Khủng hoảng nợ của Trung Quốc vượt quá Evergrande
Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc là nền tảng cho mọi thứ.
Nợ ngoại quốc của Trung Quốc, bao gồm cả nợ USD, ở mức 2.4 ngàn tỷ USD vào cuối năm 2020, tăng 4% so với quý trước. Nợ doanh nghiệp của nước này, cộng với nợ của hộ gia đình, hiện đã vượt quá 300% GDP.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cùng với các đợt phong tỏa do đại dịch đã khiến nền kinh tế phát triển chậm lại. Trung Cộng hy vọng rằng nhu cầu trong nước tăng lên sẽ thay thế doanh thu xuất cảng bị mất – nhưng điều này khó xảy ra, do tỷ lệ tiết kiệm cao, tỷ lệ thất nghiệp cao, và dân số đang lão hoá của Trung Quốc.
Tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc dường như đang tăng với tốc độ khoảng 11%, có nghĩa là con số này sẽ vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP, ngay cả trong những năm tốt nhất.
Để giảm thiểu tình trạng trì trệ kinh tế, Trung Cộng đã sử dụng các ngân hàng quốc doanh để chuyển tín dụng cho khu vực tư nhân và tăng tiêu dùng nội địa. Cùng với sự gia tăng các khoản cho vay là sự gia tăng các vụ vỡ nợ. Tính đến cuối năm 2020, các ngân hàng Trung Quốc đang nắm giữ 466.9 tỷ USD nợ xấu (NPL).
Nghiên cứu được thực hiện bởi các học giả từ một số trường đại học ở Singapore cho thấy tình hình nợ xấu có thể tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại, với việc các ngân hàng che giấu tài sản không hiệu quả trước các cơ quan quản lý. Khi các ngân hàng Trung Quốc gom nợ xấu và bán bớt cho các nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu này ước tính rằng hơn 70% các gói nợ xấu đã được bán lại với giá tăng cao. [Theo] cách cấu trúc hoạt động bán tài sản này, nợ xấu được chuyển ra khỏi bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, nhưng các ngân hàng vẫn có rủi ro với nợ xấu. Người ta ước tính rằng số nợ xấu thực tế mà các ngân hàng phải gánh chịu có thể gấp hai đến bốn lần số liệu báo cáo.
Những nghi ngờ về nợ xấu không được báo cáo này đã được chứng minh thêm thông qua phân tích thu nhập của các ngân hàng Trung Quốc. Về cơ bản, nếu các ngân hàng Trung Quốc có số dư nợ là X, thì họ phải có số thu nhập từ các khoản cho vay là Y. Vì thu nhập của họ về cơ bản ít hơn dự kiến, điều này cho thấy rằng một tỷ lệ phần trăm đáng kể các khoản vay của họ là không hoạt động.
Ngoài nợ tại các ngân hàng, cho vay ngoại bảng của Trung Quốc, cái gọi là các hoạt động cho vay phi ngân hàng, đạt tổng trị giá khoảng 13 ngàn tỷ USD vào năm 2020.
Trong khi các vụ vỡ nợ Evergrande chờ giải quyết đã và đang phủ khắp tin tức, nhà phát triển bất động sản gặp khó khăn này chỉ là phần nổi của một tảng băng rất lớn, đã mục ruỗng ở phần đáy.
Sụp đổ dưới khối nợ 300 tỷ USD, Evergrande đã từ bỏ vô số dự án phát triển trên khắp Trung Quốc, khiến 1.5 triệu người mua phải chờ nhà hoàn thiện. Evergrande chỉ là nhà phát triển mới nhất và đẳng cấp nhất hết tiền, nhưng vấn đề này đã diễn ra trong nhiều năm. Gần đây, tại thành phố Côn Minh, 14 tòa nhà đã bị phá hủy trong một cuộc phá dỡ có kiểm soát vì các chủ đầu tư đã hết tiền từ 7 năm trước, và thành phố cảm thấy mệt mỏi khi nhìn những căn hộ đang xây dở dang với những khiếm khuyết về chất lượng.
Các dự án bất động sản tương tự, đã bán trước rồi, [nhưng] chưa hoàn thành, và bị bỏ hoang, của một loạt công ty, nằm rải rác trên khắp đất nước.
Các chủ đầu tư Trung Quốc thường bán trước các căn hộ trước khi chúng được xây dựng, kết hợp các khoản tiền thu bán căn hộ đó với các khoản vay ngân hàng để hoàn thành việc xây dựng. Do đó, khi nhu cầu giảm xuống do người dân di chuyển ra khỏi thành phố, hoặc ít người hơn dự kiến chuyển vào thành phố, hoặc khi nguồn cung vượt quá tiêu thụ doanh số bán hàng, các nhà phát triển không có cách nào để có được vốn để hoàn thành các dự án và họ bỏ dở. Thông thường, điều này có nghĩa là các khoản vay sẽ không được hoàn trả cho các ngân hàng và chủ nợ. Các hậu quả khác của việc không hoàn thành các công trình này bao gồm những người sống trong các tòa nhà chưa hoàn thành và các cuộc biểu tình lớn chống lại các nhà phát triển bất động sản.
Evergrande tuyên bố có 1,300 dự án tại hơn 280 thành phố. Rõ ràng, những dự án này sẽ được thêm vào danh sách các dự án chưa hoàn thành và bị bỏ rơi của Trung Quốc. Công ty này là nhà phát hành lớn nhất của trái phiếu phát hành bằng đồng USD có lợi suất cao, nhiều trái phiếu trong số đó sắp đến hạn thanh toán và công ty này không có khả năng thanh toán. Điều này sẽ tạo ra một làn sóng đi qua một loạt các tổ chức cho vay, làm lung lay chính nền tảng của ngành bất động sản, vốn chiếm khoảng 27% tổng các khoản cho vay và 29% GDP của Trung Quốc. Bất động sản cũng đại diện cho 78% sự giàu có của người Trung Quốc thành thị – có nghĩa là nếu lĩnh vực này sụp đổ, sẽ kéo theo cùng với nó cả nền kinh tế, các nhà phát triển lớn, nhà đầu tư nhỏ, các chủ nhà, và các gia đình.
Ngoài biên giới của Trung Quốc, các quốc gia xuất cảng thép, đồng, bê tông, và nguyên liệu thô cho xây dựng như Úc, Brazil, và Zambia, phụ thuộc vào nhu cầu từ khu vực nhà nước thực sự của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc ngừng xây dựng, thị trường tài nguyên thiên nhiên có thể sụp đổ và các quốc gia này có thể bị ảnh hưởng.
Trong vài năm qua, Trung Cộng đã đàn áp thị trường sản phẩm quản lý tài sản (WMP) trị giá 1 ngàn tỷ USD của Trung Quốc. WMPs là các khoản đầu tư có rủi ro thấp, không rõ ràng được bán tại các ngân hàng, số tiền thu được thường được chuyển cho các nhà phát triển bất động sản. Để tránh cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn kiểu năm 2008, các cơ quan quản lý Trung Quốc đã cấm các WMP đầu tư vào các trái phiếu được đánh giá thấp hơn AA +. Luật mới này dự kiến sẽ loại bỏ 390.5 tỷ USD các WMP, vốn sẽ phải được hoán đổi cho các khoản đầu tư chất lượng cao, lợi suất thấp hơn. Bất chấp những nỗ lực của Trung Cộng nhằm kiềm chế những sản phẩm này, chúng vẫn đại diện cho một phần lớn khác của nền kinh tế phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào lĩnh vực bất động sản.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Tiến sĩ Antonio Graceffo đã có hơn 20 năm làm việc tại Á Châu. Ông tốt nghiệp Đại học Thể thao Thượng Hải và có bằng bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Đại học Giao thông Thượng Hải của Trung Quốc. Ông Antonio là giáo sư kinh tế và nhà phân tích kinh tế Trung Quốc, người đã viết bài cho nhiều kênh truyền thông quốc tế. Một số cuốn sách về Trung Quốc của ông bao gồm “Vượt Ra Ngoài Vành Đai và Con Đường: Sự Mở Rộng Kinh Tế Toàn Cầu của Trung Quốc” và “Một Khóa Học Ngắn Hạn về Kinh Tế Trung Quốc.”
Chánh Tín biên dịch
Quỹ vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: