Lạm phát lớn gần đây nhất
Phần lớn những nhân tố gây ra lạm phát của những năm 1970 đang lặp lại.
Với lạm phát đang được quan tâm rộng rãi, thì một cái nhìn vào trải nghiệm về lạm phát lớn gần đây nhất có thể cung cấp viễn chi cần thiết. Không có tuyên bố nào ở đây rằng lịch sử lặp lại một cách chính xác. Thay vào đó, nhìn lại quá khứ cung cấp những cách thức để xua tan những thứ [lo lắng] vô nghĩa và xác định điều gì là quan trọng.
Lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả Rập năm 1973 chi phối hầu hết các tham chiếu đến đợt lạm phát lớn gần đây nhất. Không nghi ngờ gì nữa, dầu mỏ đóng một vai trò nào đó, nhưng các vấn đề đã xuất hiện từ rất lâu trước khi có lệnh cấm vận này.
Lạm phát bắt đầu gia tăng vào nửa sau của những năm 1960. Sau nhiều năm hầu như không có bất kỳ lạm phát nào, giá tiêu dùng vào năm 1966 đã tăng với tỷ lệ 3.5% hàng năm và sau đó tự tích lũy để đến năm 1969, thì chúng đã tăng với tỷ lệ 6%.
Áp lực lên giá ban đầu này có hai nguyên nhân rõ ràng. Một là sự căng thẳng mà Tổng thống Lyndon Johnson đã đặt lên ngân sách liên bang và nền kinh tế khi đồng thời theo đuổi cuộc chiến ở Việt Nam và cuộc chiến chống đói nghèo trong nước. Thứ hai là sự sẵn sàng của Cục Dự trữ Liên bang để đáp ứng nhu cầu tín dụng của chính phủ bằng cách tạo ra một dòng tiền mới mạnh mẽ. Thước đo rộng về cung tiền M2 của quốc gia đã tăng nhanh trung bình 8.0% một năm trong thời gian này.
Năm 1969, khi Tổng thống Richard Nixon tiếp quản từ ông Johnson, ông vẫn tiếp tục chi tiêu thoải mái, mặc dù cuộc chiến ở Việt Nam đã bắt đầu kết thúc. Ông Nixon đã thêm một yếu tố lạm phát mới vào hỗn hợp các yếu tố này vào tháng 08/1971 bằng cách chấm dứt khả năng chuyển đổi của đồng USD sang vàng. Động thái này đã phá hủy hệ thống tỷ giá hối đoái cố định đã thịnh hành trong nhiều thập kỷ. Đồng USD giảm trên thị trường hối đoái toàn cầu, trực tiếp làm tăng chi phí sinh hoạt của người Mỹ bằng cách tăng giá hàng nhập cảng. Một cách căn bản hơn, việc cắt đứt với vàng đã loại bỏ mọi hạn chế đối với khả năng tạo ra tiền mới của Fed .
Tốc độ cung tiền của quốc gia tăng vụt lên với tốc độ trung bình đạt 12% một năm từ năm 1971 đến năm 1973. Cùng với chi tiêu liên bang, điều đó đã thúc đẩy áp lực mua sắm và thêm vào xu hướng lạm phát, khiến tốc độ tăng giá nhanh chóng tăng lên sau một thời gian tạm dừng trong thời gian ngắn trong cuộc suy thoái nhẹ năm 1971 hướng tới những mức cao cũ.
Dầu mỏ đã xuất hiện trong bối cảnh này vào năm 1973. Vào thời điểm đó, các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) bắt đầu bàn tán về việc lạm phát của Mỹ đang xói mòn giá trị thực của sản phẩm của họ như thế nào. Trong khi các giá cả khác đang tăng, dầu mỏ, do lợi ích của Hoa Kỳ thiết lập, đã giữ ở mức tương đối ổn định 25 USD/ thùng. OPEC đã kiểm soát việc định giá bằng cách áp đặt lệnh cấm vận đối với việc bán dầu lửa và sau đó tăng giá lên gấp 4 lần.
Fed đã phản ứng bằng cách vẫn tiếp tục đổ thêm tiền vào nền kinh tế. Nguồn cung tiền rộng rãi đã tăng 14% vào năm 1974. Fed chủ ý việc tăng cung tiền này để giảm bớt căng thẳng kinh tế của giá dầu cao, nhưng số tiền tăng thêm chủ yếu đã kéo dài và làm tăng tác động lạm phát tức thời của lần tăng giá dầu chỉ có duy nhất này. Vào đầu năm 1975, lạm phát đã ở mức hơn 11%.
Đến năm 1979, lạm phát giá tiêu dùng đạt mức 14% một năm. Tác hại kinh tế đã trở nên phổ biến. Bằng cách làm lệch lạc quan niệm về giá trị, lạm phát đã phá hủy sự giàu có và làm méo mó các biện pháp khuyến khích, kìm hãm chi tiêu tiền vốn mà lẽ ra đã thúc đẩy tăng trưởng. Với việc Fed hỗ trợ cho lạm phát, tất cả đều đã mong đợi Fed sẽ tiếp tục. Người lao động đã đưa ra những yêu cầu về tiền lương với kỳ vọng chi phí sinh hoạt tăng nhanh và các cấp quản lý đã cấp lương theo những yêu cầu này với kỳ vọng rằng họ có thể dễ dàng tăng giá để được nhiều hơn là bù đắp tác động đến lợi nhuận. Cái gọi là vòng xoáy giá cả tiền lương này đã tạo ra lạm phát vượt ra ngoài kiểm soát, thậm chí khi người lao động ngày càng tụt lại phía sau. Tất cả đều đã thiệt hại.
Kết cục đã đến khi Chủ tịch Fed mới [khi ấy], ông Paul Volcker, từ chối chấp nhận lạm phát như Fed đã làm trước đó. Ông đã cắt giảm tốc độ tăng tiền. Nếu không có nguồn thanh khoản sẵn sàng do Fed cung cấp, lãi suất sẽ tăng vọt. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trong thời gian ngắn đạt 16% và lãi suất ngắn hạn chạm 21%. Những phản ứng này đã rất đau đớn, hành động của Fed đã phá vỡ vòng xoáy lạm phát. Đến năm 1983, khoảng 18 năm sau khi quá trình này bắt đầu, lạm phát giá tiêu dùng đã giảm xuống dưới 3.0% một năm.
Mặc dù ngày nay khác nhiều, nhưng cũng giống như quá khứ. Hoa Thịnh Đốn thậm chí còn đang chi tiêu mạnh tay hơn cách đây 40 đến 50 năm. Tương tự, Fed cũng đã theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng. Các nhà hoạch định chính sách gần đây đã hứa hẹn về một quan điểm tiền tệ chặt chẽ hơn, nhưng đã công bố những kế hoạch chỉ cho những hành động từ từ nhất.
Nền kinh tế Hoa Kỳ có thể gặp may mắn, nhưng bối cảnh thì có vẻ đáng lo ngại như lần lạm phát lớn gần đây nhất.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Milton Ezrati là một biên tập viên cộng tác với The National Interest, một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Vốn Con người tại Đại học Buffalo (SUNY), và là nhà kinh tế trưởng của Vested, công ty truyền thông có trụ sở tại New York. Cuốn sách mới nhất của ông là “Thirty Tomorrows: The Next Three Decades of Globalization, Demographics, and How We Will Live” (“Ba Mươi Ngày Mai: Ba Thập Kỷ Tiếp Theo của Toàn Cầu Hóa, Nhân Khẩu Học, và Cách Chúng Ta Sẽ Sống.”)
Bình Hòa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: