Khóa học dành cho cha mẹ (P.25): Vì sao con phản kháng và quấy khóc?
Khi một em bé đặc biệt kháng cự một điều nào đó và vô cùng không nghe lời, em bé đó không nhất định là đang tỏ ra nóng nảy mà có thể chỉ là biểu hiện cảm giác trong nội tâm. Cha mẹ có thể thấu hiểu sự kháng cự và quấy khóc của trẻ không? Cha mẹ có biết nguyên nhân đằng sau đó không?
Kỳ trước, chúng ta đã nói về một đứa trẻ ở Anh bị đau bụng sau khi đi học, vì lúc còn rất nhỏ đã bị bạo hành. Đứa trẻ ấy có thể nhớ được đã có sự tiếp xúc không thoải mái như vậy trong cuộc sống, nhưng điều đó lại ẩn sâu bên trong ký ức, một dạng áp lực như thế dù sao vẫn đang tồn tại. Trong nghiên cứu vật lý học đã có một phát hiện thú vị. Đó là, nếu cảm xúc của con người vẫn còn ở trong sự sợ hãi thì sự sợ hãi đó về mặt bước sóng là có một đường cong nhất định. Nếu bạn muốn loại bỏ đường cong sợ hãi này thì cần dùng một đường cong hoàn toàn ngược lại mới được. Ví dụ, dùng một bước sóng an toàn thì có thể tiêu trừ bước sóng sợ hãi.
Loại bỏ cảm giác căng thẳng và sợ hãi
Đứa trẻ đó đã chịu áp lực rất khó chịu về thể chất, ngược lại cần cho trẻ thả lỏng. Có thể cho trẻ nghe một chút âm nhạc, ví dụ âm thanh nước chảy vv. Điều này tương tự với nguyên lý trong Trung y. Trong Trung y giảng về bổ (bổ sung) như thế nào, tả (giải tỏa) như thế nào. Đứa trẻ bị tích lũy lâu như vậy ở chỗ đó, không phải muốn nó giải tỏa là có thể làm được. Đầu tiên để trẻ giải toả ra, sau đó mới cho nó bổ sung một vài điều ấm áp tốt đẹp.
Chúng ta còn cần để trẻ thiết lập sự tiếp xúc cơ thể phù hợp giữa người với người, ví dụ: bắt tay một cách lịch sự. Cảm giác an toàn như vậy sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy rất tốt.
Đứa trẻ đó dần dần trải qua quá trình điều trị bằng âm nhạc, và một lời hứa rất kiên định từ cha mẹ rằng: cho dù hôm nay con gặp phải sự đối xử không phù hợp đến mức nào thì cha mẹ vẫn luôn yêu thương con, luôn luôn thấu hiểu và ủng hộ con.
Trải qua một thời gian dài nỗ lực, đứa trẻ ấy cuối cùng đã loại bỏ được những điều tiêu cực trong nội tâm của mình, đồng thời khi bổ sung vào những nguồn năng lượng ấm áp, trẻ đã thiết lập được sự tin tưởng đối với người khác, lúc này cơn đau bụng của trẻ đã biến mất.
Biện pháp tuyệt vời để xoa dịu em bé và người mẹ
Khi đứa trẻ được 4 đến 5 tháng tuổi, cha mẹ nên thấu hiểu và quan sát cảm giác vui sướng của đứa trẻ khi tiếp xúc với người khác. Tôi nghe nói có một số bậc cha mẹ bắt đầu mát-xa và vỗ về cho con cái của họ, đó là một điều tuyệt vời. Nhưng tôi cũng nghe nói rằng một số người trả tiền để tìm người mát-xa cho trẻ. Ở Trung Quốc và Đài Loan có công việc gọi là “nguyệt tẩu”, là việc giúp người mẹ mới sinh con chăm sóc cho đứa trẻ tốt hơn, họ cũng có làm mát-xa cho đứa trẻ.
Theo kết quả nghiên cứu, người mẹ tự tay mát-xa cho con mình, không chỉ giúp cho trẻ nhận được nhiều hơn mà người mẹ cũng nhận được nhiều hơn. Cũng có thể nói, đứa trẻ càng khoẻ mạnh thì người mẹ sẽ càng ít bệnh tật hơn.
Từ trước đến nay, mọi người đều cho rằng sau khi sản phụ sinh con thì sẽ kiệt sức, suy yếu và hôn mê lâu ngày. Kỳ thực, không hoàn toàn là trạng thái như vậy. Khi người phụ nữ sinh con, do phải sử dụng nhiều sức trong thời gian ngắn, nên cơ thể của sản phụ sẽ tiết ra một lượng adrenaline rất cao, khiến người mẹ cảm thấy hưng phấn. Hơn nữa nồng độ adrenalin cao như vậy sẽ không dễ dàng bị tiêu mất, cho nên rất nhiều người sau khi sinh, ngược lại sẽ cảm thấy hưng phấn. Nếu sinh con vào ban đêm thì sản phụ có thể hưng phấn không ngủ được cả đêm, nhưng cơ thể sẽ rất mệt mỏi.
Một nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng vào thời điểm này vỗ về sẽ khiến sự hưng phấn của sản phụ biến mất rất nhanh, đặc biệt là sự tiếp xúc cơ thể giữa cha mẹ và con cái. Sự tiếp xúc cơ thể thân mật có thể khiến cơ thể của sản phụ tiết ra hooc-môn điều chỉnh sự cân bằng nội tiết trong cơ thể. Tuyến sữa của sản phụ dễ bị nhiễm trùng và tử cung co lại không tốt, thông qua việc tiếp xúc thân mật với đứa trẻ có thể khiến hệ thống miễn dịch tự động điều chỉnh sự cân bằng và giảm bớt việc phát sinh các bệnh phụ khoa.
Mỗi ngày khi thay tã cho con, vỗ về con, cho con bú thì cha mẹ cũng có thể vừa vuốt ve vừa nói chuyện với con, đây là cách tương tác tốt nhất giữa cha mẹ và con cái.
Chú ý không nên xem nhẹ phản ứng của trẻ
Trẻ đã ở trong cơ thể của người mẹ hơn 9 tháng, trong một môi trường khá ổn định như thế, trẻ đã quen với nhiệt độ, âm thanh… của người mẹ. Ngay khi chào đời, môi trường xung quanh, nhiệt độ và âm thanh… đều đã thay đổi, trẻ cần thích ứng môi trường mới. Nhiệt độ tay của người mẹ nhất định là không giống với nhiệt độ tay của một người khác. Lực của tay và phương thức dùng lực cũng sẽ khác nhau, trẻ có thể cảm nhận được.
Lúc còn rất nhỏ, trẻ có thể phân biệt được ai là mẹ và ai không phải, vì mùi trên cơ thể sẽ khác nhau. Nếu lúc cha mẹ vỗ về và mát-xa mà trẻ không có phản ứng vui vẻ thì cha mẹ nên chú ý xem có chuyện gì xảy ra với trẻ hay không.
Nếu là vấn đề bẩm sinh, do quá trình mang thai, hoặc nguyên nhân di truyền, hoặc vấn đề xuất hiện trong quá trình sinh nở, ví như người mẹ mắc một số bệnh nhiễm trùng khi mang thai, hoặc người cha có một vài thói quen không tốt, ví dụ say rượu, uống thuốc, hút thuốc lá,… thì đều có thể tạo thành ảnh hưởng không tốt. Một số đứa trẻ khi sinh bị mắc kẹt, gây ra tình trạng thiếu oxy, nếu tình trạng thiếu oxy quá lâu thì sẽ xuất hiện vấn đề.
Những nguyên nhân này có thể làm cho đứa trẻ bị khuyết tật bẩm sinh. Nếu cha mẹ vẫn không thấy phản ứng vui sướng của đứa trẻ lúc con được 4 đến 5 tháng tuổi thì nhất định cần kiểm tra cơ thể của trẻ xem có vấn đề gì không.
Một nguyên nhân là cơ thể có khuyết tật. Một nguyên nhân khác có thể là sau khi sinh, vì sự thay đổi của môi trường mà trẻ có cảm giác bất an và khó chịu. Ví dụ nếu bạn không may làm cho bé sặc nước khi tắm thì bé sẽ rất lo lắng và phản kháng khi bạn tắm cho bé lần sau.
Nếu cha mẹ không quan tâm đến những phản ứng này của con cái và nghĩ rằng khi con mình lớn lên thì cảm giác này sẽ dần dần biến mất, vậy thì cha mẹ đã quá bất cẩn rồi.
Sau khi những điều này xảy ra, cha mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ nhi khoa để kiểm tra xem sự phát triển thần kinh của đứa trẻ có bình thường hay không. Nếu có khuyết tật thì cần điều trị càng sớm càng tốt.
Nếu đứa trẻ chỉ là bị dọa sợ hãi do cha mẹ không cẩn thận thì sau này cha mẹ nên chú ý cách làm của mình. Khi tắm cho con, cha mẹ không cần để đứa trẻ vào bồn tắm ngay. Đầu tiên, cha mẹ dùng tay nhúng vào nước ấm, vỗ nhẹ vào chân trẻ, nếu trẻ không phản kháng thì từng chút từng chút một dùng nước ấm thấm ướt cơ thể của trẻ, cuối cùng để đứa trẻ vào bồn tắm. Hơn nữa, khi tắm cha mẹ tốt nhất nên nói chuyện hoặc hát cho đứa trẻ nghe. Với cách làm từ từ như vậy, cảm giác sợ hãi của trẻ sẽ được giải toả. (Còn tiếp)
(Còn tiếp)
Tiến sĩ Trần Ngạn Linh có hơn 30 năm kinh nghiệm giúp đỡ các bậc cha mẹ và giáo viên ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu, và New Zealand. Cô đã giải quyết vô số vấn đề khó khăn. Nhiều phụ huynh và giáo viên xem cô Trần là nhà cố vấn trọn đời. Khả năng tư vấn của cô không chỉ giới hạn lĩnh vực nuôi dạy con trẻ và giáo dục, mà còn bao gồm nghiên cứu phát triển và thiết lập văn hóa doanh nghiệp cho các công ty tư nhân. Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau giúp cho cô Trần có cái nhìn toàn diện và tổng quát hơn trong việc hướng dẫn các bậc cha mẹ và các giáo viên khác bồi dưỡng nên những nhân tài khỏe mạnh.
Tiến sĩ Trần có bằng tiến sĩ Tâm lý học chỉnh thể và Năng lượng y học của Đại học Y khoa Thân Tâm Hoa Kỳ (nay là Viện nghiên cứu Thân và Tâm), Thạc sĩ Học viện Đại học Y Đài Loan, Thạc sĩ Phát triển nhi đồng Đại học California (US), Thạc sĩ về Giáo dục năng khiếu của Đại học California và chứng chỉ lập trình máy điện toán. Video bài diễn văn trên truyền hình của cô được Thư viện Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lưu giữ, và được China Airlines International phát sóng.
Mời quý vị xem video “Khóa học dành cho cha mẹ” – Tập 25