Lạm phát đình trệ đang đến
Với việc giá tiêu dùng tăng vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, nhiều chuyên gia dự đoán nền kinh tế sẽ bước vào thời kỳ lạm phát đình trệ có thể kéo dài trong nhiều năm. Lạm phát đình trệ là bất kỳ giai đoạn nào được đánh dấu bởi cả lạm phát gia tăng và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, điều mà nền kinh tế của chúng ta đã chưa trải qua kể từ năm 1980. Bất chấp những thời kỳ lạm phát đình trệ ít khi diễn ra, các nhà đầu tư đã bắt đầu thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Các nhà đầu tư, các chuyên gia, và các nhà đầu cơ đã tham gia vào câu chuyện lạm phát đình trệ một cách đáng kể. Với niềm tin rằng giá tiêu dùng cao hơn cuối cùng sẽ dẫn đến lãi suất cao hơn, các nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi thị trường trái phiếu chính phủ với tốc độ không giống bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử hiện đại.
Trong những gì có vẻ như là một sự đặt cược chắc chắn vào giá trái phiếu thấp hơn, các nhà đầu tư và nhà quản lý tiền tệ tiếp tục bán chứng khoán của họ mà không quan tâm đến giá cả, trong khi các nhà đầu cơ đang bán khống trên thị trường trái phiếu bằng cách vay trái phiếu và bán chúng trên thị trường mở. Để bắt kịp với lạm phát gia tăng trong suốt thời kỳ lạm phát đình trệ, các nhà đầu tư và nhà quản lý tiền tệ đang chú tâm đến cổ phiếu quá mức vì họ tin rằng cổ phiếu là một biện pháp vượt trội phòng ngừa chống lạm phát.
Các nhà đầu tư nhìn lại những năm 1970 để biết các dấu hiệu về cách đầu tư có thể thấy mình đã đi sai hướng trong giao dịch. Nếu không có bất kỳ trường hợp lạm phát đình trệ nào trong 40 năm qua, các nhà đầu tư đang đặt cược lớn rằng chúng ta sắp bước vào thời kỳ lạm phát đình trệ. Các nhà đầu tư đang hy vọng vào cổ phiếu và lãi suất tiếp tục tăng khi điều ngược lại có nhiều khả năng xảy ra.
Trước những năm 1980, có một mối quan hệ giữa số liệu đăng ký thất nghiệp ban đầu và Chỉ số Giá Tiêu dùng. Chỉ số Giá Tiêu dùng đã dẫn trước số đăng ký thất nghiệp ban đầu cao hơn gấp ba lần trong khoảng thời gian từ những năm 1970 đến đầu những năm 1980. Mỗi giai đoạn trong ba giai đoạn thị trường này đều đánh dấu giai đoạn lạm phát đình trệ, đồng thời với việc tăng giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp.
Kể từ đó, điều ngược lại hầu như đã xảy ra, khi giá tiêu dùng giảm trong thời kỳ thất nghiệp gia tăng. Trong thời kỳ suy thoái 1981-1982, giá tiêu dùng giảm khi các số đăng ký thất nghiệp ban đầu đã tăng lên. Giá tiêu dùng tăng trong một thời gian ngắn khi nền kinh tế bước vào cuộc suy thoái vào giữa những năm 1990 trước khi giá tiêu dùng giảm xuống do tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Khi bong bóng dot-com vỡ và đưa nền kinh tế rơi vào suy thoái vào năm 2001, giá tiêu dùng giảm mạnh trong khi số đăng ký trợ cấp thất nghiệp ban đầu đã tăng lên. Sau cuộc Đại Khủng hoảng Tài chính năm 2007, giá tiêu dùng đã tăng trong khoảng một năm trước khi rơi vào vòng xoáy giảm phát. Cùng lúc giá tiêu dùng giảm, số liệu thất nghiệp ban đầu tiếp tục cao hơn.
Tuy nhiên, lần này, các nhà đầu tư dường như hoàn toàn tin rằng lạm phát vẫn tồn tại và sẽ chỉ tăng cao hơn. Với các số liệu đăng ký thất nghiệp ban đầu gần với những mức thấp trong lịch sử, có vẻ như tất cả các số liệu thất nghiệp ban đầu rất rõ ràng sẽ theo sau giá tiêu dùng cao hơn. Niềm tin này đặc biệt đúng khi loại trừ ba cuộc suy thoái trước đó, nhưng nếu lịch sử gần đây là một sự tham khảo, thì tỷ lệ thất nghiệp gia tăng có nhiều khả năng được đáp ứng bằng cách lạm phát giá tiêu dùng chậm lại.
Thay vì cố định vào ba giai đoạn lạm phát đình trệ trong suốt những năm 1970 đến đầu những năm 1980, các nhà đầu tư sẽ được rõ hơn khi cố gắng tìm ra những gì đã thay đổi với cuộc suy thoái 1981-1982, nơi mà các giai đoạn lạm phát đình trệ diễn ra rất ngắn. Kể từ đầu những năm 1980, điều gì đó về hệ thống tiền tệ hoặc hệ thống tài chính toàn cầu đã thay đổi đến mức số liệu thất nghiệp không còn chạy theo giá tiêu dùng cao hơn.
Khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch, giá tiêu dùng tăng cao hơn trong khi tỷ lệ thất nghiệp ban đầu giảm xuống một trong những mức thấp nhất trong lịch sử. Sử dụng cuộc suy thoái sau 1981-1982 làm tham khảo, các đăng ký việc làm ban đầu sẽ sớm tăng lên khi lạm phát giá tiêu dùng lên đến đỉnh điểm.
Thay đổi đầu tiên, và quan trọng nhất là thương mại toàn cầu. Sau nhiều thập kỷ USD là đồng tiền dự trữ toàn cầu, thế giới cuối cùng đã tìm ra cách sử dụng nó để tạo ra sự thịnh vượng toàn cầu. Khi giá tiêu dùng ở Hoa Kỳ tăng, các nhà sản xuất ngoại quốc có chi phí thấp được khuyến khích về mặt tài chính để xuất cảng sang Hoa Kỳ.
Không giống như thời kỳ lạm phát đình trệ trong những năm 1970, khi hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở ngoại quốc là kém hơn hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước, hàng hóa và dịch vụ do ngoại quốc sản xuất là ngang hoặc tốt hơn hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước. Trong thời kỳ lạm phát cao, hàng hóa giá thấp do ngoại quốc sản xuất tràn vào Hoa Kỳ, giúp kìm hãm giá tiêu dùng tăng.
Đi cùng với nhu cầu [sử dụng lao động], lý do khiến tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên trong thời kỳ lạm phát gia tăng là do tăng trưởng tiền lương đi sau tốc độ tăng giá tiêu dùng nhanh chóng. Với số tiền tiêu dùng tùy ý ít hơn, người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm chi tiêu của họ. Khi chi tiêu của người tiêu dùng giảm dần, những người sử dụng lao động không còn cần nhiều nhân viên nữa vì họ muốn cắt giảm chi phí do mức tồn kho tiếp tục tăng.
Trong khi các nhà đầu tư đang đặt cược lớn vào một thời gian dài lạm phát đình trệ và lãi suất tăng, thì một lần nữa họ sẽ lại nhận ra mình đã chọn sai vị thế. Lợi suất Trái phiếu Kho bạc dài hạn là một hàm của kỳ vọng tăng trưởng và lạm phát, và trong thời kỳ tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và tăng trưởng giá tiêu dùng chậm lại, cả kỳ vọng tăng trưởng và lạm phát đều giảm cùng với lợi suất trái phiếu kho bạc.
Đây là lý do tại sao mỗi trong số 3 cuộc suy thoái kể từ đầu những năm 1980 đều chứng kiến sự sụt giảm của lợi suất Trái phiếu kho bạc. Mặc dù có thể có một giai đoạn ngắn hạn của lạm phát đình trệ, nhưng nó sẽ sớm được theo sau bởi một giai đoạn giảm phát chủ yếu do sự gia tăng nhập cảng và giảm nhu cầu của người tiêu dùng.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Steven Van Meter, CFP, thiết kế và quản lý các chiến lược đầu tư độc đáo. Ông ấy có một chương trình trên YouTube, nơi người hâm mộ trên toàn cầu theo dõi để nghe suy nghĩ của ông ấy về nền kinh tế toàn cầu, chính sách tiền tệ và thị trường.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: