Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của 3 cú đấm
Nền kinh tế Trung Quốc đã trải qua một mùa hè khó khăn, trước tiên bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng của nhiễm trùng COVID-19, sau đó là sự phá sản sắp xảy ra của nhà phát triển bất động sản khổng lồ Evergrande, và bây giờ là tình trạng thiếu điện trầm trọng trên khắp đất nước.
Những tháng tới có thể mang lại sự cải thiện cho mặt trận COVID-19, nhưng dù cho các nhà chức trách đang vật lộn, hai vấn đề còn lại sẽ kéo dài và có nhiều khả năng trở nên tồi tệ hơn trước khi chúng trở nên tốt hơn.
Hầu hết các số liệu thống kê – chính thức và không chính thức – minh chứng cho những khó khăn kinh tế này. Chỉ số hoạt động sản xuất hàng tháng của Bắc Kinh đã giảm xuống 49.6 trong tháng Chín từ mức 50.1 vào tháng Tám. Bất kỳ con số nào dưới 50 đều cho thấy sự co lại. Có lẽ còn đáng nói hơn con số tổng thể đang giảm, là mọi tiểu mục chính của cuộc khảo sát—sản xuất, tổng số đơn đặt hàng mới, đơn đặt hàng xuất cảng, và tuyển dụng – đều cho thấy sự sụt giảm. Các con số này đều là thấp nhất kể từ tháng 02/2020. Một cuộc khảo sát tư nhân, Chỉ số Caixin, có bớt bi quan hơn một chút, cho thấy chỉ số sản xuất ở mức 50, tăng từ 49.2 vào tháng Tám và cho thấy sự không tăng trưởng cũng không suy giảm, nhưng con số này hầu như không ở bất kỳ mức nào gần tỷ lệ mở rộng mà Trung Quốc đã quen [đạt được] trong thời gian dài. Một cách chắc chắn, hoạt động phi sản xuất cho thấy một số tăng trưởng trong tháng Chín. Ở đó, cuộc khảo sát chính thức đã ghi nhận mức chỉ số là 53.2, tăng từ mức 47.5 đầy khó khăn vào tháng Tám, nhưng đó không phải là điều mà các nhà hoạch định của Bắc Kinh đặt trọng tâm trong dài hạn. Ngay cả với sự gia tăng này, toàn bộ các chỉ số kinh tế Trung Quốc đều cho thấy tháng Chín là tháng suy yếu thứ ba liên tiếp của nền kinh tế.
Sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 đã có tác động kinh tế lớn hơn ở Trung Quốc. Chính sách không khoan nhượng của Bắc Kinh đã bắt đầu chuyển động bằng cách thực hiện ngay lập tức các biện pháp ngăn chặn và kiểm dịch nghiêm ngặt khi có dấu hiệu đầu tiên của sự gia tăng lây nhiễm. Mặc dù sự khôn ngoan của một chính sách như vậy vẫn còn là điều phải tranh luận, nhưng có thể không còn mấy nghi ngờ về hậu quả [của nó] với nền kinh tế. Tất nhiên, có mọi lý do để mong đợi những tác động bất lợi này nhanh chóng đảo ngược khi các hạn chế được dỡ bỏ, nhưng các vấn đề khác của Trung Quốc sẽ không nhanh chóng tan biến.
Trên hết, chắc chắn là gánh nặng nợ nần chồng chất của Trung Quốc, với Evergrande, nhưng với tình hình chung cũng như vậy. Trong nhiều năm, những cơ hội do tốc độ phát triển nhanh chóng của Trung Quốc mang lại đã tự nhiên khuyến khích các công ty tư nhân, như Evergrande, và cả chính phủ cấp tỉnh và địa phương sử dụng nợ. Giờ đây, kinh tế Trung Quốc nói chung đang chậm lại đã làm hạn chế dòng thu, khoản nợ đó ngày càng trở nên khó gánh.
Vụ Evergrande nổi bật nhưng chắc chắn không phải là doanh nghiệp duy nhất gặp khó khăn. Việc Bắc Kinh sử dụng các quy định gần đây để kiềm chế sự gia tăng nợ, mặc dù không nghi ngờ gì là một ứng phó đối với vấn đề, nhưng lại chỉ làm gia tăng vấn đề bằng cách hạn chế khả năng các con nợ sử dụng khoản vay dài hạn như một cách để câu giờ cho sự điều chỉnh của họ. Nếu tình trạng này di căn, người dân và doanh nghiệp sẽ lo sợ rằng những doanh nghiệp khác sẽ không thực hiện nghĩa vụ của họ và trở thành miễn cưỡng trong giao dịch và kinh doanh với nhau. Nếu điều này xảy ra, hoạt động kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với tác động của việc thiếu điện.
