Kho báu Hoa Kỳ: Johnny Mercer, thiên tài của mọi thời đại
Những ca từ được ông sáng tác vẫn còn vang trong tâm hồn của nhiều thế hệ người Mỹ tựa như một bản nhạc đại diện cho cả một thế kỷ tại Hoa Kỳ, từ những chiếc lá mùa thu rơi qua cửa sổ đến Atchison, Topeka và Santa Fe. Trong bốn thập niên, Johnny Mercer (1909–1976) – nhà viết lời cho những tác phẩm âm nhạc, đã cất lên tiếng nói vì tình yêu, vì hoài bão, vì hy vọng, vì ước mơ và vì những ý tưởng mới lạ xuất phát từ người dân Hoa Kỳ.
Chỉ cần một phần nhỏ thôi trong hơn 1,500 bài hát đã được viết lời bởi Mercer cũng đủ để ôm trọn gần như toàn bộ lịch sử nhạc pop tại Hoa Kỳ từ vào những năm 1930 cho đến những năm 1960, ví dụ như You Must Have Been a Beautiful Baby, That Old Black Magic, One for My Baby (và One More for the Road), Ac-Cent-Tchu-Ate the Positive, Laura, Autumn Leaves, Glow Worm, In the Cool, Cool, Cool of the Evening, Satin Doll, Moon River và Summer Wind.
Đó là điều không tồi một chút nào đối với một cậu thiếu niên đến từ thành phố Savannah, tiểu bang Georgia – người đã trốn vé tàu để đến New York mà không mang theo gì ngoại trừ tài năng của mình.
Một thiếu niên đến từ Georgia
John Herndon Mercer sinh ra trong một gia đình bị vỡ nợ khi ông mới 17 tuổi, điều đó khiến một cho viễn cảnh được theo đuổi giáo dục bậc đại học và việc có một công việc đàng hoàng trở nên xa vời đối với ông vào thời điểm đó. Ban đầu ông đến New York với ước mơ trở thành một diễn viên, nhưng khi ngành giải trí nhận ra tiềm năng trong giọng hát của ông, họ đã hướng ông đi theo con đường sự nghiệp như một ca sĩ.
Mecer dần dà nhận ra rằng ông còn có thể còn sáng tác được những tác phẩm xuất sắc hơn những bản nhạc của những tác giả khác, và thế là vào năm 1933, Mercer đã có được bản hit đầu tiên của chính mình “Lazy Bones” khi hợp tác cùng Hoagy Carmichael. Từ đó, ông chuyển đến sống tại Hollywood và ông thường lui tới giữa Hollywood và New York để sáng tác cho nhóm những nhà xuất bản âm nhạc tại New York – Tin Pan Alley, cho các bộ phim, và những vở nhạc kịch Broadway.
Những ca từ chuẩn mực
Chủ nghĩa chiết trung – sự kết hợp của các thể loại và phong cách âm nhạc khác nhau được thể hiện rõ nét qua các tác phẩm của ông — bao gồm những bản ballad trữ tình, lối hát tự sự nhỏ nhẹ, giai điệu swing vui tươi, những bài hát mang theo nhiều yếu tố phá cách, mới lạ. Điều này phần nhiều nhờ vào giai điệu đặc trưng của nhiều nhà soạn nhạc mà Mercer đã từng hợp tác sản xuất, bao gồm các tác giả như Henry Mancini, Hoagy Carmichael, Harold Arlen, Duke Ellington và Jerome Kern. Nhưng trên hết, nhờ sự nhạy bén vốn có của Mercer và khả năng thích ứng và phóng tác nhanh trong âm nhạc cũng đóng một vai trò quan trọng trong thành công của Mercer.
Lấy tác phẩm Laura làm ví dụ, công chúng có thể nhận ra rằng đó là bài hát chủ đề của một bộ phim được lần đầu trình chiếu vào năm 1944, nhưng điều đó là chưa đủ. Bản nhạc đó đã được sáng tác bởi tác giả David Raksin cho bộ phim, nhưng nó vẫn không được viết lời cho đến tận một năm sau.
Nếu còn nghi ngờ, bạn hãy thử xem lại bộ phim và bạn sẽ nhận ra nhạc phim mà không nghe thấy bất cứ ca từ nào.Và việc giai điệu của bài hát ngày càng trở nên phổ biến đi đôi với sự đòi hỏi về phần lời bài dành cho tác phẩm này. Đó thật sự là một thử thách vì để sáng tác lời ca sao cho phù hợp với giai điệu lúc trầm lúc bổng của nhạc sĩ Raksin và càng khó hơn nữa là việc lột tả tính cách nhân vật chính trong phim: một cô nàng lý tưởng nhưng bí ẩn và khó gần.
Một người viết lời đã được thuê để hoàn thành phần lời của tác phẩm trên nhưng ông ta đã nhanh chóng bị sa thải và sau đó nhà sản xuất âm nhạc đã liên hệ với Mercer. Kết quả là, phần lời được sáng tác bởi người nghệ sĩ đến từ Georgia rất phù hợp với tất cả những yêu cầu trên.
“Laura – một gương mặt phảng phất đằng sau ánh sáng mờ mờ, là tiếng chân ai thoáng qua thấy dưới hành lang,
Là tiếng cười trong đêm hè mà ta không tài nào có thể nhớ lại.
Và bạn có lẽ ta đã trông thấy Laura trên một chuyến tàu chợt băng qua. Đôi mắt ấy, trông thân thuộc làm sao.
Với Laura, ta đã mất đi cái hôn đầu. Đó là Laura, cô gái như đến từ một cơn mơ.”
Vần điệu là thứ chắp cánh cho phần ca từ của Mercer – mộc mạc và trực diện tựa như lời nói, đặc biệt là những nhấn nhá trong cách dùng từ light – night – quite. Lời bài hát thật sự vừa vặn với giai điệu của Raksin đến mức chúng khiến người nghe khó mà tin được rằng chúng được viết cách nhau một năm.
Về phần giai điệu
Mặc dù Mercer thường viết lời cho các tác phẩm của các tác giả khác, đôi khi ông cũng sáng tác những giai điệu của riêng mình và cũng mang tính chiết trung như lời bài hát mà ông sáng tác. Khi xét đến chất lượng về phần giai điệu trong ba tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, điều đáng chú ý là ông đã ngưng sáng tác những tác phẩm mang âm hưởng đồng quê tương tự như trong I’m An Old Cowhand (nhạc trong phim Rio Grande), và ngưng cho ra những giai điệu giàu tính trữ tình như trong Dream và không còn tiếp tục với những tiết tấu dương trong Something’s Gotta Give.
Là một nhà viết lời, Mercer đã đạt đến đỉnh cao sự nghiệp khi bước sang ngưỡng 30, với những bài hát như I’m Old Fashioned, Skylark, Come Rain or Come Shine, Blues in the Night, And the Angels Sing, On the Atchison, Topeka and the Santa Fe và Laura.
Khi bước sang tuổi 50, ông đạt đến một tầm cao mới khi hợp tác cùng nhà soạn nhạc Henry Mancini, họ đã cho ra mắt một chuỗi các bản nhạc phim đình đám một thời. Một trong những bài hát nổi tiếng và hoàn hảo nhất từng được viết bởi hai ông là Moon River – được sáng tác cho bộ phim Breakfast at Tiffany’s (1961).
Ông cũng có cho mình một tác phẩm tự truyện có phần hư cấu – My huckleberry pal dựa trên những kỷ niệm thời thơ ấu của Mercer khi hái hoa cúc tây ở Georgia. Tác phẩm ấy đã được đề cử Giải Oscar cho hạng mục Bài hát hay nhất vào năm đó, và tương tự, những tác phẩm kế tiếp của Mercer và Mancini – bài hát chủ đề cho bộ phim Days of Wine and Roses (1962) cũng giành được đề cử cho hạng mục này. Hai ông tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm nhạc phim, bao gồm phim Charade (1963) và The Sweetheart Tree cho “The Great Race” (1965).
Ca sĩ- Nhạc sĩ và Doanh nhân
Dù thành công trong sự nghiệp sáng tác, Mercer không bao giờ từ bỏ ca hát. Trong thời đại mà nhạc sĩ và những người trình bày ca khúc là hai nhóm riêng biệt, Mercer là đại diện cho thế hệ tiên phong những ca sĩ kiêm nhạc sĩ, với những bản thu âm nổi tiếng và được yêu thích.
Ông cũng gặt hái không ít thành công khi thể hiện ca khúc của các tác giả khác. Khi Disney phát hành bộ phim “Song of the South” vào năm 1947, phiên bản “Zip-a-Dee-Doo-Dah” do Johnny Mercer trình bày đã lọt vào Top 10 bảng xếp hạng những ca khúc thịnh hành nhất. Hơn thế nữa, vào năm 1942, Mercer đã đồng sáng lập Capitol Records – hãng thu âm lớn đầu tiên ở Bờ Tây Hoa Kỳ, điều này đã bổ sung thêm mục doanh nhân thành đạt vào danh sách những thành tựu của ông.
Vì hoạt động ở quá nhiều mảng, ông không giành được nhiều thành tựu quá nổi bật ở một số lĩnh vực. Như trên sân khấu nhạc kịch Broadway, âm nhạc của Mercer chỉ xuất hiện một cách giới hạn với những bản hit khiêm tốn như St. Louis Woman (1946, phần nhạc được viết bởi Harold Arlen) và “Li’l Abner” (1956, phần nhạc được viết bởi Gene de Paul), cộng với một số bản nhạc khác được ít khán giả quan tâm.
Mặt khác, danh sách các vở nhạc kịch dành cho điện ảnh của Mercer rất dài, bao gồm những biểu tượng âm nhạc như “Seven Brides for Seven Brothers” (1954, phần nhạc được viết bởi De Paul) và Darling Lili (1970, phần nhạc được viết bởi Mancini) – một bản hit đã nâng nghệ sĩ Julie Andrews lên tầm ngôi sao.
Theo tôi, chỉ có tác giả Oscar Hammerstein II là tiệm cận với Mercer khi xét về chất lượng, số lượng và sự đa dạng của ca từ. Nhưng trong khi Hammerstein tập trung sáng tác cho những tiết mục được biểu diễn tại nhà hát – nơi mà lời bài hát của ông được điều tiết sao cho phù hợp với cốt truyện và nhân vật trên sân khấu, Mercer được tự do hoàn toàn trong việc phóng tác trên các tác phẩm nổi tiếng và điều này cho phép ông phản ánh trọn vẹn về mặt xúc cảm, về mặt niềm tin và cả những sự đổi thay trong ngôn từ của người dân Hoa kỳ. Điều này khiến một cậu thiếu niên không một xu dính túi, một người đàn ông đến từ Georgia để tìm kiếm danh vọng sau này trở thành nhạc sĩ thiên tài của Hoa Kỳ.
Từng là nhà phê bình âm nhạc cho thời báo Arizona Republic và The Kansas City Star, tác giả Kenneth LaFave gần đây đã lấy bằng tiến sĩ về triết học, nghệ thuật và tư tưởng phê bình tại European Graduate School. Ông cũng là tác giả của ba tựa sách, một trong số đó là Experiencing Film Music (2017, Rowman & Littlefield).
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: