Lạm phát gia tăng có thể khiến hàng triệu gia đình Mỹ phải chi tiêu thêm
Theo một phân tích Mô hình ngân sách của Đại học Penn Wharton Pennsylvania (PWBM) được công bố vào hôm thứ Tư (15/11), lạm phát đang gia tăng sẽ khiến hàng triệu người Mỹ phải chi tiêu thêm hơn 3,000 USD trong năm nay.
PWBM, một sáng kiến dựa trên nghiên cứu phi đảng phái, ước tính rằng những mốc lạm phát lịch sử sẽ yêu cầu một gia đình Mỹ trung bình phải chi tiêu thêm khoảng 3,500 USD vào năm 2021 để đạt được mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tương tự như trong năm 2019 hoặc 2020.
Hơn nữa, PWBM ước tính rằng các gia đình có thu nhập thấp hơn chi tiêu ngân sách nhiều hơn cho các loại hàng hóa và dịch vụ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi lạm phát và sẽ phải chi tiêu thêm khoảng 7% cho hàng hóa và dịch vụ đó, trong khi các gia đình có thu nhập cao hơn sẽ phải chi tiêu thêm khoảng 6%.
PWBM đã đưa ra các ước tính bằng cách sử dụng Khảo sát Chi tiêu của Người tiêu dùng (CE), một cuộc khảo sát gia đình trên toàn quốc do Cục Thống kê Lao động thực hiện, và Chỉ số Giá tiêu dùng Cục Thống kê Lao động (CPI) tháng 11/2021 để điều tra mức độ thay đổi giá làm tăng chi tiêu của các gia đình ở các mức thu nhập khác nhau.
PWBM đã phân tích chi phí gia tăng với giả định rằng mô hình tiêu dùng giữa các gia đình sẽ không thay đổi trong năm nay như năm 2020 và 2019.
Ví dụ: từ tháng 11/2020 đến tháng 11/2021, nhóm 20% ở mức thu nhập thấp nhất chi tiêu thêm 309 USD cho thực phẩm, thêm 761 USD cho năng lượng, thêm 476 USD cho nơi ở, 390 USD cho các mặt hàng khác, và 224 USD cho các dịch vụ khác.
Trong khi đó, các gia đình có thu nhập cao hơn đã chi tiêu thêm 961 USD cho thực phẩm, 1,824 USD cho năng lượng, 1,607 USD cho chỗ ở, 2,144 USD cho các mặt hàng khác, và 1,100 USD cho các dịch vụ khác.
Dựa trên dữ liệu tổng chi tiêu tiêu dùng năm 2020, điều đó có thể có nghĩa là nhóm 20% người có thu nhập thấp nhất đó đã tăng chi tiêu tiêu dùng 6.8% lên 2,160 USD cho mỗi gia đình, trong khi nhóm 5% người có thu nhập hàng đầu tăng 6.1% tương đương khoảng 7,636 USD cho mỗi gia đình. Theo dữ liệu, những người có thu nhập trung bình cũng tăng chi tiêu 6.8%, tương đương khoảng 4,351 USD.
Phân tích này cho biết: “Vì các nhóm thu nhập cao hơn có mức tăng chi tiêu lớn hơn trong tất cả các loại hàng hóa, nên các nhóm này cũng có tổng chi tiêu tăng mạnh hơn. Tuy nhiên, do có sự thay đổi trong thành phần của các gói tiêu dùng, chúng tôi thấy rằng các gia đình có thu nhập cao hơn có tỷ lệ % tăng nhỏ hơn trong tổng chi tiêu của họ. Các gia đình có thu nhập cao hơn đã chi tiêu tương đối nhiều hơn cho các dịch vụ có mức tăng giá nhỏ nhất.”
Phân tích này cho biết thêm: “Mặt khác, các gia đình có thu nhập thấp hơn đã chi tiêu tương đối nhiều hơn cho năng lượng là thứ có mức giá tăng lớn.”
Báo cáo được đưa ra sau khi Cục Dự trữ Liên bang tuyên bố hôm 15/12 rằng họ sẽ kết thúc gói kích thích thời đại dịch sớm hơn dự kiến trong bối cảnh mức lạm phát dai dẳng.
Ngân hàng trung ương cho biết sẽ tăng tốc độ việc cắt giảm mua trái phiếu, đưa lượng giảm mua trái phiếu hàng tháng lên 30 tỷ USD so với 15 tỷ USD được công bố vào tháng trước, và dự kiến gói kích thích chi tiêu trong đại dịch sẽ kết thúc vào tháng 3, mở ra hướng tăng lãi suất trong nửa đầu năm 2022.
Trong một sự thay đổi đáng kể so với cuộc họp vào tháng Chín, các quan chức cho biết hiện có dự kiến sẽ tăng lãi suất 3 lần tăng lãi suất 1/4% vào năm 2022 và 3 đợt tăng nữa vào năm 2023.
Tuyên bố của FOMC viết (pdf): “Trong bối cảnh diễn biến lạm phát và sự cải thiện hơn nữa trong thị trường lao động, Ủy ban đã quyết định giảm tốc việc mua tài sản ròng hàng tháng của mình đi 20 tỷ USD đối với trái phiếu Kho bạc và 10 tỷ USD đối với chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp.”
Các quan chức Fed cho biết: “Bắt đầu từ tháng Giêng, Ủy ban sẽ giảm ít nhất 40 tỷ USD lượng mua trái phiếu Kho bạc mỗi tháng và ít nhất 20 tỷ USD chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp mỗi tháng.
Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, nói trong một cuộc họp báo rằng hành động loại bỏ việc mua trái phiếu nhanh hơn dự kiến trước đây là do “áp lực lạm phát gia tăng” và sự phục hồi lao động mạnh mẽ.
“Sự mất cân đối cung và cầu liên quan đến đại dịch và sự mở cửa trở lại của nền kinh tế tiếp tục góp phần làm mức độ lạm phát gia tăng. Ông Powell nói: “Các điều kiện tài chính tổng thể vẫn nới lỏng, một phần phản ánh các biện pháp chính sách nhằm hỗ trợ nền kinh tế và dòng chảy tín dụng cho các gia đình và doanh nghiệp Hoa Kỳ.”
Trong khi đó, Hạ viện đã bỏ phiếu sớm hôm 15/12 để tăng trần nợ thêm 2.5 ngàn tỷ USD lên gần 31 ngàn tỷ USD cho đến năm 2023, đúng thời hạn quy định của Bộ Ngân khố và kịp thời tránh được được tình huống mà lẽ ra đã có thể là một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Hiện tại, nợ của liên bang là 28.9 ngàn tỷ USD, và mức tăng trần nợ gần nhất là lớn nhất trong lịch sử gần đây.
Bà Katabella Roberts là một ký giả hiện đang sống tại Thổ Nhĩ Kỳ. Bà đưa tin tức và kinh doanh cho The Epoch Times, tập trung chủ yếu vào Hoa Kỳ.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: