Lạm phát giá sản xuất ở khu vực đồng Euro chạm ngưỡng cao kỷ lục
Lạm phát giá sản xuất trong khu vực đồng euro tăng lên mức cao kỷ lục trong năm tính đến tháng Tư, mặc dù dữ liệu hàng tháng cho thấy áp lực lạm phát giảm xuống, khi các quan chức Ngân hàng Trung ương Âu Châu xem xét tốc độ và mức độ trong việc thắt chặt tiền tệ để kiềm chế giá cả leo thang.
Văn phòng thống kê EU Eurostat cho biết trong một tuyên bố hôm 02/06 (pdf) rằng chỉ số giá sản xuất của khu vực đồng euro, vốn theo dõi lạm phát trước khi chỉ số này ảnh hưởng đến người tiêu dùng, đã tăng 37.2% hàng năm trong tháng Tư, tốc độ nhanh nhất được ghi nhận.
Tuy nhiên, dữ liệu hàng tháng cho thấy tốc độ tăng giá sản xuất giảm, cho thấy lạm phát bán buôn ở khu vực đồng euro có thể đã đạt đỉnh và một loạt các chỉ số thấp hơn có thể sắp được đưa ra. Hồi tháng Tư, giá sản xuất trong khu vực đồng euro đã tăng 1.2% hàng tháng sau khi tăng 5.3% trong tháng Ba, đây là một tốc độ kỷ lục.
Điều đó diễn ra khi lạm phát giá tiêu dùng ở 19 quốc gia sử dụng đồng tiền chung euro đã tăng lên mức cao kỷ lục 8.1% tính theo kỳ hạn hàng năm vào tháng Năm, phần lớn là do giá thực phẩm và năng lượng tăng vọt.
Lạm phát tăng vọt ở các nước trên thế giới đã gây áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đảo ngược các chính sách tiền dễ mượn trong thời đại đại dịch.
Cục Dự trữ Liên bang đã đưa ra một trường hợp tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản tại mỗi cuộc họp trong hai cuộc họp kế tiếp vào tháng Sáu và tháng Bảy, mặc dù không có sự rõ ràng hơn về lộ trình bình thường hóa chính sách sau đó.
Các quan chức của ECB cũng đã đưa ra trường hợp chấm dứt việc mua tài sản và bắt tay vào lộ trình tăng lãi suất. Bà Christine Lagarde, người đứng đầu ECB, gần đây đã gợi ý rằng khả năng sẽ tăng lãi suất 0.25 điểm phần trăm trong tháng Bảy và sau đó là tháng Chín.
Bà đã viết trong một bài đăng trên blog gần đây rằng bà ấy hy vọng việc mua ròng theo chương trình mua tài sản của ECB sẽ kết thúc “rất sớm trong quý thứ ba,” mở đường cho ngân hàng trung ương bắt đầu tăng lãi suất vào tháng Bảy. Lãi suất chính sách quan trọng của ECB hiện được đặt ở mức âm 0.5%.
Bà Lagarde viết: “Dựa trên triển vọng hiện tại, chúng ta có khả năng thoát khỏi mức lãi suất âm vào cuối quý ba.”
Một số nhà phân tích tin rằng ECB có thể thắt chặt nhanh hơn 25 điểm cơ bản để phù hợp với mức tăng 0.5 điểm phần trăm mạnh mẽ hơn của Fed.
Các nhà phân tích tại ING cho biết trong một lưu ý: “ECB rõ ràng đã vượt qua giai đoạn thảo luận về việc liệu và thậm chí khi nào nên tăng lãi suất chính sách. Cuộc thảo luận duy nhất dường như là về việc liệu ECB có nên bắt đầu với việc tăng lãi suất 25 [điểm cơ bản] vào tháng Bảy, hay tiến nhanh hơn với mức tăng 50 [điểm cơ bản] hay không.”
Họ nói thêm: “Nếu cả lạm phát chính lẫn lạm phát lõi đều tăng thêm trong những tuần tới, thì việc tăng lãi suất 50 [điểm cơ bản] vào tháng Bảy vẫn sẽ cần cân nhắc.”
Lạm phát lõi (hay lạm phát cơ bản) – loại bỏ các danh mục thực phẩm và năng lượng dễ biến động và được coi là thước đo tốt hơn về áp lực lạm phát nền – đã tăng vào tháng trước trong khu vực đồng euro từ 3.5 lên 3.8%, cho thấy giá đầu vào cao đang được chuyển cho người tiêu dùng với tốc độ nhanh.
Ông Francois Villeroy de Galhau, giám đốc ngân hàng trung ương Pháp kiêm thành viên Hội đồng quản trị ECB, cho biết gần đây rằng cuộc họp của ECB vào tuần tới sẽ mang tính “quyết định” trong việc đặt ra hướng giải quyết đối với tình hình giá cả tăng cao.
Ông Villeroy de Galhau lưu ý trong một bài diễn văn tại một hội nghị kinh tế ở Paris rằng lạm phát lõi gần gấp đôi mục tiêu của ECB là 2%.
Ông Villeroy de Galhau nói: “Lạm phát không chỉ quá cao, mà còn quá rộng. Điều này đòi hỏi phải bình thường hóa chính sách tiền tệ.”
Ông Tom Ozimek là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực báo chí, bảo hiểm tiền gửi, tiếp thị và truyền thông cũng như đào tạo cho người trưởng thành. Lời khuyên về việc viết lách hay nhất mà ông từng nghe là từ Roy Peter Clark: ‘hãy nhắm trúng mục tiêu của quý vị’ và ‘hãy để lại điều thú vị nhất ở sau cùng.’