Kiểm duyệt The Epoch Times
Tuần qua đã có một màn diễn hết sức kịch tích xảy ra khi tại một thời điểm, Twitter đột ngột gắn nhãn tất cả các nội dung từ tên miền của The Epoch Times là không an toàn mà không kèm theo lời giải thích nào. Độc giả được dẫn đến một trang mà từng được dành cho các trang web độc hại hoặc spam, và nếu không thì cũng đại diện cho một mối đe dọa kỹ thuật. Nhiều năm trước, người dùng từng rất trân trọng trước những cảnh báo như vậy vì đó là một cách để họ tránh xa phần mềm độc hại có thể gây hại cho máy móc và các mạng nội bộ của họ.
Vi phạm lòng tin của người dùng, chính màn hình cảnh báo đó lại được khai triển để thẳng thừng phục vụ cho mục đích kiểm duyệt. Có vẻ như tình trạng này bắt đầu lúc 8 giờ tối ngày 28/07/2022. Tôi đã chú ý đến việc này ngay sau khi tôi cố gắng đăng một bản tin mà tôi đã viết cho Epoch. Bất kỳ ai nhấp chuột vào bài đăng của tôi đều lập tức nhận được cảnh báo này. Các độc giả đã báo cho tôi và tôi đã nhanh chóng tiến hành một vài thử nghiệm để phát hiện ra rằng toàn bộ tên miền kể trên đã bị cấm.
We are aware that Twitter has marked all links to https://t.co/copOc5TSA6 as "unsafe." We believe this is a mistake and we have submitted a review to @TwitterSupport. pic.twitter.com/UyFqoiaUkq
— The Epoch Times (@EpochTimes) July 29, 2022
Thông điệp cảnh báo này khá thất vọng bởi nó khiến người ta có ác cảm với cả người đăng bài lẫn tên miền đích, như thể là cả hai đều liên can đến một nỗ lực bất chính nào đó nhằm xâm phạm tính bảo mật của máy điện toán cá nhân hoặc điện thoại di động thông minh. Tất nhiên thông điệp này không chính xác nhưng chỉ riêng lời buộc tội này cũng đã đủ gây thiệt hại.
Twitter không bao giờ giải thích những hành động của họ với người dùng hoặc với The Epoch Times. Sự huyên náo chống lại hành động này đã bắt đầu ngay lập tức, các Độc giả đã nổi dậy công khai, và ba Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã tham gia cùng vào phản ứng kịch liệt này. Trong vòng 24 giờ, và một lần nữa không một lời giải thích, cảnh báo nói trên đã được gỡ bỏ và mọi chuyện lại trở lại bình thường. Tuy nhiên, Twitter đã không đăng bất cứ lời xin lỗi, lời giải thích nào, hoặc cũng không thông báo gì về vụ việc này hết.
Giả dụ thật sự có một sự nhầm lẫn nào đó, thì người ta có thể kỳ vọng rằng Twitter sẽ nói như vậy. Nhưng tình huống không phải là như thế. Có lẽ có người thật sự đã tin rằng chẳng có gì to tát nếu một trong những tiếng nói bình luận và tin tức độc lập quan trọng nhất thế giới bị nền tảng của Twitter chặn. Nếu đúng là như vậy, thì điều đó tiết lộ nhiều điều về thế giới ảo tưởng mà các quản trị viên ở đó thật sự đang sống bên trong, như thể nhiều triệu độc giả của Epoch trên thế giới không là gì với họ. Phản ứng của độc giả đã cho thấy điều ngược lại.
Vì thế Twitter đã tự mình đảo ngược, có thể do tính toán rằng những áp đặt vô cùng tệ hại như vậy sẽ làm tổn hại cho danh tiếng của Twitter nhiều hơn so với những gì họ sẽ đạt được về mặt kiểm soát thông tin. Việc nền tảng này muốn kiểm soát như vậy không phải là điều cần bàn cãi. Tôi có hàng chục người bạn thân đã đăng bài về các chính sách đại dịch hết sức sai lầm để rồi bị Twitter chặn.
Twitter đã bị các nhóm lợi ích thuộc giai cấp thống trị trong chính phủ chi phối đến mức nào cơ chứ? Một cách đáng kể đấy. Chúng ta có một Tu chính án thứ Nhất, và điều này được xem như dựng lên một số rào chắn pháp lý đối với các hành động của chính phủ nhằm kiểm duyệt ngôn luận. Nhưng sẽ ra sao nếu chính phủ tìm ra cách để chen chân vào và làm việc với các tổ chức tư nhân để đạt được mục đích tương tự? Luật pháp sẽ nói gì về điều đó?
Có lẽ chúng ta sẽ khám phá ra theo thời gian. Gần đây các thư điện tử do tổ chức America First Legal phát hành đã tiết lộ một mối liên kết hợp tác sâu sắc đáng kinh ngạc giữa Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, Viện Y tế Quốc gia, và Twitter, cùng với Facebook và Google. Tất cả các nhân sự công nghệ hàng đầu ở mỗi tổ chức này đều quen biết nhau và đồng thuận rằng bất kỳ câu chuyện nào ngoài câu chuyện do họ tự chế tác ra đều đáng bị loại khỏi phạm vi công cộng.
Có một cảm giác kỳ lạ khi đọc qua 260 trang trao đổi qua lại bằng thư điện tử này. Tất cả bọn họ đều coi bản thân thuộc về cùng một đội. Đối với họ, không có sự phân biệt giữa kiểm soát công và tư, giữa các thị trường và quyền lực, giữa các Đại công ty Công nghệ (Big Tech) và chính phủ. Họ đã tự ban cho mình những lợi ích giống nhau vốn đặt những ưu tiên của giai cấp cầm quyền về phía đối lập với những tiếng nói bất đồng mà họ đối xử chẳng hơn gì những con sâu mọt phá hoại bè nhóm [của mình].
The Epoch Times đã là tiếng nói đưa tin lớn của thế giới trong việc đưa tin về những vấn đề liên quan đến virus một cách khách quan, dựa trên thực tế, ghi lại nguồn gốc sơ sài của virus cũng như những tác hại của các đợt phong tỏa và các quy định chích ngừa. Đây chỉ là một phần của phạm vi đưa tin khác với những ưu tiên của truyền thông chính thống. Hãng thông tấn này cũng đưa tin công bằng và trung thực về những thông tin giả mạo đứng sau vụ bê bối Nga (Russiagate) cũng như sự cường điệu điên cuồng về sự kiện được xem là cuộc nổi dậy ngày 06/01. Trong số các chủ đề được đưa tin ở đây có cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện đang diễn ra nhưng chỉ nhận được sự chú ý ít ỏi của báo chí chính thống.
Nhưng không chỉ có vậy. Epoch còn mang đến nội dung video phong phú và đa dạng gồm có tường thuật tin tức, các màn biểu diễn âm nhạc trực tiếp, các cuộc trò chuyện thông minh cùng các nhà khoa học và học giả, các bộ phim tài liệu sâu sắc, và các nội dung cao cấp về nghệ thuật, văn hóa, thời trang, lịch sử, và còn nhiều hơn thế nữa. Phương châm của đế chế truyền thông này là “Sự Thật và Truyền Thống” và điều đó có nghĩa là đặt sự thận trọng và công bằng lên hàng đầu trong nghề báo. Nhưng tôn chỉ này cũng có nghĩa là không bao giờ hạ thấp độc giả. Epoch xem độc giả là những người thông minh. Những người ghi danh mua báo có thể nhận thấy sự khác biệt ngay lập tức: đây là một tiếng nói tập trung vào báo cáo thực tế khác với sự thao túng đảng phái mà chúng ta đã quá quen.
Đây hầu như không phải là nỗ lực đầu tiên nhằm ngăn The Epoch Times tác động đến tâm trí của công chúng. Tổ chức này đã tồn tại khoảng 22 năm. Giống như những tổ chức như vậy thuở ấy, họ có một mô hình kinh tế mang đến thành công nhờ dựa vào phạm vi tiếp cận có được từ những đại công ty truyền thông xã hội như Facebook. Đã có một đoạn thời gian không ai thật sự hình dung ra được rằng điều này sẽ trở thành một nguy cơ cho những tiếng nói độc lập. Và đến lúc Facebook thay đổi, rồi tới Google: họ bắt đầu tắt tính năng kiếm tiền rồi cuối cùng cấm các hiển thị và liên kết.
Điều này là nguyên nhân cho một hành động đột ngột ở Epoch khi họ phải quyết định liệu nên đóng cửa hay là đổi mới. Họ đã quyết định áp dụng một mô hình tính phí không phải bởi vì họ muốn thu phí mà là bởi vì họ phải tồn tại. Nhưng đó là một đề nghị mạo hiểm trong một thế giới mà ai cũng rất đỗi cầu kỳ về việc trả tiền cho các dịch vụ tin tức. Mô hình này có hiệu quả với New York Times, Wall Street Journal, Boston Globe, và những trang khác, nhưng liệu nó có hiệu quả với Epoch chăng?
Sau một số hoạt động lập trình nhanh và hành động hối hả nhiệt huyết, mô hình này đã sẵn sàng. Và, đáng chú ý, nó đã mang lại hiệu quả. Ngày nay, người dùng đã quen với việc chi trả cho giá trị trên internet. Mặc dù hàng ngày tôi viết bài cho Epoch (tôi rất biết ơn về phạm vi tiếp cận rộng lớn mà nội dung của tôi có được), tôi nhận thức rõ hơn bao giờ hết về giá trị của việc đưa tin độc lập và chuyên nghiệp. Epoch đã làm sống lại những điều mà nếu không thì có vẻ gần như đã chết. Và rõ ràng, mọi người sẵn lòng trả tiền cho những thông tin đó.
Câu chuyện về cuộc sống của chúng ta được định hình bởi những ý tưởng mà chúng ta có trong đầu, bản chất của chúng bị chi phối bởi những gì chúng ta truy cập. Đây là lý do chính xác tại sao giai cấp thống trị tập trung kiểm soát nó một cách rất đáng kinh ngạc và rình rang.
Kiểm duyệt là sự tôn vinh mà những kẻ muốn trở nên chuyên chế sẽ trao cho sức mạnh của những ý tưởng khiến kế hoạch của họ bị cản trở và khiến khát vọng kiểm soát thế giới của họ thất bại. Cuộc chiến giữa các ý tưởng trong cuộc đua đường trường này là vấn đề quan trọng nhất. Nếu chúng ta muốn đưa ra những quyết định đúng đắn về kiểu thế giới mà chúng ta muốn sống trong đó, thì chúng ta cần có quyền truy cập vào những cuộc trò chuyện rộng rãi nhất có thể.
Đã có thời mà hầu như ai cũng tin như vậy. Thời bây giờ thì không còn thế nữa. Như cú tấn công của Twitter vào The Epoch Times vừa rồi đã tiết lộ, một xã hội tự do và một nền báo chí tự do đi song hành cùng nhau. Những kẻ thù của tự do biết điều này, và những người ủng hộ tự do cũng phải biết điều đó.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Jeffrey A. Tucker là người sáng lập và là chủ tịch của Viện Brownstone, đồng thời là tác giả của hàng ngàn bài báo trên báo chí học thuật và phổ thông. Ông cũng là tác giả của mười cuốn sách bằng năm thứ tiếng, gần đây nhất là cuốn “Liberty or Lockdown” (“Tự Do hay Phong Tỏa”). Ông cũng là biên tập viên của The Best of Mises. Ông viết cho một chuyên mục kinh tế hàng ngày cho The Epoch Times và về các chủ đề kinh tế, công nghệ, triết học xã hội, và văn hóa.