Trung Quốc không đưa ra số liệu thống kê về số kilowatt chính xác thiếu hụt mà nước này phải đối mặt. Tuy nhiên, quy mô và phạm vi hoạt động của nó vẫn thể hiện rõ ràng trong các khu dân cư bị mất điện trên diện rộng cũng như trong các lệnh đóng cửa tại nhiều nhà máy Trung Quốc, trải dài trên 20 trong số 23 tỉnh của Trung Quốc. Một phần của vấn đề này là do chính Bắc Kinh tạo ra. Vì lý do ngoại giao, và rõ ràng là không cân nhắc nhiều về kinh tế, Bắc Kinh đã cắt đứt Trung Quốc khỏi nguồn than của Úc, nguồn cung cấp nhiên liệu chính cho các máy phát điện của nước này. Đồng thời, cam kết của Bắc Kinh nhằm giảm lượng khí thải carbon của nền kinh tế đã đóng cửa hoặc cắt giảm nghiêm trọng nhiều hoạt động khai thác trong nước, khiến các nhà máy phát điện phải vật lộn để thay thế cho lượng than của Úc bị mất đi.
Trong khi đó, các giải pháp [năng lượng] thay thế có thể tái tạo đã bị thiếu hụt. Sản lượng điện gió chỉ tăng 7% trong năm nay so với 24.5% năm ngoái, và hạn hán đã làm giảm sản lượng điện thủy điện khoảng 4%.
Vấn còn nhiều các vấn đề phức tạp khác, nhu cầu nhiên liệu gia tăng từ nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi và quyết định của chính phủ của Tổng thống Biden ở Hoa Kỳ về việc cắt giảm hoạt động khai thác, đã làm tăng chi phí nhiên liệu ở khắp mọi nơi. Với giá than tăng khoảng 40% so với mức năm trước và giá dầu tăng khoảng 95%, một số hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã trở nên không khả thi ngay cả khi họ có thể có được năng lượng.
Tất cả những vấn đề này sẽ chỉ trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết trở nên lạnh hơn và nhu cầu nhà ở tăng lên. Ngay cả khi, như có thể diễn ra, nguồn cung cấp điện có thể tăng lên theo thời gian, sự thiếu hụt năm nay dường như đủ để làm trầm trọng thêm một diễn biến kinh tế bất lợi khác.
Ngay cả trước khi diễn ra tình trạng thiếu điện làm giảm sản lượng của Trung Quốc, các nhà sản xuất và bán lẻ ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Âu Châu đã suy nghĩ lại về việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung ứng của Trung Quốc. Họ đã phản ứng với sự gia tăng lương của Trung Quốc so với những nơi khác ở Á Châu và điều đó đã làm xói mòn sức hấp dẫn lớn một thời của Trung Quốc như một nguồn lao động rẻ và các nhà sản xuất không mắc tiền. Sau đó, vào năm 2020, Bắc Kinh ngừng một số giao dịch bán hàng nhất định. Quyết định đó, mặc dù có thể hiểu được trong trường hợp khẩn cấp về đại dịch, nhưng vẫn khiến các nhà mua hàng ở ngoại quốc hoài nghi về độ tin cậy của các nguồn cung Trung Quốc.
Giờ đây, tình trạng thiếu điện đã hạn chế khả năng đáp ứng các mục tiêu giao hàng của Trung Quốc, cảm giác không đáng tin cậy đã trở nên gay gắt hơn nhiều và càng thôi thúc những nhà mua hàng ở Nhật Bản và phương Tây này phải tìm kiếm [nguồn cung] ở nơi khác. Những nỗ lực này sẽ tiếp tục ngay cả sau khi Trung Quốc khắc phục được tình trạng thiếu điện.
Một loạt các vấn đề đã trở thành một bài kiểm tra lớn đối với khả năng lãnh đạo của Trung Quốc. Nền kinh tế và tài chính Trung Quốc đang ở một bước ngoặt. Bắc Kinh sẽ phải làm nhiều hơn nữa để kiềm chế tình trạng nợ nần để không tạo ra những lo ngại lan rộng gây kìm hãm hoạt động kinh tế. Nước này cũng sẽ phải điều hòa các sáng kiến ngoại giao của mình – với Úc và với các sáng kiến về khí hậu – với các nhu cầu trước mắt và lâu dài của nền kinh tế. Một nền kinh tế do thị trường dẫn dắt sẽ dựa vào nhu cầu và tín hiệu giá cả để chỉ hướng cho những điều chỉnh này. Nhưng vì Trung Quốc vẫn bị lập kế hoạch theo cách chỉ huy tập trung, và càng chỉ huy tập trung hơn thế nữa trong những năm gần đây so với một thời gian dài trước đây, nên trách nhiệm đó thuộc về giới lãnh đạo ở Bắc Kinh.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Milton Ezrati là một biên tập viên cộng tác với The National Interest, một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Vốn Con người tại Đại học Buffalo (SUNY), và là nhà kinh tế trưởng của Vested, công ty truyền thông có trụ sở tại New York. Cuốn sách mới nhất của ông là “Thirty Tomorrows: The Next Three Decades of Globalization, Demographics, and How We Will Live” (“Ba Mươi Ngày Mai: Ba Thập Kỷ Tiếp Theo của Toàn Cầu Hóa, Nhân Khẩu Học, và Cách Chúng Ta Sẽ Sống.”)
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: