chiến lược trên núi cao, vì cuộc xung đột hiện nay đang diễn ra ở độ cao hơn hơn 3,962 m (13,000 feet).
“Mùa đông đang đến gần. [Hai bên] làm theo gợi ý từ cuộc chiến năm 1962 bắt đầu vào ngày 25/10. Tháng tới, nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới 0 độ C. Cả hai bên đều đang cố gắng giành ưu thế trước khi cánh cửa của mùa đông khép lại,” ông nói.
Chiến thuật của Trung Quốc
Tiến sĩ Satoru Nagao là một thành viên thỉnh giảng tại Viện Hudson. Ông nhận được bằng tiến sỹ của Đại học Gakushuin ở Tokyo cho luận án có tiêu đề “Chiến lược quân sự của Ấn Độ”. Ông nói với The Epoch Times trong một email rằng, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động của họ trong khu vực cả thập kỷ qua, và sự cố ngày 7/9 nên được coi là “một bước” trong một quá trình dài.
Các cuộc xâm nhập của Trung Quốc vào Ấn Độ dần dần tăng từ 213 vào năm 2011 lên đến 663 vào năm 2019, theo ông Nagao.
“Động thái này rất quen thuộc nếu chúng ta so sánh nó với các hoạt động của Trung Quốc ở các khu vực khác. Ví dụ, số lượng tàu Trung Quốc trong vùng tiếp giáp tại vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku của Nhật Bản cho thấy các xu hướng tương tự. Con số lần lượt là 12 (2011), 428 (2012), 819 (2013), 729 (2014), 707 (2015), 752 (2016), 696 (2017), 615 (2018) và 1,097 (2019)”, ông Nagao nói.
Ông cho biết tình hình hiện nay ở biên giới Ấn Độ – Trung Quốc tương tự như tình hình ở Biển Hoa Đông hay Biển Nam Hoa.
Ông nói, “Có khả năng Trung Quốc coi khu vực này là ‘Núi Nam Hoa’ (South China Mountain)”.
Trong khi đó, hãng thông tấn Asia News International (ANI) của Ấn Độ đã chia sẻ một bức ảnh trên Twitter về các binh sĩ PLA mang theo gậy, giáo và vũ khí sắc nhọn. Ông Nagao cho biết Ấn Độ và Trung Quốc chia sẻ một số quy tắc liên quan đến LAC; một trong những quy tắc như vậy là cấm sử dụng súng trong khu vực từ năm 1996.
Chinese soldiers armed with stick machetes during their deployment along the Line of Actual Control (LAC) in Eastern Ladakh sector. pic.twitter.com/QmSGkJLoYw
— ANI (@ANI) September 8, 2020
Ông Singh đã định nghĩa tình hình này là sự căng thẳng leo thang, khiêu khích và chiến tranh tâm lý từ phía Trung Quốc.
Ông nói, “Ấn Độ và quân đội Ấn Độ không tin tưởng vào PLA và Trung Quốc”.
Ông Singh nói thêm, “Quân đội Ấn Độ có kinh nghiệm dày dặn trong mùa đông, tuyết, chiến tranh độ cao và đặc biệt là kinh nghiệm chiến đấu với [quy mô] cực kỳ lớn, điều mà PLA còn thiếu ghê gớm”.
Ông Nagao cho biết Trung Quốc gần đây đã tái triển khai vũ khí về phía Ấn Độ ở phía tây của khu vực biên giới – một vị trí đối chọi với Hoa Kỳ và Nhật Bản ở phía đông.
Gần đây, các chiến đấu cơ tàng hình J-20, tên lửa đạn đạo DF-21, tên lửa đất đối không S-300 đã có mặt ở bên phía Trung Quốc của khu vực biên giới Ấn Độ – Trung Quốc.
“Vào cuối tháng 8, quân đội Trung Quốc đã chuẩn bị để chiếm cứ một điểm cao nhất định. Nhưng bởi vì Ấn Độ nhận ra điều đó, binh lính Ấn Độ đã đi đến điểm cao đó và chiếm đóng trước khi quân đội Trung Quốc đến được. Ở độ cao này, quân đội Trung Quốc hoặc Ấn Độ đã bắn lên không trung và cảnh báo để ngăn chặn cuộc đụng độ”, ông Nagao nói.
Bản thân việc nổ súng là vi phạm thỏa thuận năm 1996, nhưng đã không có đụng độ.
Địa chính trị
Trong khi đó, vụ nổ súng xảy ra chỉ vài ngày sau những cuộc họp cao cấp đầu tiên giữa các lãnh đạo quốc phòng hai bên vào ngày 4/9 tại Moscow.
Tại cuộc họp giữa Tướng Wei Fenghe của Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Rajnath Singh, ông Singh đã nói rằng “tình hình hiện tại cần được xử lý một cách có trách nhiệm và không bên nào nên thực hiện thêm một hành động nào mà làm phức tạp thêm tình hình hoặc leo thang các vấn đề ở những khu vực biên giới”, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố.
Ông Singh cho biết các chiến thuật của PLA cho thấy họ không phải là quân đội chuyên nghiệp và họ thiếu kinh nghiệm chiến đấu.
“Họ là một lực lượng của đảng chính trị. Kinh nghiệm chiến tranh cuối cùng của họ là vào năm 1979 tại Việt Nam,” ông nói.
Ông Nagao cho biết “chủ nghĩa bành trướng vô luật pháp” của Trung Quốc thường đi đôi với những nỗ lực loại trừ các quốc gia nằm ngoài khu vực mục tiêu của họ.
Ở Biển Hoa Đông và Biển Nam Hoa, Trung Quốc đổ lỗi cho hành vi quyết đoán của mình là có sự can thiệp của nước ngoài. Tương tự, trong trường hợp biên giới Ấn Độ – Trung Quốc, Trung Quốc đang cố gắng ngăn cản Ấn Độ hợp tác với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc, điều mà Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thúc đẩy vào cuối năm nay.
Gần đây, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận hỗ trợ hậu cần với Úc. Úc cũng sẽ ký một thỏa thuận tương tự với Nhật Bản vào cuối tháng này. Điều đó sẽ bảo đảm rằng Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc đều có những thỏa thuận chiến lược như vậy, và Trung Quốc sẽ tìm cách để ngăn cản những nỗ lực này, ông Nagao nói.
Để làm như vậy, Trung Quốc sẽ chọn nước nào để gây sức ép? Câu trả lời thích hợp nhất là Ấn Độ vì Trung Quốc và Ấn Độ có chung gần 4,000 km [gần 2,500 dặm] biên giới đất liền (không giống như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc), cho phép Trung Quốc tận dụng quân đội của mình.
Tác giả: Venus Upadhayaya