Khảo sát: Tình trạng thiếu lương thực đạt mức cao kỷ lục, giá tiếp tục tăng cao
Dữ liệu khảo sát của S&P Global được công bố hôm thứ Hai (02/05) cho thấy, tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp lương thực đạt mức cao kỷ lục trong tháng Tư vì cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn còn tiếp diễn. Điều này tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động xuất cảng lương thực trên toàn thế giới.
Theo cuộc khảo sát, nhiều nhà sản xuất trên toàn thế giới đã ghi nhận những áp lực giá cả và nguồn cung ứng liên tục trong tháng trước, trong khi Chỉ số Thiếu hụt Nguồn cung ứng Toàn cầu cho thấy tình trạng thiếu hụt cao hơn mức bình thường gần bảy lần, không thay đổi so với mức cao nhất trong bốn tháng của tháng Ba.
Nhà kinh tế Usamah Bhatti của S&P Global cho biết: “Tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp đã tăng lên trong tháng Tư, đạt mức kỷ lục chung khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục ảnh hưởng đến xuất cảng lương thực toàn cầu.”
Trong khi đó, giá lương thực tiếp tục tăng cao, cán mốc thứ hai trong lịch sử.
S&P Global cho biết khả năng vận chuyển hàng hóa vẫn bị ảnh hưởng nhiều nhất, trong đó có nhiều báo cáo về tình trạng thiếu hàng ở mức cao nhất kể từ tháng Mười Hai năm ngoái.
Ông Bhatti nói: “Năng lực vận tải vẫn là lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với các báo cáo về việc thiếu năng lực hậu cần gần 32 lần so với mức bình thường, do tình trạng thiếu tàu và tắc nghẽn cảng tiếp tục làm gián đoạn nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Đồng thời, trong khi áp lực giá giảm bớt, thì các công ty báo cáo rằng chi phí vận chuyển hàng hóa đang tăng với tốc độ gấp 11 lần so với tốc độ bình thường.”
Cuộc khảo sát này được đưa ra sau khi Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen hồi tháng trước đã thúc giục các nhà lãnh đạo thế giới thực hiện các hành động cụ thể để giải quyết ảnh hưởng của việc tăng chi phí lương thực.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO), giá lương thực trên toàn thế giới tăng với tốc độ nhanh nhất kỷ lục trong tháng Ba, tăng 13% so với tháng trước lên 159.3 điểm, mức cao nhất mọi thời đại.
Bà Yellen nói tại cuộc họp “Giải quyết Vấn đề An ninh Lương thực — Thách thức và Kêu gọi Hành động ” hôm 19/04: “Mối đe dọa này chạm đến những người dễ bị tổn thương nhất — những gia đình đã chi tiêu không cân xứng trong thu nhập của họ cho thực phẩm. Hơn nữa, tính liên kết của hệ thống lương thực toàn cầu có nghĩa là mọi người dân trên mọi lục địa đều bị ảnh hưởng.”
Trong khi bà Yellen lưu ý rằng trước khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai, hơn 800 triệu người đã bị mất an ninh lương thực triền miên, Bộ trưởng Ngân khố nói rằng cuộc xung đột đã làm tình hình này thêm nguy cấp và “làm cho tình hình vốn đã nghiêm trọng trở nên tồi tệ hơn.”
Bà Yellen nói, “Tôi muốn nói rõ: những hành động của Nga là có trách nhiệm trong chuyện này. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đang khẩn trương làm việc với các đối tác và đồng minh của chúng tôi để giúp giảm thiểu tác động của cuộc chiến liều lĩnh của Nga đối với những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới”.
Các quan chức Hoa Kỳ đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng thiếu lương thực gây ra bởi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, cả hai quốc gia này đều nằm trong số những nhà sản xuất nông sản hàng đầu thế giới; chuyên về các sản phẩm chủ yếu như lúa mì, ngô, hạt cải dầu, hạt hướng dương, và dầu hướng dương.
Cuộc khảo sát của S&P Global được đưa ra sau khi các chuyên gia trong ngành cho biết tại một cuộc điều trần vào tuần trước rằng các tồn đọng đường sắt và các vấn đề khác ảnh hưởng đến mạng lưới đường sắt vận chuyển hàng hóa ở Hoa Kỳ đang làm trì hoãn việc vận chuyển ngũ cốc, và gây thêm áp lực lên lạm phát.
Các nhà vận chuyển cho biết, những yếu tố bao gồm chuỗi cắt giảm nguồn cung ứng lao động, cất giữ đầu máy để tiết kiệm nhiên liệu, và tăng chiều dài đoàn tàu lên tới ba dặm 4.8 km, đã góp phần gây ra sự chậm trễ, đồng thời gây ra nhiều tắc nghẽn hơn.
Tuy nhiên, các hãng vận tải đường sắt đổ lỗi những sự chậm trễ này cho thời tiết khắc nghiệt và nhu cầu tăng vọt vào cuối năm ngoái cùng với tác động của đại dịch COVID-19.
Trong một lá thư gửi cho Ban Vận tải Bề mặt hồi đầu tháng này (pdf), chủ tịch Phòng Giao dịch Vận tải của AFL-CIO, một liên minh gồm 37 công đoàn thành viên, đã trách cứ rằng sự gián đoạn và chậm trễ của dịch vụ một phần là do thiếu nhân viên.
Chủ tịch Greg Regan viết, “Quan điểm cho rằng chuỗi cung ứng thực phẩm của quốc gia chúng ta đang bị đe dọa bởi sự cẩu thả và thiếu chuyên nghiệp liên tục của ngành đường sắt là một đòn choáng váng và không thể chấp nhận được,” đồng thời lưu ý rằng một số nhà khai thác đường sắt lớn nhất ở Hoa Kỳ, bao gồm Berkshire Hathaway BNSF Railway của Inc., Union Pacific Corp. và Norfolk Southern Corp., tất cả đều cắt giảm đáng kể việc làm đường sắt của họ trong năm năm trước khi đại dịch COVID-19 xảy đến.
Trong một diễn biến khác hồi cùng ngày, S&P Global cho biết áp lực giá toàn cầu cũng không thay đổi so với tháng Ba vào đầu quý II, trong khi chi phí của các mặt hàng điện đạt mức cao nhất kể từ tháng 05/2021.
Cô Katabella Roberts là một phóng viên hiện đang sống tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cô đưa tin tức và kinh doanh cho The Epoch Times, tập trung chủ yếu vào Hoa Kỳ.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: