Khóa học dành cho cha mẹ (P.21): Cuốn Album ảnh giúp tháo gỡ nút thắt trong tâm
Tại sao một cô gái đang học hành suôn sẻ, sự nghiệp ổn định và tình yêu hạnh phúc lại đột ngột quyết định đi du học trước khi kết hôn? Bạn biết cách nào để giúp cô ấy khám phá bản thân, tháo gỡ nút thắt trong tâm của mình không?
Giúp trẻ khám phá bản thân và tháo gỡ nút thắt trong tâm
Trên đời này không có ai hoàn hảo cả, cũng sẽ không có người mẹ nào chưa từng phạm sai lầm. Nhưng mà, nếu bạn thành tâm thành ý nhận lỗi với tâm lý muốn bù đắp, thái độ như vậy sẽ khiến người khác vô cùng cảm động.
Trong giai đoạn ấu thơ, việc cha mẹ cùng con cái xây dựng sự phát triển về tâm trí và tâm hồn là điều vô cùng quan trọng, nhưng rất nhiều bậc cha mẹ có thể đã bỏ lỡ cơ hội này. Nhưng cũng không phải là không có biện pháp để khắc phục, đó chính là những quyển album ảnh. Cho dù đứa trẻ bao nhiêu tuổi rồi thì đều có thể thiết lập lại lần nữa quá trình này.
Album là phương tiện truyền đạt chung của gia đình
Bản thân cuốn album chính là một bản ghi chép, ghi lại những sinh hoạt trong thực tế, không phải là sự việc được biên tạo ra, là bản thân trẻ đã thực sự trải qua những chuyện này. Cần chú ý rằng, hành vi mà cha mẹ thấy nhìn thấy ở con cái hoàn toàn khác với trạng thái tâm lý của hành vi mà trẻ biểu hiện ra. Điều này đòi hỏi phải có một phương tiện truyền đạt chung – đó là những bức ảnh; những sự kiện chung mà mọi người đều đã trải qua. Đây là cầu nối chung có thể cân bằng khoảng cách giữa hai bên.
Đây là điều rất quan trọng. Vì vậy, khi thảo luận về những bức ảnh, chúng ta có thể vận dụng 8 từ khóa. Tám từ này không có thứ tự trước sau và có thể vận dụng một cách linh hoạt.
Từ khóa thứ nhất là “Who”. Khi tôi đi học trước đây, giáo viên của tôi chỉ dùng 5 từ “W” là có thể viết một bài văn hay, nhưng những điều này là chưa đủ để tư vấn tâm lý. “Who” là “ai”, trong sự kiện này ai là nhân vật chính. Nhân vật chính mà bạn nghĩ không nhất định là nhân vật chính mà trẻ nghĩ.
Bạn có thể nhìn vào bức ảnh và hỏi trẻ rằng trong bức ảnh này thì ai làm nhiều chuyện nhất, ai chịu ủy khuất lớn nhất v.v.. tìm ra nhân vật chính trong bức ảnh này. Hãy nhớ rằng, cha mẹ nhất định cần cho trẻ cơ hội để chúng nói ra và cha mẹ cần nói ít đi.
Nếu như đây là bức ảnh trẻ tham gia diễn tập cho cuộc thi đàn violin thì có thể hỏi trẻ rằng trong bức ảnh này ai bỏ ra công sức nhiều nhất, hoặc ai kết bạn được nhiều nhất, hoặc ai được chiếu cố nhiều nhất. Thông thường mà nói điều mà cha mẹ quan tâm nhất là trẻ có nhận được giải thưởng trong cuộc thi hay không.
Từ khóa thứ hai là “Whom” – người tiếp nhận. Có nhân vật chính thì nhất định có nhân vật tiếp nhận. Ví dụ, tôi đã uống một cốc nước thì ai rót nước, ai uống nước. Tất cả các mối quan hệ giữa mọi người đều có một mối quan hệ tương hỗ. Không có nhân vật phối hợp thì làm sao thể hiện được đặc điểm của người lãnh đạo. Cho nên, định nghĩa về “thành công” có nghĩa là bạn đã phục vụ được bao nhiêu người.
Tiếp theo là thời gian sự việc xảy ra – “When”. Đối với trẻ em, những đứa trẻ càng nhỏ tuổi thì thường càng có xu hướng nhầm lẫn về thời gian, ví dụ những gì mà cậu ấy nói “ngày mai” thì thường có thể là sau ngày hôm nay một thời gian, không nhất định chính xác có nghĩa là “ngày mai”. Chính miệng trẻ nói “ngày hôm qua” cũng có thể là một thời điểm nào đó trong quá khứ. Điều này có hiệu quả để giúp cha mẹ hiểu con cái của mình và không áp đặt định nghĩa của mình lên chúng.
Vì vậy khi trẻ nói về thời gian, bạn cần cảm nhận thêm về nội tâm của trẻ. Chẳng hạn, khi nhìn bức ảnh trẻ diễn tập cho cuộc thi đàn violin thì có thể hỏi trẻ diễn tập khi nào, trẻ có thấy rất mất thời gian không? Nếu là người rất hạnh phúc thì sẽ nói “không đâu, một chút đã trôi qua rồi”. Những khoảng thời gian vui vẻ lúc nào cũng rất ngắn ngủi, còn thời gian đau khổ thì “sống một ngày bằng như một năm”. Chính là xem cách con bạn trả lời bạn như thế nào.
Từ khóa thứ tư là điều gì – “What”, bạn hỏi trẻ cần điều gì nhất khi cảm thấy không hài lòng, lúc mà “một ngày bằng như một năm”? Chúng tôi cũng nghe được rất nhiều ý kiến khác nhau: khi bạn và trẻ hồi tưởng lại những điều này thì quả thực lại khơi lại vết thương lòng trước đây.
Tôi không cho rằng như vậy. Đừng để lộ vết thương của bạn khi bạn không có thái độ tích cực, không nhiệt tình và thành ý. Bây giờ, bạn muốn bù đắp lại những điều chưa làm tốt. Thái độ tích cực ấy đủ sức lay động lòng người rồi.
Trên thế giới này không có ai hoàn hảo cả, cũng không có người mẹ nào chưa từng phạm sai lầm. Nhưng mà, nếu bạn thành tâm thành ý nhận lỗi với tâm lý muốn bù đắp, thái độ như vậy sẽ khiến người khác vô cùng cảm động.
Sự lựa chọn của cuộc đời hay là thiếu sót?
Trước kia, tôi có một bệnh nhân gần 30 tuổi đang làm công tác xã hội, tức là nhân viên chính phủ, chuyên hỗ trợ những người cần giúp đỡ trong xã hội. Lúc đó, tôi cung cấp khóa học cho tất cả các nhân viên của cơ quan chính phủ này. Sau vài buổi học, cô ấy đến tìm tôi và nói “tôi rất cần sự trợ giúp của cô”. Khi đó, cô ấy luôn do dự trước những lựa chọn trong cuộc sống, luôn không thể đưa ra quyết định.
Tôi hỏi cô ấy, lựa chọn của bạn là gì vậy? Cô ấy trả lời rằng, cô không biết nên xin đi du học, hay mua một căn nhà và làm việc ổn định ở đây.
Con người đó cho người ta cảm giác không phải là kiểu người sống lang bạt bên ngoài, nét chữ viết cũng kiểu nhỏ nhắn tinh xảo, không phải kiểu chữ lớn, cô là con gái cưng của gia đình. Người như vậy muốn sống lang bạt bên ngoài sẽ gặp một chút khó khăn. Khi đó, cô ấy đã có bạn trai rồi, công việc ổn định và học thức cũng không thấp.
Người như vậy muốn lang bạt bên ngoài chứng tỏ nội tâm của cô ấy có điều gì đó còn khiếm khuyết.
Tôi cùng cô ấy xem album ảnh, khi xem đến 1 tấm ảnh sinh hoạt gia đình, tôi hỏi cô ấy liên quan đến từ khóa “What”, lúc diễn ra sự việc này bạn cần làm gì nhất. Cô ấy liền lập tức khóc lớn, cô hồi tưởng lại khoảng thời gian đó cô bị cha mẹ hiểu nhầm về một việc rất sâu sắc. Khi đó, cô ấy khoảng lớp 3 tiểu học, không ai tin tưởng cô ấy, bởi vậy cô ấy đã bị phạt rất nghiêm trọng, mẹ của cô đã đánh cô.
(Còn tiếp)
Tiến sĩ Trần Ngạn Linh có hơn 30 năm kinh nghiệm giúp đỡ các bậc cha mẹ và giáo viên ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu, và New Zealand. Cô đã giải quyết vô số vấn đề khó khăn. Nhiều phụ huynh và giáo viên xem cô Trần là nhà cố vấn trọn đời. Khả năng tư vấn của cô không chỉ giới hạn lĩnh vực nuôi dạy con trẻ và giáo dục, mà còn bao gồm nghiên cứu phát triển và thiết lập văn hóa doanh nghiệp cho các công ty tư nhân. Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau giúp cho cô Trần có cái nhìn toàn diện và tổng quát hơn trong việc hướng dẫn các bậc cha mẹ và các giáo viên khác bồi dưỡng nên những nhân tài khỏe mạnh.
Tiến sĩ Trần có bằng tiến sĩ Tâm lý học chỉnh thể và Năng lượng y học của Đại học Y khoa Thân Tâm Hoa Kỳ (nay là Viện nghiên cứu Thân và Tâm), Thạc sĩ Học viện Đại học Y Đài Loan, Thạc sĩ Phát triển nhi đồng Đại học California (US), Thạc sĩ về Giáo dục năng khiếu của Đại học California và chứng chỉ lập trình máy điện toán. Video bài diễn văn trên truyền hình của cô được Thư viện Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lưu giữ, và được China Airlines International phát sóng.
Mời bạn xem video “Khóa học dành cho cha mẹ” – Tập 21
Tào Cảnh Triết biên tập
Tử Yên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: