Khóa học dành cho cha mẹ: Phần 4 – Tiêu chuẩn phát triển vận động thô của trẻ sơ sinh
Thế nào là vận động thô? Tiêu chuẩn phát triển vận động thô của trẻ từ khi sinh ra đến một tháng tuổi là gì? Cha mẹ nên làm gì để hỗ trợ con mình phát triển những vận động thô này?
Cô Trần Ngạn Linh sẽ giúp bạn tháo gỡ những vấn đề nan giải này, hướng dẫn bạn để trở thành cha mẹ tốt.
Tiêu chuẩn phát triển vận động thô của sơ sinh vào tháng đầu tiên:
- Lúc nằm sấp đầu có thể ngẩng lên một chút.
- Lúc nằm sấp, đầu có thể quay từ bên này sang bên kia.
- Lúc nằm ngửa tay có thể “cử động loạn xạ.”
Những động tác này được gọi là vận động thô, là tiêu chuẩn liên quan đến khả năng sinh tồn của bé. Ví dụ, khi chiếc chăn phủ lên mũi thì trẻ có thể chuyển đầu sang bên còn lại, đây là tiêu chuẩn vận động sinh tồn vô cùng quan trọng.
Vận động thô là phản xạ sinh tồn của trẻ
Sự phát triển các cơ và khả năng phản xạ thần kinh trên một số trẻ sơ sinh hơi chậm, không phải hoàn toàn không cử động được nhưng tốc độ chậm hơn một chút. Mặc dù đứa trẻ vẫn có thể hít thở, nhưng những lúc người lớn không có mặt nếu như đứa trẻ gặp nguy hiểm, cơ thể của đứa trẻ không đủ sức và khả năng để bảo vệ chính mình. Cho dù bạn muốn con mình trở thành “rồng phụng”, đầu tiên quan trọng nhất vẫn là bảo vệ tính mạng.
Nếu như trẻ sơ sinh đầy tháng mà vẫn không đạt được ba tiêu chuẩn này, vậy cha mẹ phải làm thế nào?
Vì sao gọi là “vận động thô,” là vì những cơ tham gia vào các động tác này đều là các cơ tương đối to. Trong khi các cơ nhỏ sẽ điều khiển vận động tinh, ví dụ như động tác ở các đầu ngón tay hoạt động nhờ vào các cơ nhỏ. Bàn tay và cánh tay hoạt động nhờ vào các cơ lớn, vậy nên những động tác dựa vào các cơ lớn được gọi là ‘vận động thô’.
Tiêu chuẩn vận động thô cử động tay loạn xạ không phải thực sự loạn, mà là do tay của trẻ sơ sinh phối hợp chưa thực sự nhịp nhàng, điều chúng ta phải quan sát được là tay có thể hoạt động.
Sau khi tham khảo ba tiêu chuẩn này, nếu như quý vị phát hiện các cơ to của con mình chưa phát triển tốt, thì cần huấn luyện thêm một chút cho cháu. Ví dụ, khi tắm cho con, quý vị có thể xoa bóp thêm những cơ chưa phát triển tốt. Người mẹ dùng một tay đỡ lấy đầu, đồng thời tay còn lại xoa bóp những cơ xung quanh cổ, những cơ này sẽ có phản xạ, điều này tương đương với việc tăng cường hoạt động của chúng. Như vậy sẽ tạo nhiều cơ hội giúp cho cơ bắp của đứa trẻ có thể theo kịp được tiêu chuẩn phát triển.
Công sức của người mẹ dành cho con sẽ được đền đáp
Có một đạo lý từ xưa đến nay, đó là “hữu thất hữu đắc” (“có mất thì có được”). Khi bỏ công sức ra thì nhất định sẽ được đền đáp. Trước đây chúng ta từng nói về việc người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ trong một thời gian thì có tỷ lệ ung thư vú thấp hơn năm lần so với người phụ nữ không cho con bú. Quý vị chỉ bỏ ra sáu tháng hoặc một năm nhưng sẽ có được thu hoạch rất lớn.
Người cha cũng có vai trò trong việc hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ. Người cha quan tâm chăm sóc người mẹ thì sữa mẹ sẽ ngọt và ngon hơn.
Trẻ sơ sinh được mẹ xoa bóp là tốt nhất. Hiện nay, trên mạng internet có rất nhiều video và tài liệu hướng dẫn xoa bóp cho trẻ sơ sinh. Trên thực tế, khi người mẹ xoa bóp cho trẻ cũng có được những lợi ích không ngờ tới. Có nghiên cứu phát hiện rằng, khi người mẹ xoa bóp cho con mình, tử cung của người mẹ sẽ thu nhỏ tốt hơn, về sau vóc dáng cũng sẽ thon gọn hơn, nguy cơ mắc các bệnh sa tử cung cũng thấp hơn. Sa tử cung là khi tử cung bị sa xuống lâu ngày sẽ dẫn đến tiểu không kiểm soát.
Khi người mẹ xoa bóp cho con của mình, cơ thể người mẹ sẽ tiếp nhận một tín hiệu, đó là cô ấy phải chăm sóc cho con nên cơ thể sẽ tự điều chỉnh nhanh chóng thu nhỏ tử cung.
Xoa bóp và trò chuyện giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương
Một điều khác là phản ứng với âm thanh, trẻ có thể quay đầu theo hướng phát ra âm thanh chứng tỏ thính lực của đứa trẻ bình thường. Khả năng nghe của tai có liên quan vô cùng mật thiết đến việc phát triển ngôn ngữ và học tập chữ viết của trẻ sau này. Khi người mẹ ở cạnh con nên nói chuyện ở mỗi bên tai của đứa trẻ, xem thử đứa trẻ có quay đầu theo hướng âm thanh được không.
Đương nhiên, quý vị không cần cố ý sắp xếp thời gian để làm những thử nghiệm này, trong cuộc sống hằng ngày khi tiếp xúc với con, quý vị có thể kiểm tra thử là được. Cũng có thể nhờ chồng nói chuyện xem thử em bé có phản ứng thế nào. Cho dù đứa trẻ không có trở ngại về mặt phát triển, cha mẹ cũng nên thường xuyên xoa bóp và trò chuyện để giúp trẻ con cảm nhận được một điều, đó là “cha mẹ thực sự rất yêu thương mình”.
Dựa trên những báo cáo y học trước đây, khi để một khối cơ trong vòng hai tiếng đồng hồ không cử động, khối cơ sẽ bắt đầu hoại tử vì tuần hoàn máu kém đi. Lấy ví dụ, loét do nằm (tỳ đè) lúc bắt đầu chỉ là một điểm nhỏ hoại tử, nên đi khám bác sĩ để ngăn hoại tử phát triển thêm, tránh phải bị phẫu thuật loại bỏ mô xung quanh.
Khi con trẻ chưa biết đi, phải thường xuyên nằm trên giường, nếu như cha mẹ yêu thương chăm sóc và thường xuyên xoa bóp các cơ giúp cho trẻ hoạt động xoay người qua lại, trẻ sẽ cảm thấy rất thoải mái.
Tiến sĩ Trần Ngạn Linh có hơn 30 năm kinh nghiệm giúp đỡ các bậc cha mẹ và giáo viên ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu, và New Zealand. Nhiều phụ huynh và giáo viên xem cô Trần là nhà cố vấn trọn đời. Khả năng tư vấn của cô không chỉ giới hạn lĩnh vực nuôi dạy con trẻ và giáo dục, mà còn bao gồm nghiên cứu phát triển và thiết lập văn hóa doanh nghiệp cho các công ty tư nhân. Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau giúp cho cô Trần có cái nhìn toàn diện và tổng quát hơn trong việc hướng dẫn các bậc cha mẹ và các giáo viên khác bồi dưỡng nên những nhân tài khỏe mạnh.
Tiến sĩ Trần có bằng tiến sĩ Tâm lý học chỉnh thể và Năng lượng y học của Đại học Y khoa Thân Tâm Hoa Kỳ (nay là Viện nghiên cứu Thân và Tâm), Thạc sĩ Học viện Đại học Y Đài Loan, Thạc sĩ Phát triển nhi đồng Đại học California (US), Thạc sĩ về Giáo dục năng khiếu của Đại học California và chứng chỉ lập trình máy điện toán. Video bài diễn văn trên truyền hình của cô được Thư viện Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lưu giữ, và được China Airlines International phát sóng.
Mời bạn xem video [ Khóa học dành cho cha mẹ – Tập 4]
TRẦN NGẠN LINH
Phụ trách biên tập: Lý ÂuBách Hợp biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: