Ký giả bị cản trở trong chuyến công du Thái Bình Dương của Ngoại trưởng Trung Quốc
Các phái đoàn Trung Quốc đã cấm các ký giả, những người đưa tin về chuyến công du Thái Bình Dương của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc không được đặt nghi vấn báo chí, ghi âm và tiếp cận thông tin, làm dấy lên những lo ngại về tính bí mật của chuyến công du này.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đang ở ngày thứ sáu trong chuyến công du kéo dài mười ngày tới tám quốc gia Thái Bình Dương nhằm thắt chặt mối bang giao với các quốc đảo này. Ông đã đến thăm quần đảo Solomon, Kiribati, Samoa, Fiji và Tonga và sẽ đến Vanuatu, Papua New Guinea và Timor-Leste trong những ngày tới.
Úc và Hoa Kỳ đang theo dõi sát sao chuyến công du này, lo ngại về tham vọng ngày càng công khai của Bắc Kinh trong việc thiết lập sự hiện diện quân sự ở các quốc gia láng giềng của họ sau khi hiệp ước an ninh và kinh tế giữa Trung Quốc và khu vực này bị rò rỉ. Tuy nhiên, hiệp ước này đã bị gác lại hôm thứ Hai (30/05) do không đạt được sự đồng thuận chung.
Hôm thứ Bảy (28/05), Bộ trưởng Vương Nghị đã ký một thỏa thuận với đảo quốc Samoa, trong đó có việc trao đổi văn bản thư từ cho một phòng thí nghiệm dấu vân tay của lực lượng cảnh sát để bổ sung cho một học viện huấn luyện cảnh sát do Trung Quốc tài trợ.
Tuy nhiên, bất chấp sự quan tâm lớn về chiến lược và công khai trong chuyến thăm này, các ký giả trong khu vực Thái Bình Dương phàn nàn rằng các phái đoàn Trung Quốc đã hạn chế khả năng tiếp cận thông tin của giới ký giả.
Hôm thứ Ba (31/05), Hiệp hội Truyền thông Fiji (FMA) cho biết các quan chức Trung Quốc đã không cho họ đặt nghi vấn báo chí mà chỉ cung cấp một bản tóm lược, theo Tập đoàn Phát thanh truyền hình Fiji.
Hôm thứ Ba, cô Lice Movono, một ký giả người Fiji, người đã đưa tin về chuyến thăm của ông Vương đến Fiji, đã nói với Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Úc (ABC) rằng các ký giả “bị đối xử như tội phạm” và cô “chưa từng trải qua” tình huống nào như vậy.
Cô tiết lộ rằng các quan chức Trung Quốc đã cố gắng dùng cơ thể xô người quay phim ra, sau đó đứng trước máy quay để cản trở công đoạn ghi hình, mặc dù người quay phim này có thẻ nhà báo.
Cùng ngày, cô Movono nói với The Guardian rằng trong cuộc họp báo của ông Vương, vốn do các quan chức Trung Quốc điều hành, thì một ký giả có nguy cơ bị dẫn ra khỏi phòng sau khi đặt nghi vấn, nhưng đồng sự của anh này đã can thiệp để giải nguy.
Trong một vụ việc khác, nhiều ký giả đã cố gắng “làm cách nào đó nói lớn các câu hỏi,” chỉ để nhận được một lời lớn tiếng từ một vị quan chức chính phủ Trung Quốc, cô Movono hồi tưởng.
“Tôi khá bối rối với những gì tôi chứng kiến,” cô nói với The Guardian.
“[Là một ký giả ở Fiji] quý vị có thể bị bỏ tù, hoặc công ty quý vị làm việc có thể bị phạt hành chính nặng [đến mức] có thể khiến [công ty đó] ngừng hoạt động.”
“Nhưng khi chứng kiến những công dân ngoại quốc bật ngược lại quý vị trong chính đất nước của mình, thì đó lại là một cấp độ khác.”
Bà Dorothy Wickham, một nhà báo đưa tin về chuyến đi của ông Vương đến quần đảo Solomon, đã viết trong một bài báo cho Guardian hôm 03/05 rằng cảnh sát đã “đuổi theo” một phóng viên và người quay phim đang đứng bên ngoài quốc hội ở Honiara. Bà lưu ý rằng, chính phủ Quần đảo Solomon đã từ chối tiết lộ nội dung của thỏa thuận an ninh sâu rộng với Bắc Kinh và từ chối mọi đề nghị phỏng vấn.
Cô Nina Nguyen là một phóng viên tại Sydney. Cô đưa tin về Úc với trọng tâm là các vấn đề xã hội và văn hóa. Cô thông thạo tiếng Việt. Quý vị có thể liên lạc với cô tại [email protected]