Không chỉ là một trò giải trí: Ngắm nhìn thế giới qua lăng kính thể thao
Theo kinh nghiệm du lịch vòng quanh thế giới của tôi, du khách có ba cách chính để tiếp cận với nền văn hóa nước ngoài. Ngôn ngữ vốn rất khó, trừ khi bạn đã biết thứ tiếng đó. Ẩm thực – luôn luôn được yêu thích. Và, thể thao.
Họ nhịp nhàng di chuyển. Hàng ngàn tiếng vỗ tay chính xác và rõ ràng càng vang to hơn nhờ tiếng trống và nhịp phách của những cây gậy kung fu rỗng ruột. Tay di chuyển đúng nhịp, mọi người cùng tham gia. Những lá cờ khổng lồ trong khu vực cổ động viên cuồng nhiệt cũng được vẫy đều theo một chuyển động, họ thực hiện mỗi nhịp vẫy cùng một lúc. Và những câu hát cổ vũ? Mọi người đều biết lời, và khi nào thì nên đọc to lên – từng từ một – nâng cao tông giọng bằng những âm thanh của niềm đam mê tràn đầy nhiệt huyết.
Cùng với “đội cỗ vũ” dẫn đầu quân đoàn tập hợp ở đây tại Tokyo Dome, tôi nhấm nháp món Asahi của mình trong khi chiếc ghế bé nhỏ của tôi kêu kẽo kẹt.
Xem bóng chày Nhật Bản không dành cho những người nghiệp dư. Là một người cả đời hâm mộ của môn thể thao này và thi thoảng cũng có chơi, tôi thấy mọi thứ dưới đó trông rất quen thuộc, giống với những thứ khác ở Nhật Bản chỉ là kích cỡ nhỏ hơn một chút. Khi tôi đến với giải đấu Bóng chày Chuyên nghiệp Nippon, trận đấu giữa đội nhà Yomiuri Giants và đội khách Yokohama DeNA BayStars, tôi đã không hề trông mong gì vào việc sẽ được xem những màn tập luyện đỉnh cao từ hàng ghế rẻ tiền dành cho khán giả.
Theo kinh nghiệm du lịch vòng quanh thế giới của tôi, du khách có ba cách chính để tiếp cận với nền văn hóa nước ngoài. Ngôn ngữ vốn rất khó, trừ khi bạn đã biết thứ tiếng đó. Ẩm thực – luôn luôn được yêu thích. Và, thể thao. Người dân nơi đó chơi môn thể thao nào và cách họ cổ vũ nó ra sao sẽ cho bạn biết rất nhiều điều về người bản xứ, họ thích cái gì và trân trọng điều gì, và tham dự một sự kiện thể thao trực tiếp là một cách hoàn hảo để chứng kiến niềm vui, sự giận dữ và cuộc sống của họ một cách sinh động.
Bóng chày
Ví dụ như, bóng chày. Dĩ nhiên là đi xem một trận bóng là một truyền thống của người Mỹ – và đây hầu như là một thú vui khá nhàn nhã. Những người hâm mộ ở bên này bờ đại dương cổ vũ khi các cầu thủ đánh bóng bị loại khỏi trận đấu sau khi đánh trượt bóng 3 lần [strikeout] và những lúc cầu thủ đánh bóng [batter] đánh bóng ra ngoài sân, trong vùng giữa hai vạch ngoài biên, chạy 1 vòng quanh 3 gôn và về đến gôn 1 [home run] và chế nhạo trọng tài chính. Nhưng trong những khoảng thời gian suốt trận đấu, mọi người ngồi lại và tán gẫu với nhau, uể oải theo dõi diễn biến của trò chơi. Nhưng ở nơi theo chủ nghĩa tập thể cao (và thường là theo chủ nghĩa tuân thủ) như Nhật Bản, thì đây chính là môn thể thao phổ biến nhất, mọi người đều được kỳ vọng sẽ cống hiến sức mình để giành chiến thắng.
Bắt đầu với “oendan”, đội cổ vũ tận tụy. Mỗi đội bóng đều có một đội cổ vũ, và thực ra bạn phải đăng ký và được cho phép thì mới có thể tham gia. Ngồi trong những khu vực đặc biệt của sân vận động, họ sáng tạo và bắt nhịp cho những câu khẩu hiệu chuyên biệt của từng cầu thủ trong đội, thường là được phỏng theo các bản hit nhạc pop của Nhật Bản, hát lớn và chơi nhạc cụ khi đội của họ đang đánh bóng. Một số đội còn mượn các đạo cụ, chẳng hạn như bóng bay, hoặc thậm chí là những chiếc dù nhỏ.
Để thể hiện sự đứng đắn và lịch thiệp, nhóm cổ vũ của đội kia vẫn giữ im lặng khi mà các cầu thủ của họ đang ở trên sân. Âm thanh có sức lan tỏa và không bao giờ kết thúc – ngay cả khi đội của bạn bị giảm một vài vòng chạy, bạn sẽ tiếp tục cổ vũ cho đến khi các cầu thủ đội bạn vượt qua được trận đấu cuối cùng. Tinh thần đoàn kết đó bao trùm hết cả đội. Một vài cầu thủ hy sinh lợi ích cá nhân, chẳng hạn như chấp nhận trả lương thấp hơn, để ban lãnh đạo có thể xây dựng được một đội cân bằng và toàn diện.
Bóng đá
Đó là những cung bậc cảm xúc hỗn loạn, từ cảm giác đau đớn buồn bã đến vui sướng ngất ngây trong một trận đấu bóng đá, ở một số nơi trên thế giới. Khi tôi đến trận đấu giữa Fluminense FC và Sao Paulo FC ở Rio de Janeiro, bầu không khí rất căng thẳng. Cảnh sát chống bạo động trên lưng ngựa giữ người ở bên ngoài của hai đội cách xa nhau. Và bên trong, những người hâm mộ đến xem sẽ được ngồi trong một khu vực hoàn toàn riêng biệt của sân vận động, được ngăn cách bởi một hàng rào cao và hai hàng rào cảnh sát. (Mặc dù đó là một cảnh tượng đầy hoang mang, nhưng nó vẫn còn đỡ khắc nghiệt hơn một số sân bóng mà tôi đã có dịp đến thăm. Ví dụ, sân Bombonera khét tiếng ở Buenos Aires, quê hương của Boca Juniors, nơi những người hâm mộ không được phép tham dự chút nào).
Hướng dẫn viên địa phương của tôi đã khăng khăng muốn đi cùng tôi đến trận đấu, và bây giờ thì tôi đã hiểu ra là tại sao.
“Đây có phải là một đối thủ lớn không? Các đội này đã có rất nhiều hiềm khích?” Tôi hỏi.
“Không,” cô ấy đáp lại, đầy bối rối. “Điều này là bình thường, cho mọi trận đấu.”
Bóng đá là một môn thể thao nghiêm túc trên toàn thế giới, người hâm mộ đặt giá trị cá nhân và niềm tự hào dân tộc vào đội bóng của họ.
Một ê-kíp bên đối thủ đã thuê phù thủy để nguyền rủa đối thủ của họ. Trong trận đấu vòng loại World Cup ở Mozambique năm 1969, đội tuyển quốc gia Úc đã thuê một bác sĩ phù thủy để nguyền rủa đối thủ của họ, Zimbabwe (khi đó được gọi là Rhodesia) – và khi họ từ chối trả tiền cho dịch vụ của anh ta, anh ta đã đảo ngược lời nguyền. Liên đoàn bóng đá quốc gia ở Rwanda đã phải chính thức cấm hoạt động phù thủy (bằng các hình phạt dành cho các đội không tuân thủ) sau một sự cố trên sân, nơi bàn thắng bị nguyền rủa.
Bạo loạn đã xảy ra và trong nhiều trường hợp, những người hâm mộ có vũ trang đã tấn công sân, ví dụ như ở Ai Cập, Hy Lạp và Anh. El Salvador và Honduras thậm chí đã tham gia Chiến tranh bóng đá vào năm 1969 khi căng thẳng về một trận đấu vòng loại World Cup bùng lên thành một cuộc xung đột vũ trang kéo dài 100 giờ.
Và ở Brazil, bóng đá là một tôn giáo, họ đam mê chơi từ bãi biển đến những sân nhỏ cho đến sau khung hàng rào trong các ổ chuột. Mặc dù đất nước này đã sản sinh ra một số cầu thủ xuất sắc nhất thế giới – như là Pelé, Ronaldo đến Neymar – những cầu thủ xuất sắc nhất hầu như đều ra nước ngoài để chơi ở giải đấu hàng đầu của Âu Châu. Nhiều người Brazil chơi ở nước ngoài hơn bất kỳ quốc tịch nào khác – con số cuối cùng là khoảng 1,600, trên 93 quốc gia, với khoảng 65% ở Âu Châu.
Vì vậy, trong khi tôi từ trước đến nay vẫn chưa đạt đến trình độ của giải Ngoại hạng Anh hay Bundesliga, nhưng niềm đam mê của các cổ động viên thì vẫn không kém phần mãnh liệt.
Trận đấu diễn ra không được thuận lợi cho đội chủ nhà, khi Sao Paulo ghi hai bàn chóng vánh. Hướng dẫn viên của tôi đã dịch một cách cẩn thận những tiếng la hét xung quanh tôi bằng tiếng Bồ Đào Nha, tôi đoán là anh ấy cũng đã nói giảm bớt – “anh/ông ấy đang nói rằng huấn luyện viên của đội không giỏi lắm,” đại loại như vậy. Nhưng sau khi Fluminense hạ gục 3-0, một người hâm mộ phía sau chúng tôi đã buông ra những lời nghe có vẻ như rất thô tục. Hướng dẫn viên của tôi đỏ mặt, lắc đầu.
“Không dịch,” cô ấy nói đơn giản và dứt khoát.
Tôi đã thấy niềm đam mê này ở nhiều quốc gia khác nhau và trong nhiều môn thể thao. Những người hâm mộ trung thành phải hạn chế phản ứng căng thẳng của mình khi họ theo dõi một trận đấu thử nghiệm kéo dài nhiều ngày. Màn ăn mừng náo nhiệt sau bàn thắng ấn định chiến thắng trong trận đấu khúc côn cầu ở Séc. Niềm vui của những người hâm mộ bóng đá Hawaii khi được cổ vũ một cú touchdown ở Sân vận động Aloha ở Honolulu.
Bóng bầu dục
Nhưng có lẽ, không quốc gia nào được nhận ra chỉ bằng một môn thể thao duy nhất như là New Zealand, và bóng bầu dục. Đây là một trò chơi kết hợp mạnh mẽ các nền văn hóa của đất nước này. Trước khi định cư Âu Châu, người Maori chơi một môn thể thao tương tự, với một quả bóng làm bằng vải. “Bóng bầu dục” di cư từ Anh đến đảo quốc này vào năm 1870, và một đội di chuyển từ Úc đến vào năm 1882 để chơi các trận đấu quốc tế đầu tiên.
Bây giờ, đội All Blacks, đội tuyển quốc gia, gần như có thể tự hào trên cả thế giới. Vũ điệu “Haka” của họ, một điệu nhảy thị uy truyền thống của người Maori, đã được biểu diễn trước các trận đấu quốc tế kể từ năm 1888; các động tác dậm chân và la hét thách thức đối thủ của họ. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy nó trên thực địa, nhưng khi chứng kiến vũ điệu haka do người Maori biểu diễn như một phần của trải nghiệm văn hóa ở thị trấn địa nhiệt Rotorua, tôi có thể nói với bạn rằng, nó có thể đánh vào tâm khảm của bạn – một trải nghiệm tuyệt vời, bản năng và thuần túy. Nó khiến tôi phải cảm thấy lo sợ cho những gì tôi sắp phải đối mặt trên sân cỏ.
Nhưng tôi đã tham dự hai trận đấu bóng bầu dục trong khu vực, cả hai đều ở Auckland. Lần thứ hai diễn ra vào một đêm mưa gió ngoài sức tưởng tượng khi những trận mưa rào tuôn xuống. Đó là một lời mời ngẫu hứng – tôi đang cắt tóc, và người thợ cắt tóc nói rằng anh ta có dư một vé – nên tôi ngay lập tức nhận lời. Đến sân vận động, chúng tôi lách qua những vũng nước sâu đến mắt cá chân, nhưng thấy các khán đài vẫn tương đối chật kín, bất chấp thời tiết xấu như thế nào.
Người hâm mộ ngồi trong bóng tối, không hề nao núng trước những trận mưa như trút nước và cổ vũ cho đội nhà. Họ vui vẻ giải thích các quy tắc cho tôi và trả lời tất cả các câu hỏi của tôi. Tại sao trọng tài lại thổi còi? Làm thế nào để đội của họ ghi được những điểm số đó? Sự kiên nhẫn và niềm vui của họ xua tan sự mệt mỏi. Nước mưa thấm đẫm da thịt, tôi mỉm cười quay lại xe, biết rằng mình vừa được tận hưởng một nền văn hóa, một khoảnh khắc thể hiện tinh thần dân tộc, một cơ hội tích cực ủng hộ cho đội nhà và nuôi dưỡng tâm hồn khi đi xa. Hiển nhiên, đây không chỉ là một trò chơi.
Nhà văn Tim Johnson ở Toronto luôn đi du lịch để tìm kiếm câu chuyện tuyệt vời tiếp theo. Đã đến thăm 140 quốc gia trên khắp bảy lục địa, anh đã theo dõi những con sư tử đi bộ ở Botswana, đào xương khủng long ở Mông Cổ và đi dạo giữa nửa triệu con chim cánh cụt trên Đảo Nam Georgia. Anh ấy đóng góp cho một số ấn phẩm lớn nhất của Bắc Mỹ, bao gồm CNN Travel, Bloomberg, và The Globe and Mail.
Tim Johnson
Tâm Phương biên dịch
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times.
Xem thêm: