Khóa học bắt buộc dành cho cha mẹ: Làm tốt ba việc giúp thay đổi một đứa trẻ thích đánh nhau
Trong hoạt động tâm lý, nếu một người có một phần ba thời gian không lành mạnh về mặt cảm xúc, thì tâm trí họ đã bật đèn báo động đỏ rồi. Làm thế nào mới có thể điều chỉnh cảm xúc của chính mình một cách nhanh chóng và hiệu quả?
Có hai bước: Bước đầu tiên hãy mở nhạc. Âm nhạc là một loại biên độ sóng lên xuống, và tâm trạng của con người cũng là một loại biên độ sóng như vậy; sử dụng các tần số âm nhạc nhẹ nhàng và sáng sủa tốt đẹp để điều chỉnh cảm xúc của con người. Bước thứ hai hãy tập trung vẽ tranh; khi người ta tập trung vào các hành vi cụ thể, nội tiết tố cảm xúc trong cơ thể sẽ được điều chỉnh.
Giành được sự tin tưởng của học sinh
Lần trước, tôi đã kể rằng có một học sinh lớp một tên là Tiểu Minh đã làm đau mắt con trai tôi. Tôi nói với Tiểu Minh: “Con người ai cũng sẽ phạm phải sai lầm, bao gồm cả thầy giáo như ta. Thầy hy vọng rằng chúng ta có thể giải quyết được sự việc này; thầy không rõ cha mẹ của con sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào, vì vậy thầy hy vọng con tìm một căn phòng riêng và nói chuyện điện thoại với thầy.” Câu nói của tôi quả thật đã nói trúng tâm lý của Tiểu Minh, bởi không một đứa trẻ nào muốn bị cha mẹ đánh đòn. Trong cuộc trò chuyện bí mật trên điện thoại theo kiểu hỏi gì đáp nấy với Tiểu Minh, chúng tôi đã câu thông với nhau, Tiểu Minh đã có niềm tin cậy đối với tôi, em ấy biết rằng tôi đang bảo vệ em, và em cũng tự nguyện đem những khó khăn của mình nói với tôi.
Tiểu Minh nói mình không có bạn và rất cô đơn. Tôi nói cho em ấy biết: “Nếu muốn có bạn bè, con trước tiên cần trở thành một người có thể gánh nhận trách nhiệm. Con trai của thầy rất thích học, nhưng con mắt của bạn ấy bị con đánh hư rồi; hai ngày nay bạn ấy không thể đến trường, con có thể giúp bạn ấy không? Hai ngày này con lên lớp hãy đặc biệt tập trung nghe giảng, hấp thụ những tri thức mà thầy cô giảng dạy, sau đó đem tất cả những bài học đó ghi chép lại thật tốt.’’ Kết quả Tiểu Minh hai ngày nay đặc biệt ngoan, vô cùng nghiêm túc tập trung vào học tập, khiến cho các thầy cô giáo ngạc nhiên.
Hàm nghĩa của từ “Sai”
Mọi người nhất định phải nhớ kỹ: “Khi một sự việc phát sinh, đừng cho rằng bản thân đã chịu thiệt thòi, mà cần nghĩ rằng chính mình đã nhận được lợi ích gì đối với sự việc này, bởi vì sự việc này đã phát sinh rồi. Chúng ta cần có một quan niệm tâm lý tích cực lành mạnh như thế”. Trong tiếng Mân Nam có câu: “Đánh gãy xương cốt, ngược lại càng dũng mãnh”. Ý nghĩa là xương cốt tuy đã bị đứt gãy, nhưng khi được tiếp nối tốt lại với nhau thì so với trước đó sẽ càng cường tráng khỏe mạnh. Chữ “Sai” “错”của chữ Hán Trung Quốc, bên trái của chữ “Sai” “错” Là bộ kim của chữ vàng kim, bên phải chữ “Sai” “错” là chữ tích (xưa) của tích nhật (ngày xưa), nghĩa là chúng ta làm thế nào có thể từ những sự việc sai lầm trong quá khứ mà nhận được giáo huấn, biến thành việc tốt.
52 “miếng dán” trên cơ thể đứa trẻ
Một ngày khai giảng sau kỳ nghỉ đông, có một học sinh nhìn thấy tôi liền nhanh chóng chạy đến, nói cho tôi biết có một bạn học sinh trên cơ thể có 52 miếng dán, chính là nói toàn thân cháu bị bố mẹ đánh có đến 52 vết bầm tím xanh đen. Bạn học bị cha mẹ đánh đòn ấy chính là Tiểu Minh, người thường gây rối và đánh con trai tôi ở trường. Lần này có lẽ là Tiểu Minh lại làm trò tinh nghịch trên lớp, bị người ta nói cho phụ huynh biết; phụ huynh vừa nghe thấy liền nổi giận mắng “Tại sao dạy mãi mà vẫn không sửa đổi!” rồi một trận đòn liên tiếp đánh xuống.
Tiểu Minh kỳ thực là một đứa trẻ rất thông minh. Vì con tôi Tiểu Minh có thể nghiêm túc lên lớp nghe giảng ghi chép lại. Vì sao Tiểu Minh luôn không thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân? Trải qua nhiều lần kinh nghiêm tôi biết được, cha mẹ Tiểu Minh bởi vì công việc về nhà rất muộn, lại lo lắng con ở nhà một mình buồn cô đơn, có khi về rất muộn vẫn dắt tiểu Minh đi ra ngoài chơi. Về đến nhà đứa trẻ rất mệt, cũng không ngủ được ngon, nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc ngày hôm sau của bạn ấy, muốn cho bạn ấy không phát tiết tình tự cảm xúc nóng nảy, kỳ thực rất khó.
Đối với tình huống của Tiểu Minh, tôi đặc biệt làm ba việc: Thứ nhất, kết giao ban bè với mẹ của Tiểu Minh; thứ hai, tìm đến phụ huynh của bạn học gần nhà Tiểu Minh, nhờ vị ấy lặng lẽ giúp đỡ chăm sóc Tiểu Minh; thứ ba, tôi thường xuyên gọi điện thoại cho Tiểu Minh. Trong thời gian này, Tiểu Minh vẫn lại phạm lỗi như trước, như một loại thói quen quán tính. Tuy nhiên, chúng tôi thấy Tiểu Minh càng ngày càng ít phạm lại cùng một lỗi sai. Cuối cùng mẹ của Tiểu Minh gọi điện thoại cho tôi: “Tôi rất cảm kích thầy! Nếu như không có thầy, con trai tôi từ lâu đã bị nhà trường đuổi học và khuyên tôi chuyển trường đi nơi khác, Tiểu Minh sẽ không thể bình an mà ở đây học tập mấy năm qua, cho đến khi tốt nghiệp.”
Nhìn thấy “bộ mặt” của bản thân , chân chính giải quyết được vấn đề cảm xúc
Trong hoạt động tâm lý, nếu một người có một phần ba thời gian không lành mạnh về mặt cảm xúc, thì tâm trí họ đã bật đèn báo động đỏ rồi. Làm thế nào mới có thể điều chỉnh cảm xúc của chính mình một cách nhanh chóng và hiệu quả? Có hai bước: Bước đầu tiên hãy mở nhạc. Âm nhạc là một loại biên độ sóng lên xuống, và tâm trạng của con người cũng là một loại biên độ sóng như vậy; sử dụng các tần số âm nhạc nhẹ nhàng và sáng sủa tốt đẹp để điều chỉnh cảm xúc của con người. Bước thứ hai hãy tập trung vẽ tranh; khi người ta tập trung vào các hành vi cụ thể, nội tiết tố cảm xúc trong cơ thể sẽ được điều chỉnh.
Khi đã nắm được hai điều này, bạn có thể thuận theo đó mà tìm lại chính mình. Hãy chuẩn bị hai bước này và tự nhìn lại chính mình, giống như đang xem phim vậy, bạn có thể nhìn thấy khuôn mặt (biểu tượng cảm xúc) của mình trong quá trình diễn ra sự việc này không? Đây chính là điều mà chúng tôi gọi là “Tính tự giác học tập”. Trong quá trình diễn ra sự việc này, bạn đã thấy cảm xúc của mình thay đổi như thế nào? Ví dụ, giữa bạn và mẹ chồng đã phát sinh chuyện gì, thông thường chúng ta đều nhìn thấy mặt người khác, và cảm thấy rất là xấu xí đáng ghét, hiếm có ai lại nhìn vào khuôn mặt của mình, vì vậy vấn đề sẽ không bao giờ được giải quyết.
GS/TS Trần Ngạn Linh
Cửu Ngọc biên dịch
Xem thêm: