Khóa học dành cho cha mẹ (P.18): Buổi phỏng vấn một học sinh violin [1]
»»» Xem nhanh Khóa học dành cho cha mẹ |
Ngôn hành của đứa trẻ nói lên điều gì?
Những kỳ trước, chúng ta đã nói về các phương diện cuộc sống của trẻ. Các bậc cha mẹ cần chú ý làm thế nào để con mình học kỹ năng sống, làm việc nhà, rèn luyện tính độc lập và các phương diện khác. Đây là điều rất quan trọng trong việc bồi dưỡng những tài năng ưu tú. Lần này, tôi sẽ nói đến một trường hợp thực tế khi tôi phỏng vấn học sinh. Đây cũng là trường hợp điển hình cho thấy sự mất cân bằng trong việc giáo dục con cái của các bậc cha mẹ người Hoa.
Khi phỏng vấn học sinh thay cho một trường nghệ thuật, tôi đã gặp một cậu bé có thành tích về đàn piano và violin vô cùng tốt, có thể nói cậu ấy là một học sinh có năng khiếu vượt trội. Hơn nữa, các môn học khác cũng có kết quả rất tốt. Nhưng khi nộp hồ sơ phỏng vấn, sắc mặt của cậu bé không được hồng hào, tâm trạng cũng có chút lo lắng không yên. Tôi không thấy được cảm giác ổn định từ nội tâm của cậu bé.
Vị trí ngồi phỏng vấn nói lên điều gì?
Trong phòng phỏng vấn, chúng tôi hỏi cậu ấy nếu được chọn thì cậu sẽ chọn chỗ ngồi nào? Chọn vị trí bên trong đối diện với cửa hay là vị trí bên ngoài với lưng hướng vào cửa. Bình thường, người phỏng vấn đều sẽ ngồi ở vị trí bên trong đối diện với cửa.
Kết quả là cậu ấy đã chọn vị trí bên trong đối diện với cửa. Phòng phỏng vấn này được ngăn cách với bên ngoài bằng một cửa sổ lớn có kính trong suốt. Cha mẹ ở bên ngoài có thể nhìn thấy tình hình bên trong, người bên trong cũng có thể nhìn ra bên ngoài.
Khi hỏi cậu ấy những vấn đề quan trọng thì trước tiên ánh mắt cậu luôn nhìn cha mẹ bên ngoài cửa sổ, cảm thấy có dù có mẹ đợi bên ngoài cửa nhưng vẫn không thể quá an tâm. Hành vi này khiến người phỏng vấn cảm nhận đứa trẻ này không thực sự thích chuyên ngành của trường và có thể sẽ bị trượt phỏng vấn. Nhưng tôi chưa hiểu thấu được tâm tư của đứa trẻ này.
Con có tôn trọng bản thân không?
Tôi cũng quan sát thấy do nhiệt độ trong phòng cao hơn bên ngoài nên đứa trẻ đã cởi áo khoác ra đặt trên ghế ngồi, sau đó ngồi lên chiếc áo khoác đó. Chiếc áo khoác đại biểu cho tư cách, thái độ của một người. Cậu ấy lại tùy tiện ngồi lên như vậy làm tôi cảm thấy cậu ấy không tôn trọng lựa chọn của mình, rất nhiều hành vi đều chưa qua suy xét. Đó không phải là một quyết định được đưa ra sau khi trải qua suy xét, cân nhắc và phán đoán của bản thân.
Thế là tôi hỏi cậu ấy đến đây bằng cách nào? Là lái xe đến hay là đi máy bay. Cậu ấy trả lời rằng đi máy bay. Căn cứ vào thời gian cậu ấy xuất phát, tôi suy đoán cậu ấy chắc hẳn mới xuống máy bay không lâu và chỉ mới chợp mắt được một chút trong khách sạn.
Tôi hỏi cậu ấy đã ngủ đủ chưa? Cậu ấy lập tức trả lời rằng chưa đủ, chính là ngủ chưa đủ giấc. Lúc đó, tôi biết được đây là phương diện chân thật của cậu. Tôi nghĩ rằng dù bạn đăng ký chuyên ngành gì, chỉ cần bạn thể hiện ra phương diện chân thật đó thì có thể bồi dưỡng được. Nếu là một đứa trẻ nghe theo ý nguyện của cha mẹ mà bản thân lại không hề thích thì cho dù có dạy cái gì cũng khó mà khiến nó học hết lòng.
Lấy 1 cốc nước uống thể hiện điều gì?
Khi công việc cả đời của một người đều là người khác làm cho thì tâm tư của anh ta chắc chắn sẽ không được vui vẻ. Tôi nói với cậu ấy rằng, có một thứ có thể khiến cậu dễ dàng lấy lại tinh thần, chính là nước. Thế là, tôi dẫn cậu ấy đi uống nước. Tôi muốn xem cách cậu ấy lấy nước như thế nào và cách tương tác với những người trong nhà ăn ra sao.
Cứ cho là sau này cậu ấy muốn đi theo con đường âm nhạc, bởi vì âm nhạc có thể thanh tẩy tâm hồn của con người nhưng nếu người này không biết cách tương tác với mọi người, không biết làm sao để thấu hiểu người khác, không biết tôn trọng mọi người như thế nào thì cậu ấy sẽ sẽ chỉ có kỹ thuật chứ không có linh hồn.
Tôi cho rằng một đứa trẻ học nhạc chuyên nghiệp 6 năm nếu chỉ trau dồi kỹ năng mà không thăng hoa phương diện tinh thần thì sau này có thể vươn tới trình độ nào đây?
Sau khi đến nhà ăn, cậu ấy ở đó nhưng lại không biết làm thế nào để xin một cốc nước từ người khác. Cuối cùng, tôi nhắc cậu có thể mượn nhân viên nhà ăn một cốc nước để uống. Tôi cảm thấy đứa trẻ này hình như đã được cha mẹ bao bọc quá mức nên không biết tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Đây là sự hiểu lầm trong suy nghĩ của người Hoa. Bởi vì trẻ học âm nhạc rất bận rộn, không chỉ cần liên hệ biểu diễn mà còn phải hoàn thành bài tập về nhà. Cho nên, rất nhiều bậc cha mẹ người Hoa không muốn trẻ làm việc nhà, chỉ cần học đàn và làm tập về nhà là được rồi.
Trong cuộc phỏng vấn, những vấn đề này ngay lập tức đã được bộc lộ. Người phỏng vấn thực sự không chỉ nhìn vào khả năng chuyên môn của trẻ mà còn xem xét sự thể hiện tinh tế của các khía cạnh khác. Nhân tài mà xã hội yêu cầu là một người toàn diện chứ không phải là người thợ giỏi.
Nhân tài mà nhạc viện Hoa Kỳ mong muốn
Ưu điểm của đứa trẻ này là khá vâng lời, tôi nói cậu ấy đi xin cốc nước thì cậu liền ngoan ngoãn làm theo. Nhưng quá trình đứa trẻ lấy cốc nước lại khiến tôi cảm thấy cậu không biết nghĩ cho người khác.
Nhân viên nhà ăn đã đưa cho cậu bé này một túi lớn đựng cốc giấy dùng 1 lần. Khi lấy cốc, cậu trực tiếp lấy ra 4, 5 cái ở phía trên. Nhưng nếu nghĩ cho người khác thì cậu ấy sẽ đẩy những cốc ở phía dưới lên trên miệng túi, sau đó lấy 1 cốc là đủ rồi.
Sau khi đứa trẻ uống nước xong thì ném chiếc cốc vào thùng rác. Lúc nhân viên đó hỏi cậu để chiếc cốc ở đâu thì cậu ấy trả lời rằng đã vứt rồi. Người nhân viên thở dài bảo rằng nó vẫn có thể sử dụng lại để cậu đến lấy nước mà.
Có thể thấy được đứa trẻ này thực sự không có khái niệm đặc biệt gì trong cuộc sống. Những điều này không thể trách đứa trẻ, bởi vì cha mẹ chưa nói cho nó.
Ở những trường âm nhạc của Hoa Kỳ, người ta sẽ không “châm chước” vì học viên có kỹ thuật tốt. Bản thân tôi đã từng thấy những nghệ sĩ violin rất tài năng, từng tiếp xúc rất gần gũi với họ. Họ cho người ta cảm giác mọi mặt trong cuộc sống đều rất chu toàn, cũng rất chu đáo trong giao tiếp với mọi người.
Những người như vậy làm thế nào bồi dưỡng được. Cha mẹ của anh ấy đã bỏ công phu rất lớn để giáo dục cậu. Không chỉ bồi dưỡng về kỹ thuật mà còn phải phát triển tâm lý cùng toàn bộ các phương diện trong cuộc sống.
(Còn tiếp)
? Tiến sĩ Trần Ngạn Linh có hơn 30 năm kinh nghiệm giúp đỡ các bậc cha mẹ và giáo viên ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu, và New Zealand. Cô đã giải quyết vô số vấn đề khó khăn. Nhiều phụ huynh và giáo viên xem cô Trần là nhà cố vấn trọn đời. Khả năng tư vấn của cô không chỉ giới hạn lĩnh vực nuôi dạy con trẻ và giáo dục, mà còn bao gồm nghiên cứu phát triển và thiết lập văn hóa doanh nghiệp cho các công ty tư nhân. Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau giúp cho cô Trần có cái nhìn toàn diện và tổng quát hơn trong việc hướng dẫn các bậc cha mẹ và các giáo viên khác bồi dưỡng nên những nhân tài khỏe mạnh.
? Tiến sĩ Trần có bằng tiến sĩ Tâm lý học chỉnh thể và Năng lượng y học của Đại học Y khoa Thân Tâm Hoa Kỳ (nay là Viện nghiên cứu Thân và Tâm), Thạc sĩ Học viện Đại học Y Đài Loan, Thạc sĩ Phát triển nhi đồng Đại học California (US), Thạc sĩ về Giáo dục năng khiếu của Đại học California và chứng chỉ lập trình máy điện toán. Video bài diễn văn trên truyền hình của cô được Thư viện Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lưu giữ, và được China Airlines International phát sóng.
Mời quý vị xem video “Khóa học dành cho cha mẹ” – Tập 18
Tào Cảnh Triết biên tập
Tử Yên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: