Lạm phát cao kéo dài khiến tăng trưởng toàn cầu năm 2022 chậm lại
Theo một cuộc thăm dò hôm 28/01 của Reuters với 500 nhà kinh tế tại 46 nền kinh tế, lạm phát cao kéo dài sẽ làm suy yếu kinh tế thế giới trong năm 2022.
Các nhà phân tích được phỏng vấn cho biết họ đang cắt giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu năm 2022 do lo ngại nhu cầu chậm lại và nguy cơ lãi suất sẽ tăng quá nhanh.
Nhiều nhà kinh tế đã ngạc nhiên bởi sự gia tăng lạm phát cùng với các ngân hàng trung ương và đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 của họ do triển vọng xấu đi.
Các đánh giá của họ từ ba tháng trước cho rằng lạm phát, một phần do cuộc khủng hoảng nguồn cung liên quan đến đại dịch, sẽ chỉ là nhất thời.
Omicron đã làm ảnh hưởng đến tăng trưởng [toàn cầu] trong thời gian ngắn và gây áp lực giá cả liên tục lên người tiêu dùng và doanh nghiệp, nhưng các nhà kinh tế vẫn lạc quan rằng áp lực giá sẽ giảm bớt vào năm 2023.
Các thị trường toàn cầu đã biến động dữ dội trong tuần này khi các ngân hàng trung ương chuyển mục tiêu sang cố gắng quản lý lạm phát.
Cục Dự trữ Liên bang hôm 26/01 chỉ ra rằng họ có khả năng sẽ tăng lãi suất vào tháng 3 và tái khẳng định kế hoạch chấm dứt việc mua trái phiếu thời đại đại dịch trước khi giảm mạnh lượng tài sản nắm giữ.
Lãi suất quỹ liên bang, ở mức thấp kỷ lục 0–0.25% kể từ đại dịch, sẽ được nâng lên nhằm làm giảm lạm phát.
Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất hôm 16/12 và dự kiến sẽ tăng lãi suất một lần nữa.
Ngân hàng Trung ương Canada đã nói rằng họ sẽ duy trì lãi suất chính sách của mình hiện nay, nhưng có khả năng sẽ sớm tăng lãi suất.
Các nhà đầu tư ngoại quốc đang coi Trung Quốc là nơi trú ẩn an toàn khỏi lạm phát cho năm 2022, khi nước này có dòng vốn ròng của ngoại quốc mạnh mẽ.
Trong khi đó, các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế khu vực nhỏ hơn phụ thuộc vào Fed để hành động trong khi họ chống lại đại dịch và các vấn đề kinh tế của chính họ.
Ngược lại, người ta cho rằng Ngân hàng Trung ương Âu Châu và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ không nhúc nhích cho đến cuối năm sau sau khi họ tuyên bố thay đổi thận trọng hơn về chính sách.
Tăng trưởng toàn cầu năm 2022 dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại còn 4.3% vào , sau khi tăng 5.8% vào năm 2021, giảm so với mức 4.5% được dự đoán trước đó vào tháng Mười.
Theo ước tính, tăng trưởng toàn cầu sẽ tiếp tục chậm lại lần lượt ở mức 3.6% và 3.2% vào các năm 2023 và 2024, chủ yếu là do lãi suất và chi phí sinh hoạt cao hơn.
Trong khi hầu hết các quốc gia dự đoán sẽ giảm tăng trưởng trong quý 4 năm 2021 và quý 1 năm 2022, do sự lan rộng của biến thể Omicron, họ kỳ vọng tăng trưởng sẽ phục hồi trong quý 2.
Các thị trường thế giới giảm một lần nữa vào thứ Sáu (28/01) khi các nhà đầu tư vẫn lo ngại về các tín hiệu tương lai từ các ngân hàng trung ương và trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa NATO và Nga, một trong những điều tồi tệ nhất bắt đầu một năm mới đối với chứng khoán.
Ông Bryan S. Jung là người bản xứ và cư trú tại Thành phố New York với kiến thức chuyên sâu về chính trị và pháp luật. Ông tốt nghiệp Đại học Binghamton.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: