Kỹ thuật in tranh nước bí truyền tại Âu Châu
Kỹ thuật in Aquatint, nguồn gốc và sự đóng góp của phương pháp in Aquatint vào bộ sưu tập của nghệ sĩ Goya tại Phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia, Washington
Aquatint là kỹ thuật in được phát triển và sử dụng rộng rãi từ giữa thế kỷ 18 cho đến cuối thế kỷ 19 nhằm tạo nên những bản in tạo hiệu ứng mảng màu thay vì đường nét. Để thực hiện tác phẩm với kỹ thuật này, người họa sĩ sẽ phủ một lớp nhựa thông nóng chảy lên bề mặt tấm in được làm bằng đồng
Vào giữa thế kỷ 18, các nghệ sĩ Âu châu, những cá nhân đem lòng ngưỡng mộ nghệ thuật và những nhà sưu tập nghệ thuật luôn mong muốn được chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật tinh xảo nhất từ khắp nơi tại lục địa già. Đặc biệt, họ mong muốn được thưởng thức những tác phẩm sao chép ngay tại phòng tranh tại tư gia, hoặc trong những lớp học mỹ thuật. Vì vậy, sự ra đời của những bản in (bản chép tranh) đã đáp ứng nhu cầu đó. Và khi nhu cầu về các bản in mỹ thuật ngày càng tăng, kỹ thuật in ấn, theo đó, cũng dần được cải tiến.
Một trong những bước đột phá trong kỹ thuật in tranh đó chính là sự ra đời của kỹ thuật aquatint, một kỹ thuật in tranh mà nhiều người thường được chiêm ngưỡng ở nhiều tác phẩm nhưng có thể chưa từng được nghe về. Aquatint là một kỹ thuật in khắc sâu (dùng các vết cắt trên một tấm kim loại) được sử dụng cùng với kỹ thuật chạm khắc. Kỹ thuật in này cho phép các nghệ sĩ thể hiện những hiệu ứng tinh tế về các tông màu như hiệu ứng tẩy trôi màu (màu wash) và đặc biệt hiệu ứng loang màu của màu nước.
Rena M. Hoisington, người chăm nom và cũng là trưởng của Bộ phận chuyên bảo quản những bản in gốc tại Phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia, giải thích trong một video trên một tờ báo rằng các bản in theo phương pháp aquatint được tạo ra khi nhựa thông (nghiền từ nhựa cây) được phủ lên bề mặt đĩa đồng. Việc đốt nóng phần dưới tấm kim loại khiến nhựa thông nóng chảy dính vào tấm kim loại. Tấm kim loại này sau đó được đặt trong một vật chứa với dung dịch acid. Acid sẽ ăn mòn các phần đồng mà nó tiếp xúc, nhưng phần nhựa thông thì không bị ảnh hưởng. Hiệu ứng của nhựa thông được nung nóng sẽ tạo ra các vùng lốm đốm. Khi tiếp xúc với mực, những vùng lồi lõm nông sâu này sẽ tạo thành những mảng màu đậm nhạt khác nhau.
Người phát minh ra kỹ thuật in aquatint
Vào thế kỷ 18, kỹ thuật in aquatint không phải là điều mới mẻ. Các nghệ sĩ từ Hà Lan đã phát hiện ra kỹ thuật in ấn này từ thập niên 1650. Nhưng các nghệ sĩ sống thế ở kỷ 18 đã nâng tầm kỹ thuật in aquatint đến một tầm cao mới.
Theo Phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia, buổi triển lãm “Nguồn gốc và sự đóng góp của aquatint vào bộ sưu tập của nghệ sĩ Goya” tại Hoa Kỳ lần đầu công bố cho công chúng về sự phát triển của kỹ thuật in aquatint ở Pháp, Anh, Ý, Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha. Khách tham quan buổi triển lãm sẽ có thể nhìn thấy hơn 100 bản in (bản chép tranh) aquatint từ bộ sưu tập của viện bảo tàng. Đặc biệt, khách tham quan còn được biết làm thế nào mà phương pháp in này giúp gia tăng năng xuất trong việc xuất bản những tác phẩm nghệ thuật. Thêm vào đó, buổi triễn lãm này sẽ giúp công chúng thêm am hiểu về nghệ thuật, về du lịch giải trí và được hướng dẫn vẽ tranh. Những bản in này cũng góp phần quảng bá phong cách tân cổ điển của những tác phẩm được sáng tác vào lúc bấy giờ.
Một khía cạnh thú vị của buổi triển lãm đó là việc giới thiệu các nghệ sĩ lừng danh từ khắp nơi ở châu Âu, những người đã tinh chỉnh quy trình in aquatint, đơn cử như nghệ sĩ François-Philippe Charpentier và Jean-Baptiste Le Prince từ Pháp, Paul Sandby từ Anh; Và các chuyên gia in tranh chuyên nghiệp: Johann Gottlieb Prestel và Maria Catharina Prestel từ Đức.
Các nhà in chuyên nghiệp thường làm rất tốt trong việc sao chép những tác phẩm gốc, trong khi họa sĩ kiêm chuyên gia in tranh (Painter-printmaker) đã tạo ra các bản in từ chính các tác phẩm của riêng họ. Để đạt được sản phẩm cuối cùng họ thường tinh chỉnh chúng trong suốt quá trình in.
Thêm vào đó, các nhà in nghiệp dư (amateur printmakers) làm công việc in tranh chủ yếu vì niềm vui thích, họ học kỹ thuật in tranh aquatint để mở mang kiến thức về lịch sử nghệ thuật, bằng cách sao chép các tác phẩm của các nghệ sĩ mà họ yêu mến. Đối với họ, quá trình học hỏi chính là những lần tiếp xúc với các nghệ sĩ có tác phẩm (mà họ sưu tập) mà họ ngưỡng mộ.
Nước Pháp, trung tâm nghệ thuật Âu châu thế kỷ 18
Cùng với nghệ sĩ Charpentier, nghệ sĩ điêu khắc người Thụy Điển Per Gustaf Floding (người sau này cũng trở thành nghệ sĩ điêu khắc hoàng gia Thụy Điển) cũng đang hoàn thiện quá trình này in tranh này. Froding đã phát triển kỹ năng chạm khắc của mình tại Học viện Pháp – French Academy khi chỉ mới 16 tuổi, và chính nghệ sĩ Charpentier đã trực tiếp dạy ông.
Vào năm 1762, để quảng bá kỹ thuật in mới mẻ này, cả hai cùng quảng cáo trên một tạp chí Pháp với 6 tác phẩm được in với phương pháp aquatint (mỗi nghệ sĩ là tác giả của 3 tác phẩm). Một tác phẩm được quảng cáo trên tạp chí mang tên Perseus và Andromeda. Bản in, được trưng bày trong buổi triển lãm, là bản sao chép tác phẩm kinh điển nổi tiếng cùng tên của nghệ sĩ người Pháp Carle Van Loo.
Kỹ thuật Aquatint đã được phổ biến bởi hai nghệ sĩ này. Charpentier đã minh họa toàn bộ quá trình và hướng dẫn các nghệ sĩ khác thực hiện nó. Một người in tranh nghiệp dư tên Jean-Claude Richard, còn được gọi là tu viện trưởng của Saint-Non, là một trong những sinh viên của Charpentier. Saint-Non tặng bản in của mình cho những người bạn và người quen có tầm ảnh hưởng, như nhà ngoại giao đồng thời là nhà phát minh Benjamin Franklin. Saint-Non thậm chí còn cho Franklin thấy làm cách nào để thực hiện những bản in aquatint và đề nghị ông tặng những bản in aquatint của Saint-Don cho bạn bè làm quà.
Vào thập niên 1770, Jean-Baptiste Le Prince đã đặt tiêu chuẩn cho phương pháp in aquatint cho toàn châu Âu,” Hoisington nói. Cô tinh nghịch gọi Le Prince là “người nổi tiếng phát minh ra phương pháp in aquatint,” tuy nhiên, anh khiêm tốn chỉ ra rằng anh ta đã không phát minh ra kỹ thuật này mà chỉ góp phần hoàn thiện nó. Là một nghệ sĩ in tranh chuyên nghiệp, Le Prince đã kiểm soát hoàn toàn quá trình in tranh, ông thường xuyên tinh chỉnh các tác phẩm của mình.
Le Prince đã sử dụng phương pháp aquatint để in các tác phẩm của mình (nhiều tác phẩm trong đó được trưng bày tại Học viện Pháp) biến chúng thành những những bản ảnh cầm tay để quảng bá những tác phẩm của chính mình.
Những bức tranh được sao chép bởi phương pháp aquatint của ông ta không chỉ phổ biến vì tính điêu luyện trong nghệ thuật mà còn vì những chủ đề của các tác phẩm này. Ông chuyên lột tả các cảnh quan và chủ đề ở Nga sau khi đã dành sáu năm ở Nga. Chính điều này đáp ứng nhu cầu (ngày càng tăng) của công chúng Tây phương để được ngắm sự Tây hóa tại Nga.
Buổi triển lãm này có trưng bày một số tác phẩm của Le Prince được in theo phương pháp aquatint, bao gồm bức tranh Ngư dân – The Fishermen. Bức tranh này miêu tả ngư dân trong trang phục Nga La Tư, họ đang háo hức trong ngày đánh bắt. Le Prince rất giỏi trong việc tạo ra một hình ảnh nông thôn tươi sáng và trong lành. Đặc biệt, những tác phẩm có thể bị lầm tưởng được thực hiện bởi chất liệu màu nước.
Những nghệ nhân người Anh dẫn đầu trong phương pháp in aquatint
Sau thời của Le Prince khoảng một thập niên, một nghệ sĩ vẽ phong cảnh người Anh có tầm ảnh hưởng Paul Sandby đã hoàn thiện phương pháp in aquatint. Sandby là một thành viên sáng lập của Học viện Nghệ thuật Hoàng gia mới được thành lập tại London, và Hoisington đã xem Sandby là người đã đặt nền tảng của phương pháp in quatint tại Anh.
Theo Hoiseington, Sandby nhìn nhận rằng phương pháp in tranh aquatint dễ thực hiện và thú vị hơn là vẽ tranh. Tính nghệ sĩ của ông rực sáng trong bản in aquatint với ánh trăng tại Lâu đài Caernarvon, đây được xem là bản in aquatint cảnh đêm đầu tiên. Lâu đài Caernarvon là một lâu đài có thật tại xứ Wales, nhưng cảnh quang trong tranh được sáng tạo bởi người nghệ sĩ. Trong bản in này, Sandby đã thành công trong việc lột tả màn đêm đen, và tạo những điểm nhấn cần thiết, ông “soi chiếu” những cảnh mà ông mường tượng ra với những đốm lửa, khói, và ánh trăng.
Những chuyên gia in người Đức đã hoàn thiện toàn quá trình
Trong khi đó, tại Đức vào thập niên 1970, một cặp vợ chồng in tranh người đức ông Johann Gottlieb Prestel và bà Maria Catharina Prestel và những người tập sự đang tạo nên những tác phẩm in aquatint thật sự ấn tượng, họ sao chép những tác phẩm ấn tượng tại Đức.
Hoiseington gọi tác phẩm Chiến thắng của sự thật trước sự đố kị – The Triumph of Truth Over Envy của nghệ sĩ Maria Catharina là khuôn thước của các tác phẩm được họa bởi Prestel. Bà sao chép một cách chân thật nhất tác phẩm này bằng màu sơn vàng. Bản in mang tính đột phá này là minh chứng chi sự am tường của bà đối với nghệ thuật in aquatint. Thêm vào đó, nó thể hiện sự tự tin của bà trong việc thích nghi nhanh chóng với phương pháp in này để tạo nên những hiệu ứng hội họa.
Sau đây là lý giải Hoiseington nhằm giải thích cách mà nghệ sĩ Prestel thực hiện một tuyệt tác. Prestel đã sử dụng hai tấm đồng khác nhau cho bản in. Tấm đồng đầu tiên được in mực nâu với kỹ thuật khắc aquatint. Sau đó, tờ giấy được ép một lần nữa, những lần này, một đĩa đồng được thêm vào, nó cũng được chạm khắc và được in với mực màu vàng đất. Khi mà tờ giấy vẫn còn ướt với với lần ép thứ hai, Prestel rắc bột lá vàng mịn trên bản in mô phỏng màu sơn vàng trong bức tranh gốc.
Bảo tàng nghệ thuật quốc gia trưng bày 36 tác phẩm của nghệ sĩ Prestel, đây là chuỗi tác phẩm thứ ba của nghệ sĩ này được treo trên khung của bảo tàng. Hoiseington thích tưởng tượng cách mà những bản in này được thưởng thức: ở mặt sau của mỗi bản in là tên của bức tranh gốc và nhà in, trong khi các bản in trước đó có những thông tin này ở mặt trước, vì vậy người xem có thể tận hưởng việc đoán tên các tác phẩm gốc.
Vào thập niên 1790, những luận thuật về phương pháp aquatint và những bản hướng dẫn để chế tác theo phương pháp này cho biết chi thêm nhiều tiết về quy trình tạo ra các bản in. Và ở Anh, kỹ thuật aquatint trở nên phổ biến trong các tác phẩm được công bố như sách vẽ, sách du lịch và bản đồ địa hình.
Thậm chí vào ngày nay, các nghệ sĩ và những chuyên gia in ấn đã học theo và sử dụng kỹ thuật aquatint để tạo các bản in tuyệt vời và đầy tính nghệ thuật. Kỹ thuật in ấn hàng thế kỷ này dù cũ kĩ nhưng đã tồn tại bất chấp những tiến bộ công nghệ như Internet, tivi và số hóa trong ngành in ấn hiện đại. Những công nghệ tân thời này đã thay thế mục đích ban đầu của các loại bản in này trong việc phổ biến mỹ thuật nói riêng và nghệ thuật nói chung. Nhưng tính hấp dẫn của sự “bền vững” của kỹ thuật aquatint là minh chứng cho công trình tinh chỉnh, hoàn thiện và không ngừng trau dồi của các nghệ sĩ.
Lorraine Ferrier, nữ tác giả chuyên viết về mảng mỹ thuật và thủ công cho The Epoch Times. Bài viết của cô chủ yếu xoay quanh các nghệ sĩ và nghệ nhân đến từ vùng Bắc Mỹ và Âu châu. Những nghệ sĩ với phong cách chế tác thấm đẫm vẻ đẹp và giá trị truyền thống. Cô đặc biệt quan tâm đến việc lên tiếng vì những ngành nghề nghệ thuật và ngành nghề thủ công hiếm gặp và ít được biết đến. Cô hy vọng rằng chúng ta có thể bảo tồn di sản nghệ thuật truyền thống quanh ta. Cô sinh sống và sáng tác ngoại ô thành phố London, Anh quốc.
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: