Khi báo chí dối trá, công chúng sẽ ngừng lắng nghe
Ảo tưởng mù quáng, logic quanh co, và sự giả dối hoàn toàn đóng vai trò then chốt trong việc hủy hoại một cá nhân, một điều đã trở thành một phần và một món hàng trong các chiến dịch chính trị hiện đại.
Trong kỷ nguyên của Trump, các công cụ lừa dối độc hại kiểu này được vận dụng ở cấp độ khủng khiếp đến mức nó khiến những người quan sát lý tính gần như không thể tin vào điều gì họ đọc từ các bài tin tức. Chế giễu có ở khắp nơi, và người dân phải học cách dựa vào phán đoán của bản thân thay vì các bài báo mang tính định hướng của các phóng viên quá khích vào đảng phái.
Tuy nhiên, hiểm hoạ từ việc chúng ta dễ bị tác động bởi những “lời nói dối chính đáng” vẫn còn đó. Vào thế kỷ 16, với kiệt tác về những mưu đồ của con người có tên “The Prince”, nhà triết học chính trị Florentine Niccolo Machiavelli đã nhắc nhở chúng ta rằng sự bại hoại chính trị và các vấn đề của nó đã theo chúng ta trong nhiều thế kỷ qua. Quan sát của Machiavelli đã nói lên rằng “con người quá đơn giản và là giống loài dễ bị hoàn cảnh tác động đến mức những kẻ lừa dối sẽ luôn tìm thấy ai đó để lừa dối”. Vì vậy, nó tiếp tục cảnh báo chúng ta không nên tiếp nhận bất cứ thứ gì chúng ta nghe được chỉ qua vẻ bề ngoài.
Sự dối trá của báo chí
Một ví dụ điển hình về việc báo chí chính trị đã gian dối trắng trợn xuất hiện trên tờ The Atlantic. Dòng tiêu đề có nội dung: “Trump: Những người Mỹ đã chết trong chiến tranh là ‘Những kẻ thất bại’ và ‘Những kẻ hút máu'”. Dòng tiêu đề phụ tiếp tục tuyên bố rằng: “Tổng thống đã nhiều lần chê bai trí thông minh của các thành viên trong quân đội và yêu cầu các quân nhân bị thương không được tham gia các cuộc diễu hành quân sự, rất nhiều nguồn tin đã thông báo cho Atlantic.”
Nguồn tin này từ đâu ra? Khi Tổng thống Donald Trump hủy bỏ chuyến đến thăm Nghĩa trang Mỹ Aisne-Marne gần Paris vào năm 2018, Jeffrey Goldberg của tờ The Atlantic đã viết: “Ông ấy đổ lỗi vì trời mưa khi có quyết định vào phút cuối, nói rằng ‘chiếc trực thăng không thể bay’ và Cơ quan Mật vụ sẽ không đưa ông ta đến đó.”
Goldberg cho rằng tuyên bố của ông Trump là không đúng sự thật. Ông nói rằng Tổng thống “bác bỏ ý tưởng về chuyến thăm vì ông sợ tóc mình sẽ xơ xác trong mưa và vì ông không tin việc tôn vinh những người Mỹ đã chết trong chiến tranh là quan trọng”. Ông tiếp tục báo cáo rằng trong cuộc trò chuyện với các nhân viên cấp cao vào buổi sáng của chuyến thăm theo lịch trình, TT Trump nói: “Tại sao tôi phải đến nghĩa trang đó? Nó chứa đầy những kẻ thua cuộc”. Trong một cuộc trò chuyện riêng trong cùng chuyến đi, TT Trump được cho là đã gọi hơn 1.800 lính thủy đánh bộ bỏ mạng tại Belleau Wood là “những kẻ tồi tệ” vì bị giết.
Lời kể của Goldberg được cho là dựa trên lời khai của bốn người có kiến thức trực tiếp về các sự kiện của ngày hôm đó. Nhưng không ai trong số họ tiếp tục bước ra và xác nhận danh tính bản thân mình. Công chúng không được cung cấp tên tuổi, không được cam kết, và không có cơ hội kiểm tra độ tin cậy hoặc động cơ của những người tố cáo. Biên tập viên của Atlantic khẳng định rằng những người tố cáo ông Trump không thể tiếp tục vì họ có thể trở thành mục tiêu của những dòng tweet ác ý từ Tổng thống.
Tổng thống đã phủ nhận một cách dứt khoát các cáo buộc ẩn danh. Gần một chục nhân chứng đã đến để bác bỏ câu chuyện của The Atlantic. Sarah Huckabee Sanders, cựu Thư ký Báo chí Nhà Trắng, đã viết trên Twitter: “Câu chuyện của The Atlantic trên @realDonaldTrump là sai lệch. Tôi thực sự đã ở đó và là một trong những người tham gia cuộc thảo luận – điều này chưa bao giờ xảy ra”.
Những người khác ủng hộ Tổng thống bao gồm cựu Phó Thư ký Báo chí Nhà Trắng Hogan Gidley, Phó Giám đốc Truyền thông Nhà Trắng Dan Scavino, Trợ lý riêng của Tổng thống Trump Jordan Karem, và cựu Quyền Tham mưu trưởng Nhà Trắng Mick Mulvaney.
Ngay cả John Bolton, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia, người đã chia tay với ông Trump và gọi ông ấy là không thích hợp cho chức vụ Tổng thống, cũng nói rằng ông ấy ở trong chuyến đi đó và chưa bao giờ nghe ông Trump đưa ra nhận xét như vậy.
The Epoch Times đã đưa một tin tức rằng gần 700 cựu chiến binh Mỹ ký một lá thư lên án “các cuộc tấn công vô căn cứ gần đây của phương tiện truyền thông nhằm vào Tổng thống Trump từ các nguồn tin ẩn danh”. Người đóng góp cho The Epoch Times, Roger Kimball đã chỉ ra một cách đúng đắn rằng “sự thật không quan trọng đối với bộ máy chống Trump. Một điểm nhỏ cũng đem ra bình luận, cho dù nó không có căn cứ và vô lý”.
Tuy nhiên, những bình luận cáo buộc của ông Trump đã được hãng tin AP xác nhận. Bài đăng trên Washington Post và các trang báo khác, bao gồm cả Fox News, đã phát triển đề tài ông Trump rõ ràng không tán thành các chuyên gia chủ chốt và học giả yêu thích. Câu chuyện ngay lập tức được chiến dịch Biden sử dụng như một bằng chứng về sự thiếu đạo đức của Tổng thống.
Phóng viên Jennifer Griffin của Fox News đã báo cáo rằng hai cựu quan chức ẩn danh của chính quyền Trump đã xác nhận “những phần quan trọng” trong câu chuyện của The Atlantic về Tổng thống, nhưng không thể xác nhận “phần quan trọng nhất”. Thậm chí lời khẳng định có phần trầm lắng này đã khiến cô ấy trở thành nữ anh hùng ngay lập tức trong số những hãng truyền thông lâu đời “coi thường Trump”. Cô ấy khẳng định rằng các nguồn tin ẩn danh cho câu chuyện không phải là vô danh đối với cô ấy, và có lẽ điều đó đã đủ cho chúng ta hiểu.
Những tờ báo đang ‘khóc chó sói’
Độc giả của The Epoch Times có thể đã quen thuộc với tuyển tập truyện thiếu nhi nổi tiếng có tên “Ngụ ngôn của Aesop”. Một câu chuyện liên quan đến một cậu bé chăn cừu liên tục lừa dân làng gần đó nghĩ rằng một con sói đang tấn công đàn cừu trong thị trấn của cậu. Khi một con sói thực sự xuất hiện và cậu bé lại kêu cứu, dân làng không tin cậu và bầy cừu đã bị sói ăn thịt. Trong các phiên bản sau của truyện ngụ ngôn, con sói cũng ăn thịt cậu bé.
Các phương tiện truyền thông chính thống đã kêu gào về ông Donald Trump từ những tháng đầu diễn ra trò lừa bịp thông đồng với Nga vào năm 2016, đến thủ tục luận tội giả mạo kéo dài từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020 – những sự kiện đã làm chuyển hướng sự chú ý của người dân khỏi đại dịch virus Vũ Hán mà Bắc Kinh gây ra thế giới đầu năm nay.
Việc thắt chặt chiến dịch chính trị năm 2020 chỉ nhằm thúc đẩy các cuộc lên án hàng ngày phi lý đối với Tổng thống – người từ lâu đã bị phần lớn báo chí thế giới áp đảo.
Nhưng những sự thật rõ ràng lại thắng thế. Dưới thời chính quyền Trump, nền kinh tế đã được cải thiện rất nhiều. Các chính sách của Tổng thống đã dẫn đến việc tăng lương, các thỏa thuận thương mại được đàm phán lại, công việc sản xuất trở lại, cải cách tư pháp hình sự, hạn chế nhập cư bất hợp pháp, xây dựng lại quân đội, phát triển các vùng tiềm năng và thành công trong các chính sách quản lý khủng hoảng do Đội đặc nhiệm chống virus corona thực hiện.
Những sự thật này không thể bị che giấu hoàn toàn với người dân Mỹ. Sự thật giống như kem đánh răng. Một khi nó ra khỏi ống, ngay cả phương tiện truyền thông cũng không thể đẩy nó trở lại.
Đạo lý trong truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop về cậu bé chăn cừu khóc khi gặp sói là thế này: Những kẻ dối trá hiếm khi được báo đáp lâu dài. Nếu họ cố chấp truyền bá sự sai trái và phóng đại, cuối cùng sẽ ít người tin họ.
Liệu một số cậu bé chăn cừu trong các tòa soạn báo hiện đại trên thế giới có bao giờ học được bài học này hay không vẫn là một câu hỏi mở. Gần đây, Tổng giám đốc mới của BBC, Tim Davie, đã nói về nhu cầu “đổi mới và cam kết không thiên vị. ”
Đó là một tình cảm đáng khích lệ, nhưng tôi sẽ không đặt cược rằng điều đó sẽ xảy ra.
William Brooks là một nhà văn và nhà giáo dục ở Montreal. Ông hiện là biên tập viên của “Cuộc trò chuyện dân sự” (Civil Conversation) cho Hiệp hội Công dân Canada và là một cộng tác viên của The Epoch Times.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.