Kho quả hạch trữ cho mùa đông: Giáo dục mang đến cho con người không chỉ trình độ chuyên môn
Điểm mấu chốt của việc giảng dạy các khóa học nghệ thuật [khai phóng] cho những người chưa thực sự được học đọc, viết, tư duy, và giao tiếp đúng mực là gì?
Tôi là một Người bảo thủ. Bảo thủ ở đây không mấy liên quan đến cánh tả hoặc cánh hữu trong chính trị.
Do vậy, chúng ta hãy loại bỏ chủ nghĩa bảo thủ từ hai phía cực tả/hữu và xem xét bảo thủ ở đây thực sự là thế nào: một thái độ coi trọng con người nhưng lại thừa nhận những mặt hạn chế của tư tưởng này; thận trọng tin tưởng vào sự tiến bộ mà không chỉ vì thay đổi nhằm mục đích thay đổi; và, điều có tính tranh luận nhiều nhất là, coi sự thật là tuyệt đối và coi trọng sự thật hơn lời đồn đại.
Những người bảo thủ tin rằng giáo dục phải là suốt đời. Chỉ đào tạo nghề nghiệp, kỹ năng, và nghệ thuật thôi là chưa đủ nên thân, chúng không quan trọng đến thế. Đạo đức, khả năng tư duy sáng suốt, kỹ năng phân tích, giao tiếp hiệu quả là, hoặc phải là, cơ sở của bất kỳ hoạt động đào tạo chuyên môn nào.
Cái được gọi là nghệ thuật khai phóng là các môn học thích hợp cho một người đàn ông hoặc một phụ nữ độc lập. Ý tưởng này còn lâu đời hơn cả triết gia ngoại đạo Roman Cicero đó, mặc dù ông ấy là một trong những người đầu tiên nói về các môn học này một cách có hệ thống.
Sau thời đại của triết gia Cicero, khi thế giới tiến nhập vào thời Trung cổ Cơ đốc giáo, thứ được gọi là các môn học khai phóng được phân thành hai nhóm, tam khoa (trivium) và tứ khoa (quadrivium); tam khoa gồm ngữ pháp, luận lý, và hùng biện, tứ khoa gồm số học, hình học, âm nhạc, và thiên văn học. Những môn học này nom khá kỳ quặc dưới con mắt của người hiện đại chúng ta, nhưng hãy nhìn lại: họ tập trung vào các môn học về tư duy, viết lách và thuyết phục, được kết hợp chặt chẽ với tính toán, đo lường — và tất nhiên là cả âm nhạc.
Những môn học này chứa đựng tất cả những kỹ năng phân tách chúng ta với phần còn lại của tạo hóa. Là con người, chúng ta sở hữu các bản chất phức tạp mà chỉ có thể đạt được tiềm năng của chúng bằng cách phát huy toàn bộ tài năng của mình. Như William Hazlitt đã nói: “Con người, là động vật duy nhất biết cười và biết khóc, vì con người là loài duy nhất bị tác động bởi sự khác nhau giữa các vấn đề là gì và chúng phải là thế nào”.
Những môn học “thừa thãi” này không phải dành riêng cho một tầng lớp ưu tú giàu có, mà theo truyền thống chúng đã được dạy ở mọi ngôi trường của chúng ta để những ai theo học một nghề nghiệp hay một công việc chuyên môn phải có một nền tảng vững chắc trong đời sống tinh thần, có thể thưởng thức thơ ca và âm nhạc, có thể tư duy một cách hợp lý và lý trí, có thể giao tiếp đầy ấn tượng và thuyết phục.
Không bao giờ là đủ khi chỉ đào tạo một nghề cho các cậu bé và cô bé; chúng cần phải được giáo dục suốt đời để có thể sở hữu [những điều mà] cho là quý vị thích đi, những quả hạch trữ cho mùa đông: một kho lưu trữ những điều tốt đẹp để làm phong phú và kích thích tâm trí của những đứa trẻ.
Nhưng mà thời đại của các bác sĩ, luật sư, kỹ sư tinh tế, và những điều như thế có thể không tồn tại được lâu.
Chủ nghĩa hậu hiện đại, một học thuyết về căn bản là hoài nghi, và chính trị căn tính, cùng với xu hướng làm tăng thêm những rạn nứt trong xã hội của nó, cả hai học thuyết này đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chương trình giảng dạy trong trường học. Và với cái giá rất đắt: nếu quý vị dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ về những bất bình, quý vị có thể sẽ không bao giờ học được cách đọc, cách viết, và lối tư duy ngay chính.
Làm thế nào mà chúng ta lại tới tận điểm này?
Có lẽ cho đến tận thế kỷ 14, người ta vẫn có thể đọc mọi thứ đã từng được viết ở trong các thư viện. Kể từ đó, kiến thức sẵn có đã mở rộng theo cấp số nhân, và cùng với điều này, xu hướng chuyên môn hóa phát triển nhanh chóng.
Học thuật thời xưa dựa trên kiến thức, đặc biệt chú trọng vào việc ghi nhớ. Trái lại, học thuật hiện đại là buộc phải ngày càng chọn lọc vì núi tài liệu mở rộng. Tầm quan trọng đã chuyển từ kiến thức sang lý thuyết, từ dữ kiện sang kỹ thuật rút kết dữ kiện.
Kết quả không lường trước được của toàn bộ cách học này là sự ngu dốt phi thường.
Một số giáo viên và nhà giáo dục thừa nhận, dù chỉ là miễn cưỡng, rằng sự chuyên môn hóa ngày càng tăng đang có xu hướng tạo ra những cá nhân đạt thành tích cao trong các lĩnh vực cụ thể nhưng lại kém năng lực bên ngoài lĩnh vực của họ, đôi khi gần như là mù tịt hoặc không có hiểu biết sâu sắc về toàn bộ các lĩnh vực của tri thức nhân loại, vốn thường được xem là thiết yếu đối với nền văn minh nhân loại.
Làm sao mà một thanh niên hay một thiếu nữ có thể được kỳ vọng một cách chính đáng là sẽ chọn cống hiến cả đời cho một công việc ở tuổi 18 (hoặc sớm hơn rất nhiều), tâm trí họ chưa bao giờ được tiếp xúc đúng đắn với kho tàng kiến thức nhân loại, và còn ở một thế giới mà trong đó một người bình thường trong suốt cuộc đời sẽ cần phải được đào tạo lại vài lần? Có phải rõ ràng chúng ta đang đòi hỏi quá nhiều (hoặc quá ít) ở những người trẻ này không, những người vừa là người thừa kế vừa là người định hình cho tương lai?
Từ lâu lời giải của người Mỹ là nhấn mạnh vào việc trước hết phải chuẩn bị chu đáo và mọi người cần học cách giao tiếp và tư duy, ở một trình độ rất cao, trước khi trở thành chuyên gia. Truyền thống gửi những người trẻ tuổi đến các trường đại học nghệ thuật khai phóng trước khi “tốt nghiệp” đã được thiết lập vững chắc. IBM từng tìm kiếm những sinh viên tốt nghiệp môn Anh ngữ hay Triết học giỏi chơi cờ vua. Nếu mà những người trẻ tuổi được giáo dục giao tiếp và tư duy tốt, vì vậy họ [IBM] đã nghĩ, những người này có thể được đào tạo và đào tạo lại để học ngôn ngữ máy điện toán — và bất cứ thứ gì khác.
Hai người đàn ông trong độ tuổi 70, doanh nhân James Power và thủ thư của Đại học New England Karl Schmude, bắt đầu suy nghĩ về việc thành lập một loại hình tổ chức mới ở Úc, một trường cao đẳng theo truyền thống nghệ thuật khai phóng của Mỹ có thể mở ra con đường hướng tới một quan điểm mới về giáo dục ở Úc — sự hồi sinh của một quan điểm cũ về giáo dục. Quan điểm này cho rằng khả năng đọc viết, khả năng hùng biện, tư duy rành mạch, hiểu biết về lịch sử, và nền tảng đạo đức chắc chắn phải được đặt nền móng vững chắc để trở thành nền tảng cho các nghiên cứu chuyên môn. Vì vậy trường Cao đẳng Campion ra đời.
Đôi khi các nhà phê bình xem chương trình học của Cao đẳng Campion và tuyên bố rằng nó ít ỏi. Cao đẳng Campion cung cấp bốn môn học cho Cử nhân Khoa học xã hội/Tú tài Văn chương, trong khi một trường đại học thông thường có thể cung cấp 80 hoặc 90 môn học.
Nhìn bề ngoài thì chương trình học này quả thực trông có vẻ ít. Nhưng một sinh viên tại một trường đại học bình thường trên thực tế có thể chỉ chọn bốn trong số các môn học được đưa ra, con số đó thường giảm dần qua ba năm.
Ngoài ra, các môn học chính tại trường Cao đẳng Campion là đúng y như chương trình đó — các môn học cơ sở đối với ngành khoa học nhân văn.
Lịch sử, bởi vì chúng ta cần hiểu mình đang ở đâu về không gian và thời gian; chúng ta xuất phát từ đâu với tư cách là người dẫn đường, ít nhất là đối với nơi chúng ta đang hướng tới.
Triết học, để dạy chúng ta biết tư duy rành mạch, và làm sao để tránh những lời vô vị hời hợt và nông cạn; Có phải Sự thật là tương đối, chỉ là phiên bản thuật lại của quý vị về những điều quý vị muốn tin, hay phải chăng đó là tuyệt đối?
Văn học giáo dục chúng ta giao tiếp tốt và có tinh thần nhân văn. Tại sao phải cần cỗ xe trước con ngựa? Thật kỳ lạ khi học tâm lý học hay xã hội học hay tội phạm học mà chưa từng đọc một số kiệt tác về văn thơ và tiểu thuyết!
Cách đây hơn 30 năm, một người nào đó tại một trường đại học ở Anh Quốc đã sử dụng cụm từ “các môn học Chuột Mickey” cho một số khóa học nghệ thuật khai phóng, những khóa học này rõ ràng đã được thiết kế để tăng thêm sức hấp dẫn cho vị thế của tổ chức của họ trên thị trường hoặc thậm chí (tôi có dám nói đến nó không đây?) để cung cấp một số lựa chọn dễ dàng cho những sinh viên kém tài hơn trong một thế giới ngày càng đòi hỏi “quyền” của con người ở một loại mức độ nào đó.
Có quá nhiều người đang theo học các chuyên ngành nghiên cứu về nhạc rock, du lịch, hoặc lướt sóng! Ngay cả trong những môn học “cũ kỹ” như Anh ngữ, quý vị có thể xoay xở qua mà không cần đọc quá nhiều Shakespeare, và quý vị có thể nghiên cứu lịch sử theo các phân đoạn (thường có liên quan đến chính trị) mà không bao giờ có lấy một cảm nhận về bức tranh toàn cảnh.
Chắc chắn một số người nghĩ rằng tôi kiêu ngạo khi nói như vậy về những nguyện vọng chính đáng của rất nhiều sinh viên cùng các giáo viên của họ. Nhưng tôi tin tất cả chúng ta đều đang có khả năng đánh giá thấp bản thân và lãng phí những nguồn lực quý giá nhất của mình: những người trẻ tài năng không nên bị đẩy cho những nghiên cứu hạng hai, mà nên được trao cho những cơ hội tốt hơn để nâng cao kỹ năng của bản thân họ theo những hướng mới.
Điểm mấu chốt của việc giảng dạy các khóa học nghệ thuật khai phóng khác biệt và không có gì liên quan cho những người chưa thực sự được học đọc, viết, tư duy, và giao tiếp đúng mực là gì? Để chúng ta có ít Chuột Mickey hơn và có nhiều tập sự hơn.
Có một thế lực mạnh mẽ kéo theo hướng khác dưới hình thức đúng đắn chính trị, áp đặt các giới hạn cho những gì chúng ta có thể hay không thể suy nghĩ và nói ra. Từ tình thế không có kiểm duyệt vào cuối những năm 60, khi đó mọi thứ hoàn toàn được cho phép, thì chúng ta đã đạt đến điểm mà kiểm duyệt được áp dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống – ngoại trừ giới tính.
Không có giải pháp tạm thời nào. Nếu quý vị đang nuôi nấng con cái, hãy dạy chúng tư duy ngay chính. Đặt câu hỏi cho những giả định ngây ngô của chúng. Hướng dẫn lũ trẻ đăng ký các khóa học giúp mở rộng hiểu biết của chúng về toàn bộ thế giới rộng lớn, đừng chỉ một phần nhỏ bé của thế giới này. Hãy cố gắng không để bọn trẻ trở thành chuyên gia quá sớm hoặc hầu như không biết gì (tất nhiên, chúng ta cần các chuyên gia, nhưng hãy để bọn trẻ là những con người nhân văn). Hãy dạy cho bọn trẻ về lịch sử. Hãy nói cho chúng biết những ý tưởng độc đáo và có sức mạnh là như thế nào, cả tốt lẫn xấu: thể thao chỉ là trò chơi, nhưng các ý tưởng đã cứu các quốc gia và cũng phá hủy chúng.
Trên hết, đừng tuyệt vọng, mà giữ một trái tim vui vẻ: hãy nhớ đến lời Julian của Norwich — “tất cả sẽ ổn thôi, và mọi việc sẽ ổn thôi.”
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông David Daintree là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Christopher Dawson ở Tasmania, Australia. Ông được đào tạo về trường phái Cổ điển và giảng dạy tiếng Latinh Hậu và Trung cổ. Ông Daintree là giáo sư thỉnh giảng tại các trường đại học Siena và Venice, đồng thời là học giả thỉnh giảng tại Đại học Manitoba. Ông từng là Chủ tịch của Cao đẳng Campion từ năm 2008 đến năm 2012. Năm 2017, ông được vinh danh là Thành viên của Order of Australia trong Danh sách Vinh danh Sinh nhật của Nữ hoàng.
Doanh Doanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: