Làm thế nào để cứu vãn nền văn minh Tây Phương
Bạn có thể cứu vãn hoặc đẩy lùi văn hóa truyền thống qua mỗi từng hành động của chính mình.
Rất nhiều người, trong đó có bạn, đang không hài lòng về thực trạng văn hóa của chúng ta hiện nay.
Đôi lúc trong khi nhâm nhi ly cà phê buổi sáng trong nhà bếp, tại phòng khách, bên hiên nhà hay ở ngoài sân, chúng ta thường kêu ca than vãn về văn minh suy tàn, cách hành xử và đạo đức (đã trở nên méo mó) ở Hoa Kỳ. Tin tức hàng ngày trên báo chí và internet như mồi lửa thổi bùng vấn đề nóng bỏng này, và chúng ta lắc đầu ngán ngẩm, hối hận về chỉ dẫn mà quốc gia và nền văn hoá dường như đang hướng tới, rồi tự hỏi hậu quả sẽ khắc nghiệt như thế nào khi chúng ta chạm đáy.
Những lời than thở này không hẳn là lầm đường lạc lối. Mọi người ở tất cả đảng phái chính trị thường “mắt chữ A mồm chữ O” trước một số quan điểm cực đoan đang tìm cách giành được sự chấp thuận từ giới chủ lưu. Một lần nữa, quá nhiều người trong chúng ta, bao gồm cả tôi, quay sang đổ lỗi cho một vài thực thể nào đó – như: chính phủ, điện ảnh Hollywood, đại học, chính hệ tư tưởng của thời đại – và bắt họ phải chịu trách nhiệm về những ý tưởng cực đoan như giáo dục giới tính tại các trường công cho học sinh 6 tuổi, tìm thành kiến trong những câu hỏi như “Bạn đến từ đâu?” hay tuyên bố rằng chúng ta nên đánh giá đồng bào của mình qua màu da của họ.
Chúng ta phàn nàn, nhưng hầu hết chúng ta đều cảm thấy bất lực trong việc cố gắng trụ vững trong sự thay đổi vũ bão này, (mà) cuốn đi phăng bởi sức mạnh của nó. Có lẽ chúng ta tự hỏi: Chúng ta có thể làm gì để bảo tồn truyền thống và những điều quý giá của quyền tự do và cách sống của chúng ta khi mà nguồn lực quá ít ỏi?
Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng để bảo tồn.
Sống theo Chân lý
Chân lý và chủ nghĩa tương đối không thể đồng thời tồn tại. Bạn không thể nói “Chân lý của bạn không phải là chân lý của tôi”. Chân lý thực sự chỉ có một phiên bản, và nó hiện hữu bên ngoài quan điểm. Một câu cổ ngữ nói rằng: “Hãy kiếm tìm chân lý và chân lý sẽ giải phóng bạn.”
Hãy bắt đầu bảo vệ nền văn minh bằng cách tìm kiếm chân lý, bất cứ nơi nào mà câu hỏi đó có thể dẫn chúng ta đến.
Trân trọng cái đẹp
Chân lý có liên hệ mật thiết với vẻ đẹp
Thi sĩ người Anh là John Keats nổi tiếng về việc ca ngợi cái đẹp đã viết, “Cái đẹp là chân lý, chân lý là cái đẹp, thế thôi, đấy là tất cả những gì ta biết và ta cần biết.”
Và ông ấy đã đúng, tiếng cười ngặt nghẽo của cháu gái Caroline trước một trò đùa ngớ ngẩn, sự ngọt ngào toát lên từ cháu trai khi cậu bé ngắm nhìn ánh sao Kim trên bầu trời vào buổi hoàng hôn, chứng kiến niềm vui của người bạn khi Randolph-Macon thắng giải đấu bóng rổ NCAA Bảng III và nụ cười của người phụ nữ dành cho đứa trẻ chập chững biết đi mà cô ấy đang chăm sóc ở nhà thờ: Đây chỉ là số ít trong vô vàn vẻ đẹp của thế giới xung quanh tôi.
Chúng chân thật và chính xác như màu nắng tháng Tư chiếu rọi ngập tràn khu vườn khi tôi viết, và những điều đó tưới mát tâm hồn tôi. Trong cuốn sách “Hạnh phúc và chiêm nghiệm”, nhà triết học Josef Pieper đã nhận xét một cách thông thái, “Ai trong số chúng ta chưa từng bất ngờ ngắm nhìn gương mặt trẻ nhỏ, giữa bề bộn công việc trong cuộc sống thường nhật, và vào khoảnh khắc đó ‘thấy’ rằng mọi thứ thật đẹp đẽ, được yêu và đáng yêu, được Thượng Đế yêu thương!”
Đó chính là những gì tôi đang nói đến.
Hướng đến điều thiện lương
Bạn đang ở tiệm cà phê. Nhân viên pha chế vừa trả lại tiền lẻ cho hóa đơn của bạn. Liệu bạn có hà tiện lòng biết ơn của mình, nhét đồng xu vào túi, đợi lấy cà phê rồi bước loẹt quẹt ra khỏi tiệm? Hay là, bạn nhìn vào đôi mắt cô gái – và nếu bạn có can đảm, ngợi khen móng tay kiểu Pháp của cô ấy – nói lời cảm ơn, đưa một đồng vào hũ tiền tip và nói, “Chúc cô một ngày tốt lành”? Nếu bạn thực hiện theo cách thứ nhất thì bạn đang góp phần làm suy thoái lối sống văn minh. Thực hiện điều thứ hai thì bạn đã bổ sung giữ gìn nếp sống văn minh, chỉ đơn giản bằng cách để đồng đô la vào hũ tiền tip.
Tất nhiên, gắn liền với quan niệm về sự thiện lương này là đạo đức cá nhân – các nguyên tắc đúng và sai. Bất kể niềm tin tôn giáo của bạn là gì, hầu hết chúng ta đều biết, thừa nhận và cố gắng tuân theo các nguyên tắc đạo đức này.
Hoàng đế La Mã, “ông vua triết gia” Marcus Aurelius từng nói, “Đừng lãng phí thêm thời gian tranh luận xem người tốt phải như thế nào. Hãy làm người tốt.”
Khi chúng ta làm điều đúng đắn – ví như, dành một ngày làm việc đúng nghĩa cho ông chủ, thể hiện sự tôn kính với cha mẹ bằng cuộc gọi điện nói chuyện mỗi tuần, hay dừng nhịp bước trước cuộc sống hối hả để chỉ đường đến khách sạn cho người lạ – chúng ta đang đặt thêm viên gạch nhỏ trong việc xây dựng nền văn minh.
Lãng mạn hoá cuộc sống
Trong bài viết “Vì sao xu hướng ‘Lãng mạn hoá cuộc sống’ lại là sự từ chối đối với chủ nghĩa hậu hiện đại,” của tác giả Evita Duffy đã đưa ra một số mặt tích cực trong một sự chuyển dịch ngày càng phát triển giữa các thành viên của Thế hệ Z, họ khuyến khích nhau đi tìm cái đẹp và mục đích cuộc sống và nhận ra rằng họ là những diễn viên trong vở kịch cuộc đời, chứ “không chỉ là những khối vật chất vô nghĩa.”
Dòng chảy sự kiện và nghĩa vụ hàng ngày quét chúng ta đi, nhưng chúng ta nên dừng để nhìn lại chúng ta và nhớ, như Duffy viết, “Chúng ta là một phần của kế hoạch lớn – những nhân vật quan trọng trong câu chuyện cuộc sống của Chúa.” Bất kể địa vị nào trên thế giới, mỗi chúng ta đóng góp cho vở kịch lớn nhất này.
Nhìn nhận bản thân theo cách đó sẽ khiến cho tính nhân văn của chúng ta trở nên sâu sắc hơn và nhờ vậy nền văn hóa của chúng ta cũng trở nên sâu sắc hơn.
Tìm kiếm niềm vui, giá trị truyền thống và điều hạnh phúc
Một nền văn hóa không có niềm vui thì không còn là nền văn hóa nữa. Hãy nghĩ về xã hội u ám, buồn thảm trong cuốn tiểu thuyết “1984”, một kiệt tác nổi tiếng nhất của nhà văn người Anh George Orwell, (Con người trong thế giới đó không được hưởng cuộc sống thực sự đã đành, tồi tệ hơn cả, họ còn được “tẩy não” đến mức hầu hết quên đi sống là như thế nào) và chúng ta thấy sự sung sướng và điều thú vị bị nghiền nát dưới gót chân của kẻ độc tài hoặc trong những quốc gia độc tài trên thế giới.
Vậy nên, nếu chúng ta muốn đóng góp một phần trong việc bảo tồn nền văn minh, chúng ta cần cải biến từng gia đình và doanh nghiệp thành những pháo đài của sự bình an và hạnh phúc.
Hai hay ba tháng một lần, cặp đôi trẻ lại mời tôi ăn tối muộn. Họ là bạn của tôi ở thị trấn này, đồng thời là cha mẹ của ba đứa trẻ và một bé còn trong bụng mẹ. Bất cứ khi nào tôi bước vào cửa trước, tôi luôn được chào đón bởi những cái ôm từ bọn trẻ và người mẹ, cái bắt tay từ Sam, mùi thơm thoảng bay của món ăn đặc biệt từ lò nướng hay trên bếp, và cảm giác rằng mọi thứ trên thế giới đều ổn. Ngôi nhà này thực sự là mái ấm, là một hòn đảo của hy vọng và niềm vui.
Những gia đình khác tôi biết cũng xây dựng những pháo đài văn hóa tương tự. Một số gia đình xem phim đêm mỗi tuần một lần, cha mẹ cùng các con xem các phim thời xưa cũ như “Cao bồi Viễn Tây- Shane” hoặc “Phù thủy làng Oz”. Những người khác dành nửa giờ mỗi tối đọc thành tiếng những cuốn tiểu thuyết như: “Chúa tể những chiếc nhẫn” hay “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên”. Một vài người đi dạo quanh hàng xóm hoặc cùng nhau cầu nguyện buổi tối.
Những ai đã tham gia các hoạt động như vậy nhận thức rằng họ đang giúp trẻ phát triển và xây dựng sự kết nối trong gia đình. Họ có thể không nhận biết rằng họ cũng đang bảo tồn giá trị văn hoá và văn minh của chúng ta. Gia đình – chứ không phải quốc gia – chính là nền tảng của văn minh. Gìn giữ gia đình tồn tại, tốt đẹp; văn hoá có thể hỗ trợ cuộc sống gia đình, và nó sẽ luôn tồn tại.
Một hành trình lâu dài
Tôi và anh bạn John là một trong những chiến binh tuyến đầu mà tôi đã nhắc trước đó, chúng tôi thường buồn than về tình trạng quốc gia và quở trách từng chi tiết điên rồ của tin tức trong ngày. Những lần than thở thở than thường kết thúc khi một trong chúng tôi giơ tay lên và nói. ” Vậy thì anh sẽ làm gì đây?”
Đã có sẵn đáp án cho câu hỏi đó: Hãy là người bảo vệ đạo đức và các lễ nghi. Thực hiện Quy tắc Vàng (quy tắc vốn đã có từ nhiều ngàn năm trong các nền văn minh cổ đại của Babylon, Ai Cập, Ấn Độ, Do Thái, Trung Quốc…). Biến mái ấm của bạn thành các ốc đảo của niềm vui và sự thoải mái. Truyền lại kho tàng văn minh của chúng ta cho thế hệ tương lai
Hãy thực hiện những điều đó, kiên định không từ bỏ và chúng ta có thể cứu vãn nền văn hóa cũng như chính bản thân chúng ta.
Ông Jeff Minick có bốn người con và rất nhiều cháu đang ở tuổi lớn. Trong 20 năm, ông đã dạy lịch sử, văn học, và ngôn ngữ Latin cho các học sinh tại Asheville, Bắc Carolina. Ông là tác giả của hai cuốn tiểu thuyết có nhan đề “Amanda Bell” và “Dust On Their Wings,” và hai tác phẩm hiện thực có nhan đề “Learning As I Go” and “Movies Make The Man.” Hiện tại, ông sống và làm việc tại Front Royal, Virginia. Quý vị có thể theo dõi ông tại trang JeffMinick.com.